Phân tích đa dạng về dạng sống

Một phần của tài liệu Thành phần loài thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) trên núi đá vôi khu vực suối Cá thần xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa (Trang 51 - 52)

1 Đỗ Ngọc Đài và Lê Thị Hương, 200.

4.4.Phân tích đa dạng về dạng sống

Một quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết qủa của qúa trình tiến hoá - qúa trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc lập phổ dạng sống là rất quan trọng, Nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác.

Áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiear (1934) [Theo 56], chúng tôi đã thu được kết quả chỉ ra ở bảng 7 và hình 2.

Bảng 7. Thống kê các dạng sống của các loài thực vật có hoa ở suối cá thần Cẩm Lương.

Ph Chồi trên 231 84,00 Th Cây một năm 9 3,27 Ch Chồi sát đất 17 6,18 Hm Chồi nửa ẩn 2 0,73 Cr Chồi ẩn 16 5,82 Tổng 275 100

Hình 2. Phổ dạng sống cơ bản của thực vật có hoa ở suối cá thần xã Cẩm Lương

Như vậy, trong số 275 loài đã xác định, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ 84,00%, tiếp đến là nhóm cây một năm (Th) 3,27%; tập trung chủ yếu vào các họ; nhóm cây chồi sát đất (Ch) 6,18% - tập trung chủ yếu vào họ; nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) 0,73% - tập chung chủ yếu vào các họ; nhóm cây chồi ẩn (Cr) 5,82% - tập chung chủ yếu vào các họ. Từ kết quả thu được, chúng tôi lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này:

SB = 84,00 Ph % + 6,18Ch % + 0,73Hm % + 5,82 Cr % + 3,27 Th %

Từ những dẫn liệu trên cho thấy: vùng nhiệt đới ẩm đặc trưng bởi sự ưu thế của các nhóm dạng sống chồi trên (Ph). Điều này hoàn toàn phù hợp với những kết quả nghiên cứu và nhận xét của các tác giả như: Raukiaer (1934), Richard (1969), Nguyễn Nghĩa Thìn (1996, 2003, 2004, 2006), Lê Trần Chấn (1999)…

Một phần của tài liệu Thành phần loài thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) trên núi đá vôi khu vực suối Cá thần xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa (Trang 51 - 52)