Thực trạng kinh doanh, lưu thông và giết mổ gia cầm

Một phần của tài liệu Thực trạng chăn nuôi và một số đặc điểm dịch tễ (Trang 72 - 76)

Bảng 3.10. TỶ LỆ GIA CẦM ĐƢỢC KIỂM TRA TRONG

GIẾT MỔ VÀ LƢU THÔNG S T T Địa danh (huyện, thành, thị)

Giết mổ/ngày Lƣu thông/ngày

Tổng số (con) Số kiểm tra (con) Tỷ lệ (%) Tổng số (con) Số kiểm tra (con) Tỷ lệ (%) 1 Thái Nguyên 1.884 354 18,8 3.465 1.977 57,1 2 Phổ Yên 1.279 82 6,4 4.099 1.139 27,8 3 Sông Công 1.046 79 7,6 3.337 1.408 42,2 4 Đồng Hỷ 652 116 17,8 2.149 850 39,6 5 Phú Bình 636 45 7,1 4.356 2.172 49,9 6 Phú Lương 518 91 17,6 2.360 985 41,7 7 Đại Từ 468 40 8,5 1.447 584 40,4 8 Định Hoá 204 12 5,9 514 223 43,4 9 Võ Nhai 250 32 12,8 522 194 37,2 Tính chung 6.937 851 12,3 22.249 9.532 42,8

Theo kết quả điều tra quy hoạch xây dựng các điểm, lò giết mổ gia cầm tập trung ngày 15 tháng 4 năm 2007 trên 9 huyện, thành, thị của Chi cục Thú y Thái Nguyên thì tỷ lệ gia cầm được Kiểm dịch - Kiểm soát giết mổ - Kiểm tra vệ sinh thú y chỉ ở mức rất thấp so với tình hình thực tế hiện nay nhưng cũng đã tăng lên so với những năm trước đây. Trong 6.937 con gia cầm giết mổ mỗi ngày thì chỉ có 851 con bằng 12,3% được kiểm soát giết mổ - kiểm tra vệ sinh thú y, còn lại 87,7% không kiểm soát được. Trong việc vận chuyển

và lưu thông gia cầm thì tỷ lệ gia cầm được kiểm tra cao hơn với 9.532 con trong 22.249 con vận chuyển mỗi ngày, bằng 42,8%. Riêng Thành phố Thái Nguyên cả hai tỷ lệ này đều khá cao với 18,8% trong giết mổ và 57,1% trong lưu thông, do nơi đây có nhiều cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung với quy mô lớn chủ yếu là xuất bán ra ngoài tỉnh, cùng với số gia cầm giết mổ tại đây một phần được thực hiện trong các điểm giết mổ tập trung có sự kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn thú y trước và sau khi giết mổ và cũng là nơi tiêu thụ gia cầm chủ yếu cho các huyện khác trong tỉnh. Đối với hai huyện Đồng Hỷ và Phú Lương thì đây cũng là nơi có tỷ lệ gia cầm giết mổ được kiểm tra cao hơn các địa phương còn lại với 17,8% ở Đồng Hỷ và 17,6% ở Phú Lương do đây là hai địa phương liền kề nên đã cung cấp lượng gia cầm giết mổ rất lớn cho Thành phố Thái Nguyên, tuy nhiên số gia cầm vận chuyển được kiểm tra lại không nhiều, tại Đồng Hỷ là 39,6% và Phú Lương 41,7%. Ở huyện Phổ Yên và Thị xã Sông Công cũng là hai đơn vị có số gia cầm giết mổ/ngày khá lớn, chỉ sau Thành phố Thái Nguyên nhưng tỷ lệ gia cầm giết mổ được kiểm soát giết mổ - kiểm tra vệ sinh thú y lại ở mức rất thấp với 6,4% và 7,6% còn số gia cầm vận chuyển được kiểm tra ở hai địa phương này lại rất khác nhau, trong khi ở huyện Phổ Yên là 27,8% số gia cầm vận chuyển thì ở Thị xã Sông Công tỷ lệ này là 42,2%. Cùng với Thành phố Thái Nguyên thì đây là 2 địa phương có rất nhiều cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung mang tính công nghiệp. Tại huyện Phú Bình trong khi tỷ lệ gia cầm giết mổ được kiểm tra chỉ đạt ở mức rất thấp với 7,1% trong số không nhiều gia cầm giết mổ/ngày là 636 con thì tỷ lệ gia cầm được kiểm tra trong vận chuyển là 49,9%, do huyện Phú Bình có rất nhiều cơ sở ấp nở trứng gia cầm (trên 40 cơ sở) và việc thực hiện công tác kiểm dịch vận chuyển của các cơ sở này khá thường xuyên và có kiểm soát trong năm qua, ngoài ra đây cũng là cửa ngõ phía Nam của tỉnh nên lượng gia cầm hàng ngày vận chuyển qua địa phương cũng khá lớn. Còn

3 huyện là Đại Từ 8,5% và 40,4%, Định Hoá 5,9% và 43,4%, Võ Nhai thì các tỷ lệ là 12,8% và 37,2%.

Trung bình mỗi ngày cả tỉnh giết mổ 6.937 con gia cầm thì riêng Thành phố Thái Nguyên chiếm 27,2% trong đó số gia cầm được kiểm tra là 18,8%, thấp nhất là huyện Định Hoá với 204 con/ngày bằng 2,9% và chỉ có 5,9% được kiểm tra. Tuy có đàn gia cầm rất lớn nhưng việc giết mổ gia cầm tại huyện Định Hoá lại rất ít. Đối với việc vận chuyển và lưu thông gia cầm thì tập trung chủ yếu vào Thành phố Thái Nguyên với 15,6% và các huyện phía Nam là Phổ Yên 18,4%, Phú Bình 19,6%, tiếp theo là Sông Công với 15%. Đây là những địa phương có ngành chăn nuôi gia cầm rất phát triển, đặc biệt là nuôi tập trung mang tính công nghiệp và ấp nở gia cầm, chủ yếu vận chuyển và xuất bán đi các địa phương khác cùng với việc tiêm phòng đầy đủ hơn nên thường xuyên đăng ký kiểm tra và làm thủ tục trước khi vận chuyển. Thấp nhất là 2 huyện vùng núi Định Hoá với 2,3% và Võ Nhai 2,3%. Việc chăn nuôi gia cầm còn tự cung, tự cấp chưa mang tính hàng hoá thì việc thông thương gia cầm là rất ít. Việc kiểm soát vận chuyển và lưu thông gia cầm cũng chỉ đạt ở mức thấp, ngoại trừ Thành phố Thái Nguyên với 57,1% còn lại chỉ từ 27,8-49,9%, trong đó thấp nhất là Phổ Yên 27,8%, cao nhất là huyện Phú Bình với 49,9%. Trung bình cả tỉnh chỉ đạt 45,1%.

Như vậy, tỷ lệ gia cầm được Kiểm dịch - Kiểm soát giết mổ - Kiểm tra vệ sinh thú y trong giết mổ và lưu thông còn ở mức thấp do thực trạng kinh doanh, lưu thông và giết mổ gia cầm của tỉnh Thái Nguyên còn khá tự do, chưa có các điểm giết mổ tập trung đủ tiêu chuẩn cho các huyện, thị và ngay trong Thành phố Thái Nguyên cũng chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế hiện nay nên khó kiểm soát, các hộ giết mổ gia cầm tự do bầy bán ở khắp nơi mà lực lượng Thú y không thể quản lý được cùng với việc thiếu sự quan tâm đầu tư và hỗ trợ của các cấp Chính quyền địa phương. Đặc biệt là ý thức của

người dân trong việc sử dụng thực phẩm còn khá lạc hậu. Trong khi ở một số địa phương khác người dân quan tâm đến thực phẩm được sản xuất ra như thế nào, đã qua kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thú y chưa thì tại đây người dân lại chỉ mới quan tâm đến giá cả và mầu sắc thực phẩm, thậm trí một số người dân khi thấy thực phẩm có đóng dấu kiểm soát giết mổ - kiểm tra vệ sinh thú y trên thân thịt thì lại coi là mất vệ sinh. Chính những lý do này đã góp phần làm cho thị trường kinh doanh gia cầm ở Thái Nguyên ngày càng trở nên khó kiểm soát và vượt quá khả năng của cơ quan chuyên môn thú y, đồng thời trực tiếp làm phát tán và lây lan dịch bệnh trên đàn gia cầm. Ngoài ra với nguy cơ đe doạ của dịch cúm gia cầm cùng với thực trạng kinh doanh, lưu thông và giết mổ gia cầm như hiện nay thì đây chính là nguồn reo rắc làm phát tán và lây lan dịch bệnh, không chỉ cho đàn gia cầm mà còn rất nguy hiểm đối với tính mạng của con người, đặc biệt là khi gia cầm mắc bệnh cúm hoặc nhiễm virus cúm.

Để khắc phục tình trạng này thì ngay từ bây giờ, các cấp Chính quyền phải quan tâm đến việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các lò mổ hay điểm giết mổ gia cầm tập trung đủ tiêu chuẩn tại tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh và phải có sự kiểm tra theo dõi của cơ quan chuyên môn thú y cả trước và sau khi giết mổ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y mới được đem giết mổ và kinh doanh. Quy hoạch chợ và khu buôn bán gia cầm đảm bảo vệ sinh. Tất cả các chủ vận chuyển và kinh doanh gia cầm nếu không được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển và kiểm tra vệ sinh thú y đều không được phép vận chuyển và kinh doanh, nếu vi phạm đều phải được xử lý một cách nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Nếu thực hiện được đồng bộ và triệt để những công tác này thì tự nó sẽ kéo theo sự thay đổi tích cực cho ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là trong quy mô chăn nuôi của người dân và nâng cao được tỷ lệ tiêm phòng cho đàn

gia cầm, đồng thời nâng cao ý thức và sự quan tâm của người dân về thực phẩm an toàn dịch bệnh với mục đích hạn chế tối đa sự bùng phát và lây nhiễm dịch bệnh không chỉ đối với dịch cúm mà tất cả các bệnh truyền nhiễm khác trên đàn gia cầm cũng như nguy cơ của đại dịch cúm A-H5N1 ở người.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăn nuôi và một số đặc điểm dịch tễ (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)