Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngvà thành phần dinh dưỡng của cỏ trồng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ tròng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa (Trang 35 - 37)

dưỡng của cỏ trồng

Điều kiện khí hậu:

Nhiệt độ là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật nói chung và thực vật nói riêng. Đối với các cỏ hòa thảo ôn đới, nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng nằm trong khoảng 20-250

C, còn đối với hòa thảo nhiệt đới và cận nhiệt đới có nhiệt độ thích hợp cao hơn. Những cỏ Sudăng,

Paspalum ... sinh trưởng rất chậm hoặc ngừng sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ 10-150C,nhưng ở 30-350

C thì tốc độ sinh trưởng là cao nhất. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt nhất trong giới hạn nhiệt độ ban ngày từ 7,2 đến 350

đẻ nhánh thì thấp hơn nhiệt độ cho sinh trưởng của nhánh ( Cooper và Tainton 1968). Nhiệt độ dưới 100

C cây cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng lá sau đó tàn lụi và chết do bị phá hủy chất diệp lục.

Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây, ban ngày nhiệt độ cao và có ánh sáng thích hợp thuận lợi cho cây quang hợp và tích lũy năng lượng , các chất dinh dưỡng. Ban đêm nhiệt độ thấp sẽ hạn ch ế sự tiêu phí hữu cơ nên sinh trưởng của cây nhanh hơn ( đối với cây cỏ ôn đới ) ( Trịnh Xuân Vũ và cộng sự 1976). Trái lại với những cỏ hòa thảo nhiệt độ có đặc trưng riêng, nhiệt độ ban đêm giảm xuống thì sinh trưởng của cây giảm xuống.

Ánh sáng là nhân tố rất cần thiết tới điều kiện sinh trưởng của cây, vì nó cần thiết cho quang hợp. Mối quan hệ giữa ánh sáng và sinh trưởng của cây là rất phức tạp. Ánh sáng cung cấp cho cây quang hợp, thoát hơi nước hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới phát triển thân, cành, lá, rễ và ra hoa kết quả bình thường [45]

Điều kiện về đất:

Trong điều kiện nhiệt đới, môi trường đất là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng cỏ.

Các loài cỏ trồng đều thuộc nhóm trung sinh, nên nhu cầu với môi trường đất đều thuộc loại đất tốt .

Đất tốt là loại đất có hàm lượng N. P. K thích hợp. Độ pH ảnh hưởng đến sự hấp thu các muối khoáng chứa các muối Bo, Clo, Coban, đồng, Iốt, sắt, Mangan.... Đất phải có đủ các chất khoáng.

Kết cấu đất cũng ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Tỉ lệ mùn, cát, sét, sỏi đá khác nhau thì sẽ tạo ra đất có kết cấu khác nhau. Đất nhiều mùn, sét, cát, sỏi đá thấp thì đất tơi xốp và vi sinh vật phát triển mạnh thuận lợi cho cây phát triển, còn đất có hàm lượng sét quá nhiều thì đất di chặt rễ cây kém phát triển [45].

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ tròng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)