Mỗi đợt lấy 5% bao bì đi kiểm tra, khi lấy mẫu phải lấy đều ở các bộ phận . Tổng số hộp lấy mẫu mỗi đợt phải trên 100 cái. Đầu tiên tiến hành kiểm tra mặt ngoài của toàn bộ hộp , tiếp theo lấy 10 % để kiểm tra tính chịu nhiệt, lấy tiếp 2% để đo thể tích và 1 % kiểm tra sức bền.
Kiểm tra ở mặt ngoài
Đầu tiên phải loại bỏ những chai, lọ có bọt khí nhiều, xơ mép, có nếp nhăn, góc có cạnh hoặc bị tạp chất. Những chai bên trong có bọt khí, có vết mờ, có nếp nhăn nhỏ, chỗ nối tiếp không trơn tròn, độ dày không đều…tùy theo mức độ khuyết tật mà quyết định nên dùng hay bỏ đi.
Kiểm tra tính chịu nhiệt
Lần lượt cho chai, lọ vào giỏ sắt và nhúng vào nước có nhiệt độ 40, 60 và 1000C để kiểm tra, ở mỗi nhiệt độ kéo dài 5 phút. Sau đó quan sát chai lọ có bị nứt không. Nhiệt độ của chai, lọ trước lúc thử trên 120C. yêu cầu bao bì thủy tinh phải chịu được nhiệt độ như vậy 100%.
Kiểm tra kích thước, khối lượng
Tiến hành kiểm tra độ tròn, chiều cao, độ đứng thẳng, đường kính và cuối cùng là đo thể tích của bao bì. Tiếp theo lấy 2% bao bì của số lấy mẫu đem cân khối lượng của từng cái.
Kiểm tra cường độ bọt khí và sức bền
Dùng đũa thủy tinh có đường kính đầu đũa 3mm gõ nhẹ vào bọt khí trên bao bì và xem mức độ dễ vỡ của chúng. Về sức bền, yêu cầu bao bì thủy tinh phải chịu được sức nén 300 kg trở lên theo chiều thẳng đứng và chịu được 150 kg trở lên theo chiều nằm ngang.
Kiểm tra độ bền hóa học
Ngâm bao bì thủy tinh vào dung dịch axit axetic 10% ở 400C sau 24 giờ lấy ra dùng nước cất rửa sạch và quan sát bề mặt, thủy tinh không được có những đốm đen xanh hay bị ăn mòn.