0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Điều trị bệnh Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ (Trang 41 -66 )

Lần đầu tiên trên Thế giới, năm 1970 Lang.G.O và cộng sự đã dùng Adamantadin để điều trị cúm ở gà tây cho kết quả khá tốt. Sau đó, năm 1984 Beard.C.W và Webster cùng cộng sự năm 1985 đã tiếp tục dùng Adamantadin kết hợp với Rimantadin cho vào nước uồng đã làm giảm tỷ lệ chết xuống còn 50% so với lô đối chứng trong dịch cúm. Nhưng ngày nay phương pháp này đã không được sử dụng do thuốc tích tụ trong thịt và lòng đỏ trứng gây ảnh

hưởng đến sức khoẻ cho con người. Hiện nay, theo tổ chức Dịch tễ Thế giới (OIE) khi một sơ sở có dịch

cúm gia cầm thì toàn bộ gia cầm của cơ sở đó phải huỷ bỏ và thực hiện việc tiêu độc khử trùng, tuyệt đối không điều trị bởi hai lý do sau:

+ Tất cả kháng sinh và hoá dược hiện nay đang được sử dụng đều không diệt được virus cúm trong cơ thể gia cầm.

+ Virus lây lan rất nhanh và mạnh lại rất nguy hiểm, có thể lây nhiễm và gây bệnh cho tất cả các loại gia cầm, các loài chim hoang dã và một số động vật có vú khác, đặc biệt là con người.

1.9. Phòng bệnh

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm thì cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp cụ thể sau:

- Khi phát hiện gia cầm ốm nghi mắc bệnh cúm gia cầm, chủ nuôi hoặc người chăn nuôi phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y nơi gần nhất để nhanh chóng chẩn đoán xác minh và xử lý kịp thời khi phát hiện dịch bệnh.

- Bao vây cách ly và khoanh vùng ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm trong ổ dịch bằng các biện pháp như chôn, đốt là những biện pháp khống chế dịch tốt nhất (Stegeman và cộng sự, 2004) [47].

- Thực hiện việc vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ ổ dịch bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao. Đặc biệt là chuồng trại, khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi, thức ăn, nước uống, phương tiện vận chuyển, kể cả đối với con người.

- Kiểm dịch nghiêm ngặt đối với việc vận chuyển, lưu thông, buôn bán và giết mổ gia cầm. Nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm ra, vào ổ dịch.

- Tuyên truyền sâu rộng đến người dân và các hộ chăn nuôi về bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống khi có dịch xảy ra.

- Thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc đối với tất cả các loại gia cầm định kỳ theo quy định (FAO/OIE/WHO, 2005) [40]. Có 3 chiến lược tiêm

phòng có thể áp dụng là: Tiêm phòng bao vây, tiêm phòng khi có dấu hiệu của virus và tiêm phòng cơ sở (FAO, 2004) [38].

- Quy hoạch hiệu quả việc chăn nuôi gia cầm theo quy mô tập trung, nuôi nhốt và vùng an toàn dịch bệnh, thực hiện việc giết mổ gia cầm tập trung trong các lò giết mổ đủ tiêu chuẩn có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên môn Thú y kể cả trong vận chuyển trước và sau giết mổ.

- Thực hiện chế độ chăn nuôi an toàn tất cả cùng vào - tất cả cùng ra (all– in/all – out). Ngăn chặn sự tiếp xúc giữa chim hoang dã với gia cầm và các loại thức ăn, nước uống và môi trường chăn nuôi (FAO/OIE/WHO, 2005) [39]. Hạn chế sự tiếp xúc giữa gia cầm với con người (APHIS, 2002) [33]; (FAO, 2004) [38].

- Việc ấp nở gia cầm phải được thực hiện theo sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và các ngành chức năng. Chỉ được bán và vận chuyển gia cầm ra bên ngoài khi đã thực hiện việc vệ sinh phòng bệnh theo quy định có sự giám sát và cho phép của cơ quan chuyên môn thú y.

Theo Lê Văn Năm (2004) [19] thì ở nước ta muốn không có dịch bệnh cúm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải ngăn chặn bệnh từ xa bằng việc kiểm soát chặt chẽ các loại động vật và sản phẩm động vật chăn nuôi nhập nội tại các cửa khẩu của đất nước và nếu ở đâu đó có sự xuất hiện bệnh cúm thì phải khẩn trương làm sạch ổ dịch bằng các biện pháp cứng rắn nhất.

* Một số vấn đề về sử dụng vaccin phòng cúm: Đại dịch cúm do virus độc lực cao subtype H5N1 gây ra hiện nay đã và đang lưu hành nhanh chóng qua một loạt các nước ở châu Á trong đó có Việt Nam, đang trở thành mối quan tâm Quốc tế đặc biệt. Số lượng lây nhiễm chủng virus cúm A – H5N1 ở người đã được công bố ngày càng tăng lên và kết cục thường dẫn đến tử vong. Điều đó đòi hỏi phải có biện pháp khống chế dịch bệnh một cách nhanh

chóng nhằm giảm thiểu tối đa sự bùng phát dịch bệnh trên đàn gia cầm cũng như ở cộng đồng con người.

Khi dịch cúm gia cầm xảy ra ở vùng có mật độ nuôi cao, nơi mà các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt cho thấy không phù hợp với hệ thống chăn nuôi hiện đại thì tiêm chủng vaccin được coi là giải pháp hàng đầu để khống chế sự lây lan dịch bệnh (Ilaria Capua và Stefano Marangon, 2004) 31 . Các biện pháp khống chế, kiểm soát dịch bệnh truyền thống tập trung và tiêu huỷ, khử trùng tiêu độc đòi hỏi loại bỏ trên quy mô lớn những đàn nhiễm bệnh và những đàn tiếp xúc với virus cúm. Những chính sách này đã cho kết quả rất tốt nhưng đặc biệt tốn kém, không triệt để trong tình trạng hiện nay. Mật độ chăn nuôi gia cầm cao, chăn nuôi nông hộ vẫn rải rác trong các thôn xóm khó kiểm soát dẫn đến phải tiêu diệt hàng triệu con gia cầm các loại, gây ảnh hưởng đến vấn đề môi trường và thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi (Trương Văn Dung và cộng sự, 2005) [9].

Tiêm phòng vaccin là một chiến lược hỗ trợ có thể được cân nhắc khi bệnh đã lây lan ra một phạm vi nào đó mà nó đã vượt quá sự kiểm soát của cơ quan chuyên môn Thú y hoặc vượt quá mức chi phí dự kiến cho các chiến dịch tiêu huỷ rộng lớn. Tiêm phòng cũng có thể được cân nhắc ở giai đoạn sớm hơn khi cơ sở hạ tầng và năng lực của ngành Thú y được ghi nhận là kém và không đủ sức ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh (Tô Long Thành, 2007) [28].

Theo FAO và OIE thì sử dụng các loại vaccin phòng cúm do OIE phê chuẩn có thể bảo hộ tốt chống lại bệnh lâm sàng ở gà bằng cách làm giảm tỷ lệ chết và các thiệt hại về kinh tế khác. Việc dùng vaccin cho gia cầm cũng làm giảm lượng virus bài thải ra môi trường và vì thế làm giảm nguy cơ truyền virus từ gia cầm sang người (Van der Goot và cộng sự, 2005) 49 .

Kết quả chờ đợi từ việc áp dụng chiến lược tiêm phòng là làm giảm tính mẫn cảm của gia cầm đối với việc lây nhiễm (nghĩa là cần lượng virus

cao hơn nữa mới có thể lây nhiễm) và làm giảm lượng virus bài thải ra môi trường (Ilaria Capua và Stefano Marangon, 2004) 31 .

Tiêm phòng bệnh cúm cho gia cầm đã được chứng minh là biện pháp hỗ trợ hiệu quả kết hợp với các biện pháp an toàn sinh học, biện pháp loại thải có kiểm soát tại một Quốc gia như ở Italia, Mehico, Pakistan, Hồng Kông và Trung Quốc. Biện pháp tiêm phòng vaccin có hai lợi thế cơ bản là:

- Thứ nhất là vaccin làm giảm sự cảm nhiễm bệnh đối với gia cầm đã được tiêm phòng.

- Thứ hai là làm giảm đáng kể lượng virus bài thải ra môi trường bên ngoài ở gia cầm đã được tiêm phòng.

Như vậy virus ô nhiễm môi trường ít nên giảm nguy cơ lây nhiễm sang đàn gia cầm khác, đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho con người và giảm cơ hội cho virus biến chủng tạo thành chủng virus cúm mới ở người (Trương Văn Dung và cộng sự, 2005) [9].

Các tổ chức y tế Quốc tế đã khảo sát sự lây lan của virus cúm dọc Đông Nam châu Á và kết luận rằng virus đã “đóng chốt” rất sâu ở khắp nơi, không có hy vọng tiêu diệt mà chỉ có thể khống chế nó (Tô Long Thành, 2004) [26].

Khi mầm bệnh vẫn còn tiềm ẩn và dịch cúm A (H5N1) ở người vẫn tiếp tục xuất hiện ở một số địa phương và đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Đồng thời với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp về sinh học, vệ sinh môi trường (tiêu độc, khử trùng) trong phòng chống dịch cúm gia cầm thì việc tiêm vaccine phòng dịch cúm là một trong những biện pháp nhằm tiêu diệt mầm bệnh (Thủ Tướng Chính Phủ, 2005) [29].

Theo những khuyến cáo hiện nay của OIE thì gia cầm đã được tiêm phòng chống lại bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao được phép xuất khẩu mặc dù phải tuân theo những hướng dẫn kỹ thuật cụ thể nhằm đảm bảo rằng vaccin được sử dụng đúng quy trình và gia cầm được giám sát đúng quy định.

Việc sử dụng vaccin khi được thực hiện phải được tiến hành kết hợp với các biện pháp phòng chống khác bao gồm cả việc tiêu huỷ các đàn bị bệnh.

Tuy nhiên, vì lý do an toàn, các nhà khoa học khuyến cáo rằng những vùng có nguy cơ lây nhiễm rộng, chủng virus có độc lực trung gian hoặc trong những trường hợp cần thiết phải dùng vaccin thì vaccin vô hoạt là sự lựa chọn tốt nhất (Trần Xuân Hạnh, 2004) [14].

Mặc dù vậy, theo Tô Long Thành (2004) [25] thì các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng vaccin phòng cúm cho gia cầm lại làm tăng khả năng xuất hiện đại dịch ở người. Chỉ có việc giám sát chặt chẽ đàn gia cầm được dùng vaccin mới có thể ngăn chặn được hiện tượng này.

Cũng theo Tô Long Thành (2004) [25], trong bài báo đăng trên tạp trí virus học, Suarez và cộng tác viên đã phát hiện có những sự thay đổi kháng nguyên đáng kể của các virus cúm phân lập từ gà sử dụng vaccin Mehico từ năm 1995. Càng ngày càng có sự sai khác giữa các chủng virus cúm phân lập được từ gà so với chủng virus sử dụng làm vaccin, điều đó có nghĩa là gà được tiêm phòng sẽ bài thải virus nhiều hơn và bệnh sẽ lây lan nhanh hơn.

Từ những đòi hỏi cấp thiết của tình hình thực tế dịch bệnh cúm gia cầm trong nước. Trên cơ sở khoa học và những ý kiến của các nhà chuyên môn, qua thử nghiệm thực tế sử dụng vaccin phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm trong nước, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống bệnh cúm gia cầm đã quyết định: “Sử dụng vaccin phòng bệnh cúm gia cầm như là một vũ khí quan trọng hộ trợ tích cực cho việc khống chế dịch bệnh tại Việt Nam”.

* Một số loại vaccin phòng cúm và cách sử dụng: Các loài gia cầm trong diện tiêm bao gồm các loại gà như gà giống, gà trứng thương phẩm, gà chọi và gà thịt. Các loại vịt như vịt giống, vịt đẻ trứng thương phẩm và vịt thịt. Các loại ngan như ngan giống, ngan đẻ trứng thương phẩm và ngan thịt, kể cả ngỗng (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007) [4].

Một số loại vaccin đang sử dụng hiện nay là vaccin Trovac – AIVH5, vaccin chết chủng H5 Trung Quốc, vaccin H5N9 Trung Quốc, vaccin TROVAC – ALVH5 (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007) [4].

- Đối với gà và vịt: Gà 1 ngày tuổi sử dụng vaccin Trovac – AIVH5 nhỏ mắt, mũi. Vaccin chết chủng H5N1 của Trung Quốc tiêm cho gà và vịt từ 15 ngày tuổi trở lên. Gà tiêm 1 mũi và sau 4 tháng tiêm nhắc lại, gà từ 15 – 34 ngày tuôi tiêm 0,3ml vào da cổ, gà từ 35 ngày tuôi trở lên tiêm 0,5ml vào cơ ngực. Vịt tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần và 4 tháng sau tiêm nhắc lại, vịt 15-34 ngày tuổi tiêm 0,5ml vào da cổ, vịt 35 ngày tuổi trở lên tiêm 1ml vào cơ ngực. Riêng ngỗng tiêm mũi hai 1,5ml.

- Đối với ngan: Sử dụng vaccin H5N9 tiêm cho ngan từ 21 ngày tuổi trở lên, mũi 2 cách mũi 1 sau 4 tuần và 4 tháng sau tiêm nhắc lại.

Đối với vaccin TROVAC-ALVH5 là vaccin ở dạng đông khô tiêm dưới da 0,2ml cho gà 1 ngày tuổi nuôi thịt theo phương thức nuôi công nghiệp có tác dụng tạo miễn dịch phòng bệnh cúm trong 20 tuần và miễn dịch chống bệnh đậu gà trong 10 tuần kể từ sau khi tiêm (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007) [4].

Vaccin phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 – 8o

C (không để trong ngăn đá), vận chuyển trong tủ xốp hoặc bình bảo ôn lạnh. Trước khi tiêm phải để chai vaccin ra ngoài để đảm bảo nhiệt độ vaccin bằng nhiệt độ môi trường khoảng 25oC và lắc kỹ chai vaccin trước khi tiêm.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG - VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và vật liệu dùng trong nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các hộ và trại chăn nuôi gà, vịt và ngan tại Thái Nguyên.

- Mẫu bệnh phẩm dùng trong nghiên cứu là dịch ngoáy họng hay ổ nhớp và huyết thanh của gia cầm.

2.1.2. Vật liệu dùng trong nghiên cứu

- Bệnh phẩm phát hiện kháng thể cúm H5 là huyết thanh của gia cầm chưa được tiêm vaccine phòng cúm.

- Dịch ngoáy họng hay ổ nhớp (swab) của gia cầm để phát hiện virus. - Bệnh phẩm phát hiện kháng thể là huyết thanh của gia cầm đã tiêm vaccin sau 21 ngày để xác định khả năng gây miễn dịch của vaccin.

- Các loại môi trường, hoá chất, dụng cụ và máy móc khác như các loại tủ lạnh, tủ ấm, nồi đun, buồng cấy, máy hút chân không, máy ly tâm, máy trộn ống nghiệm, máy lắc đĩa, máy nhân gen, hệ thống điện di, buồng thao tác PCR, xilanh, bình bảo ôn ....

- Vaccin phòng cúm cho gia cầm chủng H5N1 do Trung Quốc sản xuất tiêm cho cả gà và vịt (gà tiêm một mũi, vịt tiêm hai mũi).

- Động vật thí nghiệm: Gà, vịt, ngan nuôi tại Thái Nguyên.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng chăn nuôi và kiểm tra vệ sinh thú y

- Điều tra tỷ lệ hộ chăn nuôi gia cầm và quy mô đàn nuôi trong các nông hộ và các cơ sở chăn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.

- Điều tra các phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu tại Thái Nguyên như nuôi nhốt, nuôi chăn thả, bán chăn thả.

- Tỷ lệ hộ chăn nuôi gia cầm có tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm chủ yếu như cúm, newcastle, tụ huyết trùng, dịch tả.

- Thực trạng kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trong giết mổ và lưu thông gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm

- Biến động tỷ lệ xuất hiện bệnh cúm gia cầm theo loài, theo phương thức chăn nuôi và theo quy mô đàn nuôi trong những năm qua (từ tháng 1/2004 – 15/2/2008).

- Xác định sự lưu hành virus cúm theo loài, theo phương thức chăn nuôi và theo quy mô đàn nuôi.

2.2.3. Xác định hiệu giá kháng thể ở gia cầm sau khi tiêm phòng vaccin 21 ngày

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học của Nguyễn Như Thanh (2001) [23], cụ thể như sau:

+ Lập biểu điều tra.

+ Điều tra tình hình chăn nuôi, lưu thông và giết mổ gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên: Điều tra trực tiếp tận hộ chăn nuôi, kinh doanh và giết mổ gia cầm, kết hợp với việc sử dụng số liệu Kiểm dịch - Kiểm soát giết mổ - Kiểm tra vệ sinh Thú y của Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên.

+ Điều tra phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên: Chọn 3 huyện là Định Hoá, Thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình đại diện cho các tập quán chăn nuôi chủ yếu và vùng địa lý điển hình

của tỉnh. Mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 3 xã, mỗi xã chọn 3 thôn và phát phiếu điều tra. Với huyện Định Hoá gồm các xã Tân Thịnh, Chợ Chu và Đồng Thịnh. Thành phố Thái Nguyên cho vùng trung du gồm các xã, phường là Lương Sơn, Tân Thành và Thịnh Đán. Huyện Phú Bình gồm các xã Dương Thành, Tân Khánh và Nhã Lộng.

2.3.2. Phương pháp RT – PCR (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005) [2]:

* Nguyên liệu cho phản ứng RT – PCR gồm: Kít chiết tách RNA của

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ (Trang 41 -66 )

×