1 Đỗ Ngọc Đài và Lê Thị Hương, 200.
3.6. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm
Hệ thực vật trên núi đá vôi phải chịu nhiều sức ép do các hoạt động dân sinh. Sức ép dân số đã gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp thành phần loài thực vật. Đó là nạn phá rừng, chặt gỗ làm nguyên liệu sản xuất hoặc làm củi.. mà hậu quả của nó là diện tích rừng giảm đi nhanh chóng đi kèm với nguy cơ phá vỡ các hệ sinh thái. Cuối cùng làm cho số loài bị tuyệt chủng ngày càng tăng. Theo cuốn “ Sách đỏ Việt Nam’ [Theo 7] xếp các loài nguy cấp như sau:
- Tuyệt chủng: EX
- Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên: EW - Loài rất nguy cấp: CR - Nguy cấp: EN - Loài sẽ nguy cấp: VU - Loài ít nguy cấp: LR Tỉ lệ % Công dụng
Từ cách phân loại trên và dựa vào các loài đã công bố trong sách Đỏ. Chúng tôi đã thống kê được 3 loài chiếm 8.25 % so với tổng số loài đã tìm được. Kết quả được trình bày ở bảng 9.
Bảng 9. Thống kê các loài bị đe dọa ở trên núi đá vôi suối cá thần xã Cẩm Lương
STT Tên khoa học Họ Tên Việt nam Mức độ nguy cấp 1 Strychnos ignatii Berg.) Loganiaceae Hoàng nàn VU 2 Ardisia silvestris Pitard
Myrsinaceae Khôi tía VU
3 Burretiodendron hsienmu Chun et
How
Malvaceae Nghiến VU
Loài sẽ nguy cấp (VU) gồm: Mã tiền lông (Strychnos ignatii Berg.), Khôi tía (Ardisia silvestris Pitard) và Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How). Ba loài thực vật này có giá trị làm thuốc và làm gỗ cho nên nó bị khai thác quá mức dẫn đến trong tự nhiên đang bị cạn kiệt dần và có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, chúng ta cần có những chính sách hợp lý làm giảm sự tác động đến môi trường sống để bảo vệ nguồn gen.