Cao Bằng là tỉnh có địa bàn chiến lƣợc cơ động hết sức quan trọng đối với cách mạng cả nƣớc: “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”

Một phần của tài liệu Quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Cao Bằng 1941-1945 (Trang 113 - 115)

đối với cách mạng cả nƣớc: “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”

Cao bằng là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc nước ta, có địa hình, địa thế thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng. Hệ thống giao thông thủy

bộ trong nội địa và ra nước ngoài của Cao bằng làm cho tỉnh Cao Bằng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng.

Theo sông Máng, thuyền nhỏ có thể đi từ Mỏ Sắt (Sóc Giang) đến Tà Lùng, sát biên giới Việt - Trung. Xưa kia đồng bào theo sông Máng, đi thuyền qua ải Na Thống đến tận động La Hồi Long Châu, Trung Quốc. Nếu theo đường bộ, từ các huyện biên giới như Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quảng có rất nhiều cửa khẩu và hàng trăm lối mòn thông sang Trung Quốc. Trong đó, đường Quảng Uyên ra Thủy Khẩu, Long Châu (Trung Quốc) trở thành con đường trọng yếu của nhân dân hai nước vùng biên. Đây là điểm hết sức thuận lợi cho ta tiếp nhận những gì cần thiết từ vùng đất nằm ngoài sự kiểm soát, khống chế của kẻ địch và cũng là lối thoát ra ngoài khi ở trong nước gặp khó khăn. Từ Cao Bằng nối với Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội bằng quốc lộ số 3. Như ta đã biết, Thái Nguyên, gạch nối giữa đồng bằng và miền núi. Nối với Thái Nguyên là nối được với tất cả các vùng rừng núi Đông Bắc và Tây Bắc đất nước và phát triển về xuôi. Từ Cao Bằng theo quốc lộ số 4 về Lạng Sơn, một điểm giao thông quan trọng trên con đường quốc tế và xuyên Việt. Khả năng phát triển của cách mạng ở Cao Bằng là hết sức rộng mở. Do có thế hiểm yếu, có vị trí chiến lược quan trọng, hơn nữa địa thế hiểm trở có nhiều hang động thung lũng kín đáo dựa vào đó để gây dựng cơ sở, che dấu và phát triển lực lượng. Cũng chính do sự hiểm trở này mà những vùng sâu, vùng xa bộ máy thống trị thực dân không dễ gì kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên, do đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cách mạng, nên Hồ Chí Minh đã chọn Cao Bằng là nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng, làm chỗ dựa vững chắc để xây dựng lực lượng và từ đó phát triển ra toàn quốc.

Một phần của tài liệu Quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Cao Bằng 1941-1945 (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)