PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA NHÂN DÂN CAO BẰNG TỪ KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Cao Bằng 1941-1945 (Trang 33 - 35)

THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC ĐẾN NĂM 1930

Ngay từ khi đánh chiếm Cao Bằng, thực dân Pháp đã vấp phải tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Triệu Phúc Sinh quê ở Đào Ngạn (Hà Quảng) đã tổ chức nhân dân các dân tộc vùng Hà Quảng, Trà Lĩnh, Hoà An chống Pháp năm 1886. Sau khi xây dựng căn cứ ở vùng Tổng Cọt, Lục Khu, Hà Quảng, nghĩa quân liên tục tổ chức các trận phục kích, tập kích bao vây đồn bốt của Pháp. Năm 1888, lực lượng nghĩa quân đã kéo xuống chiếm vùng Án Lại, Canh Biện (Hòa An), đào hào, đắp lũy, dựng đồn bốt tạo thành một căn cứ kháng chiến.

Bị quân Pháp tấn công, nghĩa quân Triệu Phúc Sinh bị dồn về vùng Lục Khu. Tuy vậy, họ vẫn tiếp tục chiến đấu, tiêu biểu nhất là trận đánh tại Mỏ Sắt (Dân Chủ, Hòa An) vào tháng 10-1890, bắn chết tên quan hai Catteno, đánh chìm nhiều chiếc thuyền tiếp tế của Pháp trên sông Bằng Giang. Các đội quân thuộc căn cứ của các huyện miền đông (Quảng Uyên, Phục Hòa, Hạ Lang) phối hợp với quân Triệu Phúc Sinh tại căn cứ Tổng Cọt đã đẩy địch lùi về thị xã.

Năm 1889, Pa Deng, nữ thanh niên người H’Mông (Thông Nông, Hà Quảng) đã tổ chức được một số người H’Mông yêu nước đứng lên đánh Pháp ở đèo Mã Quỷnh (nay thuộc xã Đa Thông, Thông Nông) gây cho địch nhiều thiệt hại.

Phù Nhị, dân tộc Dao (Nguyên Bình) đã tập hợp một số đồng bào Dao tập kích quân Pháp ở ngay thị trấn Nguyên Bình (1905).

Bên cạnh đó, hưởng ứng phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết phát động, Lương Tuấn Tú (quê ở Mỏ Sắt, Hoà An) đã đứng ra mộ quân khởi nghĩa kháng Pháp năm 1887. Từ năm 1890-1894, lực lượng nghĩa quân chủ động mở nhiều cuộc phản công, phục kích, tập kích quân địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Trong những cuộc hành quân càn quét, nhiều tên sĩ quan đã bỏ mạng như: tên quan tư Zavi (30-10-1890), tên quan hai Catxtainhi bị giết ở Mỏ Sắt - Hòa An (11-1890).

Trong những năm 1886 - 1896, các đội quân do Lương Tuấn Tú, Hà Quốc Trương, Lục A Sung, Hoà Yên, Lý Sậm, Trương Cát Nhị, Lộ Hoà Dung chỉ huy, đánh du kích, làm cho các cuộc hành quân bình định của địch nhiều phen thất bại. Lơ bơlông (Le Blond), tên trưởng đạo quan binh II ở Cao Bằng phải thú nhận rằng: “Công cuộc bình định chỉ hoàn thành với sự thành lập đạo quan binh; còn phải phối hợp chặt chẽ hành động bạo lực tất yếu với biện pháp hành chính khoan dung (!) và kiên quyết với dân chúng; cần phải có

một chính quyền rất cơ động và tổ chức cảnh sát nghiêm khắc…” [54, tr.21].

Thực dân Pháp đã sử dụng các công cụ bạo lực tàn bạo, kết hợp những thủ đoạn chính trị thâm độc nhằm đàn áp thống trị nhân dân ta. Song bọn chúng đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của đồng bào các dân tộc. Dưới ách thống trị hà khắc của thực dân Pháp, nhân dân ở các địa phương trong tỉnh liên tục nổi dậy đấu tranh, quyết tâm bảo vệ cuộc sống của mình. Phong trào đấu tranh chống chính sách thống trị, bóc lột của thực dân Pháp ở Cao Bằng kéo dài sang đầu thế kỷ XX, điển hình là các cuộc đấu tranh của công nhân: năm 1914, tại hầm mỏ Phja Oắc 10 công nhân đều là thanh niên do bị bóc lột đè nén quá khổ cực họ đã vây đánh tên cai Tây gian ác. Trước tình hình trên,

bọn chủ mỏ đã đưa lính đến đàn áp công nhân. Để phản đối thái độ của chủ mỏ, công nhân Phja Oắc bãi công hai ngày.

Năm 1917, công nhân làm việc ngày càng nặng nhọc, bị bóc lột ngày càng nặng nề, tiền lương bị bớt xén, cúp phạt dưới nhiều hình thức…nên công nhân Phja Oắc, công nhân mỏ Tĩnh Túc lại đồng loạt bãi công đòi tăng lương,

cải thiện đời sống, bắt buộc chủ mỏ phải nhượng bộ. Nhưng sau cuộc đình công, thực dân Pháp lại tiến hành khủng bố, bắt giam tra tấn, đánh đập

công nhân.

Các cuộc đấu tranh tự phát của công nhân nói lên sự khốn cùng của người công nhân bị áp bức, đời sống khổ cực tất yếu dẫn đến đấu tranh tự vệ. Hành động của công nhân đánh lại cai, xếp trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp là sự phản ứng không có tổ chức, cuộc đấu tranh tự phát nên kết quả thất bại là điều tất yếu. Tuy nhiên, nó thể hiện tinh thần yêu nước, nêu cao truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân các dân tộc, làm tiền đề cho phong

trào đấu tranh cách mạng trong thời kì mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Cao Bằng 1941-1945 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)