Thời gian biến ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.Thời gian biến ảo

Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học, là hình thức cảm nhận thế giới của con người với một quan niệm nhất định về thế giới. Thời gian nghệ thuật được thi pháp học hiện đại định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo

nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai” [44;77].

Cũng giống như không gian nghệ thuật, sự hiện diện và chi phối của yếu tố kỳ ảo đã đem đến cho thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương những đặc trưng riêng – thời gian biến ảo.

Biến ảo là “biến hóa không biết đâu mà lường” [38;78]. Thời gian biến ảo là thời gian vận động biến hóa khác thường, đó là thời gian tuyến tính đan xen thời gian phi tuyến tính (Thoạt kỳ thuỷ, Người đi vắng), thời gian nhập nhoà trong cõi vô thức (Trí nhớ suy tàn, Ngồi)... Đó không phải là thời gian khép kín mà là thời gian có sự vận động linh hoạt, đan xen nhiều yếu tố.

1.2. 1. Thời gian hƣ ảo, phi tuyến tính, không xác thực

Một trong những đặc điểm của việc đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết là sự xuất hiện của thời gian phi tuyến tính bên cạnh dòng thời gian tuyến tính. Thời gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là sự pha trộn, đan xen của cái kỳ ảo trong quá khứ và hiện tại. Thời gian được mơ hồ hóa tạo nên tính chất hư ảo, góp phần tạo không gian kỳ ảo trong tác phẩm. Những đơn vị thời gian và những mốc thời gian thường mang tính chất mơ hồ, không xác định.

Thoạt kỳ thủy có dòng thời gian về cuộc đời của con cú, biểu tượng sức

mạnh tăm tối của cõi âm. Dòng đời của nó diễn ra trong 45 phút với từng thời điểm xuất hiện: “Lông hoa mơ, sải cánh dài 40 phân. Mỏ khoằm, sắc... 11giờ 45 phút con cú giật mình rơi từ vòm lá xuống ”, “11 giờ mười bảy, dòng sông trườn dưới bụng con cú mèo. Những chiếc móng ngâm nước có cảm giác. Con cú thở nhè nhẹ. Đôi mắt mở to, tròn, dửng dưng, vô cảm. Trong đôi mắt ấy thấp thoáng bóng cành sung già, lá xanh thẫm”, 11 giờ 20, 12 giờ kém 19 phút... 12 giờ con cú hít một hơi dài bay đi mất. Con cú được miêu tả bằng năm đoạn văn, từ khi nó rơi xuống nước đến khi bay lên được. Tại sao lại là cú mà không phải là một loài chim khác? Bởi “cú vốn được xem là hoá thân

của đêm, mưa, bão tố, nó cũng có mối dây liên hệ mật thiết với các yếu tố thuộc về vô thức: nguyệt (trăng), thổ (đất)” [34;20]. Con cú hiện diện với từng thời điểm cụ thể chính xác đến từng phút, từng giờ song lại không biết xảy ra vào ngày, tháng năm nào. Thời gian tưởng như cụ thể mà lại không xác định. Thời gian hư ảo, không xác thực ấy đã đưa người đọc vào trạng thái bất định. Người đọc không thể xác định được thời gian diễn ra câu chuyện, đó là câu chuyện từ thuở “thoạt kỳ thuỷ” nhưng không biết là vào giai đoạn nào, vào năm nào.

Quãng thời gian của con cú xuất hiện song song với cuộc đời của nhân vật Tính cùng với lịch sử sinh ra và mất đi của cả một ngôi làng.

Trong tiểu thuyết Người đi vắng có sự chồng chéo của các lớp thời gian quá khứ và hiện tại. Thời gian hiện tại chủ yếu là câu chuyện về gia đình Thắng. Thắng là một công chức nhà nước có gia đình ở quê với đông đủ anh chị em. Thắng lấy vợ là Hoàn và sống ở thành phố cùng gia đình nhà vợ. Hoàn làm diễn viên của một đoàn chèo, tuy có chồng nhưng cô vẫn có quan hệ tình cảm riêng tư với Cương – một đồng nghiệp. Sau một buổi giỗ mẹ Thắng, hàng loạt các biến cố xảy ra: chuyện xây nhà dưới quê bị động mạch, Hoàn bị tai nạn, Sơn – em trai Thắng chết, rồi Thắng có quan hệ với Thư – người bạn gái thân thiết, người làm cùng cơ quan với Hoàn.

Thời gian quá khứ có hai mảng đan xen, đó là chuyện về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của Đội Cấn và chuyện về hành trình của Diên Bình công chúa “Nàng rùng mình khi nghĩ rằng sẽ ở đây vĩnh viễn. Nàng bị bứt ra khỏi vườn ném vào giữa đại ngàn hoang dại... Nàng thở dài, nỗi ấm ức dâng lên, dâng lên nữa và những ngọn núi nhòe đi rủ xuống méo xệch rùng rinh. Nàng khóc. Đó là một ngày mờ nhạt nhất của năm 1127”.

Sự đồng hiện giữa thời gian hiện tại với thời gian huyền thoại, thời gian lịch sử tạo ra không khí hư ảo cho tác phẩm. Khi thời gian thực tế ào ạt chảy, thời gian lịch sử từ từ trôi qua trong từng giây từng phút.

Trong tiểu thuyết Ngồi kể về nhiều sự kiện, hiện tượng hư ảo. Mỗi sự

kiện ấy được huyền thoại hóa cho một giai đoạn, thời đại lịch sử cụ thể. Nhắc tới nó người ta nhớ ngay về một thời điểm của quá khứ hay lịch sử mang màu sắc tôn giáo. Mở đầu câu chuyện là “hình ảnh cột trụ đồng là biểu tượng của thời Giao Chỉ, dáng hình của người đàn bà lưng ong tay vượn, núm vú chảy dài gợi cho ta nhớ về thời bán sơ khai. Tiếp theo, tiểu thuyết nhiều lần nhắc đến ngôi chùa với người ni cô có dáng bồ tát, đến cuộc đời bất hạnh của người đàn bà coi đền mang dáng dấp của sự tích Phật giáo. Nhà văn kể đến những dấu ấn của truyền thuyết thời xưa, về vị pháp sư già bày và phá trận huyền đồ bát quái trong giấc mơ của Khẩn, hình ảnh chữ "Niểu" với mười tám con rắn bay lượn và truyền thuyết tinh rồng cùng cơn cuồng phong trong đám ma bà ngoại Nhung tạo cho người đọc có cảm giác đang sống lại thời binh thư trận mạc kéo dài hàng mấy thế kỉ, trở về với truyền thống Hán học, nền thư họa và sau cùng là dấu tích của thuật phong thuỷ” [32]. Những sự kiện, hiện tượng diễn ra lần lượt cũng gợi ra sự trôi chảy của dòng thời gian từ từ từng chặng, từ quá khứ đến hiện tại.

Bằng việc sử dụng thời gian huyền thoại hoá, Nguyễn Bình Phương đã gợi lên một lịch sử dân tộc với bề dày quá khứ và văn hóa.

Hay trong Những đứa trẻ chết già, thời gian quá khứ được cụ thể hóa song lại mang đầy yếu tố mờ ảo, huyền kỳ. Tới 16 lần thời gian được nhắc đến với giờ giấc cụ thể đến từng phút, từng mùa nhưng không rõ vào năm nào, thời đại nào và luôn mang tính chất điềm báo, định mệnh:

“Ngày 21, sông Linh Nham cạn sạch. Ao nhà bà Liêm tự dưng đầy ắp nước, trong ao có con cá trê đỏ to bằng bụng chân, mắt mù, đuôi dài như chiếc khăn phu la” [3;86]

“Giờ Thìn, phía sau quả đồi nhà lão Liêm có tiếng kêu dài và lạ. Tiếng kêu ấy không biết của người hay thú” [3;267]

“Giờ Ngọ cùng ngày, trời trở lạnh dữ dội, cá ở sông Linh Nham chết nhiều vô kể. Có hai cây cổ thụ trong làng tự dưng đổ ập xuống cùng một lúc và tan ra thành bụi” [3;267]

“Giờ Thân, vết chân thú in ở mặt đá trong ngôi miếu nhà cô Nguyệt tự dưng ứa máu đầm đìa” [3;267] ...

Thời gian được cụ thể, chính xác đến từng giờ từng phút song lại gây cảm giác mơ hồ không xác định cho độc giả. Thời gian dường như cũng hoà chung trong dòng chảy biến hoá khôn lường của không gian để tạo ra ấn tượng về một thời xa xưa, một miền xa vắng chứa đầy những sự kiện, hiện tượng kỳ ảo.

1.2.2. Thời gian trong cõi vô thức

Trong Những đứa trẻ chết già có nhân vật được tác giả gọi bằng cái tên chung là “ông”. Nhân vật “ông” thường ngược dòng về những câu chuyện của quá khứ. Các lớp thời gian quá khứ cứ chồng chất đan xen lẫn nhau làm người đọc như lạc vào mê cung của quá khứ, của tâm tưởng, kí ức. Thời điểm thường được nhắc tới là hoàng hôn, thời điểm giáp ranh sáng tối, lúc đó mọi sự vật, hiện tượng được soi rọi bởi thứ ánh sánh le lói sắp tắt của ngày tàn, bởi không khí trầm buồn, hoàng hôn miền trung du rề rà, mệt mỏi.

Trong tiểu thuyết Người đi vắng quãng thời gian mà Hoàn bị hôn mê

sau vụ tai nạn trở thành “thời gian trắng”. Từ lúc ngã xe, bất tỉnh, Hoàn đã hoàn toàn lạc vào thế giới của vô thức. Trong đó, cô tìm lại với quá khứ tuổi thơ, kỉ niệm ngày cưới và những giây phút thời gian dừng lại ở kiếp trước, ở kiếp sau của chính mình. Nơi đó, Hoàn đã sống bằng tâm tưởng, chiêm nghiệm... Trong ký ức của Hoàn không gian hầu như đã bị tẩy trắng, ý thức về thời gian không còn tồn tại: “không thời gian, không mùa” hay “bóng tối vít thời gian lại, đóng đinh nó lên những cành sung và tất cả đều ẩm ướt, ảm đạm”. Nếu còn chút ý thức mơ hồ về thời gian, nhận thức cũng bị xáo trộn “Mỗi lần Hoàn chớp mắt cô gái lại thay đổi vị trí, từ lúc im lặng chuyển sang

đung đưa rồi những ngón chân co giật tuyệt vọng. Hoàn chớp mắt liên tục, cô gái dứng trên chiếc ghế đẩu với sợi dây tròng qua cổ, mắt mở to điên dại mịt mù trong màu đen... Cô gái úp mặt xuống giường răng cắn chặt gối... Hoàn ngừng chớp mắt vì không muốn đi sâu vào cuộc đời người khác” [6;78].

Thời gian trong cõi vô thức đưa Hoàn trở về với những mảng ký ức xáo trộn, rời rạc. Có khi Hoàn nhập vào cuộc đời của một cô gái treo cổ tự tử vì bị người tình phụ bạc. Lúc này thời gian dường như được kéo căng như một sợi dây để người đi trên đó thấm thía đến tận cùng cảm giác kinh hãi về số phận mỏng manh của chính mình. Trong cõi vô thức, khi chạy trốn vào tiền kiếp, nhân vật Hoàn còn gặp nhiều nhân vật khác là những bóng ma chập chờn (cô gái tự tử vì người yêu phụ bạc, người đàn bà xa lạ, con mèo được tạc vào nước, hàng trăm khuôn mặt biến ảo...).

Bên cạnh đó còn có thời gian bị tẩy trắng hoàn toàn. Khi nhân vật Yến - em chồng của Hoàn - lên thành phố để chăm sóc Hoàn, Yến dần dần đánh mất khái niệm về thời gian, cô chỉ cặm cụi với những trang sách và nghiện mùi cồn ở bệnh viện. Với cô, thời gian không còn có một ý nghĩa nào. Cô luôn đắm chìm trong những câu chuyện về bi kịch tình yêu của tiểu thuyết tình ái. Cô sống giữa cuộc đời thường nhật mà như tồn tại giữa một thế giới xa lạ, ảo ảnh. Yến trở nên vô cảm, thờ ơ với những người thân thiết trong gia đình mình. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh “chiếc xe cứu thương chở xác của Sơn không ghé vào bệnh viện mà cứ chạy đều đều, vô cùng tận mang theo cả Yến với trạng thái ngây ngất khoan khoái” [4;383].

Thời gian trong cõi vô thức đã mất tính khách quan của nó, trở thành phương tiện phản ánh sự trôi dạt miên man của tâm thức con người. Dòng chảy tuyến tính của thời gian bị phá vì bởi sự xuất hiện của các mảng quá khứ, ký ức. Điều đó phù hợp với việc diễn tả tâm thức của con người trong tình trạng hôn mê, tạo nên khung cảnh huyền ảo làm nền cho nhân vật hư ảo xuất hiện.

Nhân vật “em” của Trí nhớ suy tàn luôn sống với hoài niệm, chìm sâu trong kí ức - nơi có hình ảnh cây bằng lăng, con đường, có hình ảnh của người bạn trai cũ. Nhân vật hiện tại mà lại sống bằng thời điểm của ngày xưa, tồn tại giữa cuộc đời thực mà như hư ảo, mộng mị. Trong dòng thời gian trôi nổi nhiều chiều, lang thang trong tiềm thức kiếm tìm những điều mới mẻ, cô gái ấy dần dần lãng quên đi cả thực tại và cả quá khứ đầy kỉ niệm. Tất cả rơi rụng, cô rơi vào trạng thái “Trí nhớ suy tàn”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong văn học đương đại, các nhà văn rất chú ý đến việc tạo ra những kiểu không gian, thời gian khác biệt so với truyền thống. Sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo trong việc khắc hoạ hình tượng không gian, thời gian, họ không chỉ nhằm mục đích “lạ hóa” hấp dẫn thị hiếu độc giả mà ở đây còn có một dụng ý khác. Theo Hoàng Cẩm Giang “thông qua bút pháp kỳ ảo, các tác giả rất có ý thức làm dày tác phẩm bằng những trầm tích văn hóa dân tộc và nhân loại và đồng thời cũng thể hiện một cảm quan thực sự về nhân sinh, về thế giới” [25;100].

Nguyễn Bình Phương xây dựng không gian, thời gian kỳ ảo như một phương tiện để thể hiện những vấn đề về nhân sinh, về thế giới. Việc ảo hoá không gian, thời gian để tạo ra tính huyền kỳ cho câu chuyện đã giúp tác giả mở rộng, khơi sâu thế giới nghệ thuật của mình, cũng đồng thời mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của tác phẩm. Sự lồng ghép, đan xen của yếu tố kỳ ảo trong không gian và thời gian nghệ thuật giúp nhà văn phản ánh sâu sắc một hiện thực đầy bất trắc có thể xảy ra và gợi lên những ám ảnh về số phận con người. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, không gian và thời gian có mối quan hệ tương ứng. Ứng với không gian mang sắc màu địa phủ, âm giới, không gian núi rừng hoang vu là thời gian phi tuyến tính, không xác thực; ứng với không gian chập chờn trong vô thức là kiểu “thời gian trắng”, thời gian xáo trộn trong cõi vô thức. Không gian mang sắc màu âm giới, hay núi rừng hoang vu mang đậm những yếu tố hư ảo tương ứng với thời gian bất

định, không xác thực. Không gian biến đổi lúc hư lúc thực và kéo theo nó là dòng thời gian cũng biến hoá nhiều chiều đa dạng, phức tạp; vừa cụ thể vừa khái quát, vừa thực tế vừa mơ hồ. Chú ý xây dựng không gian không xác thực và thời gian phi tuyến tính, nhà văn đã tạo nền cho sự xuất hiện của các nhân vật kỳ ảo trở nên khác lạ hơn, ám ảnh hơn.

Sử dụng kiểu không gian, thời gian kỳ ảo là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương nhằm khám phá thiên nhiên, khám phá thế giới tinh thần của con người. Tác giả đi sâu vào nhận thức về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, mối quan hệ xã hội của con người và mối quan hệ trong mỗi bản thể con người: đề cập đến những vùng sâu kín nhất của con người là ý thức, vô thức và tâm linh. Với cách xây dựng không gian, thời gian kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương đã phủ nhận cách đọc hiểu giản đơn về tác phẩm, đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm nhiều hơn. Đó cũng là cách nhà văn thể hiện niềm tin vào năng lực tiếp nhận văn học và khả năng “đồng sáng tạo” của độc giả.

Chƣơng 2

NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG

TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm nhân vật được định nghĩa là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học... một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống... thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người... luôn gắn chặt với một chủ đề tác phẩm” [34;126]. Nhân vật luôn là trung tâm của sáng tác văn học, là hình chiếu tư tưởng và năng lực nghệ thuật của nhà văn. Trong sự biến đổi của kỹ thuật dòng tiểu thuyết đương đại (cấu trúc lắp ghép phân mảnh, sự luân chuyển ngôi kể, đa dạng hóa các loại giong trần thuật...) xu hướng xây dựng hình tượng nhân vật cũng thay đổi. Các tác

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 35)