KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Thành phần loài thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) trên núi đá vôi khu vực suối Cá thần xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 57)

1 Đỗ Ngọc Đài và Lê Thị Hương, 200.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Thành phần loài thực vật có hoa (Magnoliophyta) tại suối cá thần xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa, bước đầu đã xác định được 275 loài thuộc 183 chi, 73 họ. Sự phân bố của các Taxon trong ngành là không đều nhau, lớp hai lá mầm Magnoliopsida chiếm ưu thế tuyệt đối với tỷ lệ 85,45%, lớp một lá mầm Liliopsida chiếm tỷ lệ thấp với 14,55%.

2. Mức độ phong phú về số lượng chi và loài của các Taxon bậc cao trong thực vật có hoa ở suối cá thần xã Cẩm Lương được phản ánh qua hệ số họ là 2,51, hệ số chi là 1,50, số loài trung bình của một họ là 3,77.

3. Trong 10 họ lớn nhất có 116 loài chiếm tới 42,19% và 60 chi chiếm 32,78%. Họ giàu loài nhất là Araceae và Euphorbiaceae với 18 loài, Moraceae – 15 loài, Vitaceae – 11 loài, Acanthaceae – 10 loài, Myrsinaceae – 10 loài, Rubiaceae - 9 loài, Urticaceae – 9 loài, Araliaceae – 8 loài và Meliaceae – 8 loài.

4. Trong 9 chi nhiều loài nhất chiếm 4,92% tổng số chi nhưng chiếm 18,53% tổng số loài. Chi lớn nhất là Ficus (Họ Moraceae) có 11 loài, kế tiếp là các chi Ardisia

(Họ Myrsinaceae) Schefflera (Họ Araliaceae)và Tetrastigma (Họ Vitaceae) 6 loài, chi

Pothos và chi Raphidophora (Họ Araceae ) 5 loài, chi Capparis (Họ Capparaceae) 4 loài, chi Impatiens (Họ Balsanaceae) 4 loài và chi Mallotus (Họ Euphorbiaceae) 4 loài.

5. Phổ dạng sống của thực vật có hoa như sau:

SB = 84,00 Ph % + 6,18Ch % + 0,73Hm % + 5,82 Cr % + 3,27 Th %

6. Kết quả nghiên cứu đã thống kê được 211 loài cây có giá trị sử dụng chiếm 76,72% tổng số loài của hệ. Trong đó, số loài cây được dùng làm thuốc là 126 loài chiếm 45,82% tổng số loài toàn hệ. Các nhóm công dụng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như: cho gỗ 24 loài chiếm 8,73%; làm cảnh 17 loài chiếm 6,18%; ăn được 35 loài chiếm 12,73%; cây lấy tinh dầu 9 loài chiếm 3,27% tổng số loài trọng hệ.

7. Thực vật có hoa ở suối cá thần có 3 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam với các mức độ đe dọa khác nhau: sẽ nguy cấp (VU) gồm Mã tiền lông (Strychnos ignatii Berg.), Khôi tía (Ardisia silvestris Pitard) và Nghiến (Burretiodendron hsienmu

Chun et How).

2. Kiến nghị

1. Thực vật có hoa trên núi đá vôi ở suối cá thần xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy nói riêng và trên tỉnh Thanh Hóa nói chung rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên núi đá vôi cũng đang còn rất ít so với tiềm năng đa dạng thực vật

trong tỉnh. Vì thế, cần tiếp tục có những công trình nghiên cứu chuyên sâu nhằm bảo vệ một hệ sinh thái đầy nhạy cảm này.

2. Trong một thời gian nghiên cứu tương đối ngắn và trên một địa hình khá phức tạp. Vì vậy, đề tài còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chúng tôi mong rằng đề tài sẽ được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về thành phần loài cũng như đánh giá tính đa dạng của khu hệ thực vật ở đây.

Một phần của tài liệu Thành phần loài thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) trên núi đá vôi khu vực suối Cá thần xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w