KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Tập đoàn cây thức ăn gia súc Tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ tròng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa (Trang 59 - 60)

- Nguyên tắc:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Tập đoàn cây thức ăn gia súc Tỉnh Sơn La

4.1.Tập đoàn cây thức ăn gia súc Tỉnh Sơn La

Tập đoàn cây trồng làm thức ăn gia súc Tỉnh Sơn La rất phong phú, chúng tôi đã thống kê được 29 loài, trong đó thuộc thảo có 15 loài nguồn gốc Việt Nam có 3 loài, hiện nay chỉ còn ngô đang trồng. Số loài nhập nội là 12 loài , trong đó có 6 loài gốc Châu Phi, 5 loài gốc từ Úc, 1 loài nhập từ Nam Mỹ. Họ đậu co 10 loài , gốc Việt Nam 6 loài, 2 loài nhập từ Châu Phi, 2 loài từ Nam Mỹ, 1 loài từ Úc. Họ trinh nữ có 2 loài nhập từ Úc và Nam Mỹ. Họ vang có 1 loài từ Úc. Họ cải 1 loài mới nhận về trồng. Trong số 29 loài thì có 4 loài thuộc mộc, còn lại thuộc thảo. Cây 1 năm có 6 loài.

Trong số 29 loài thì hiện đang trồng phổ biến khoảng 13-14 loài, trong đó 10 loài là trồng đơn loài còn có 3-4 loài có thể trồng hỗn hợp (hòa thảo và họ đậu). Có một số loài không thích hợp với điều kiện đất đai, chăm sóc của địa phương nên đã thoái hóa và không phát triển, hoặc không đáp ứng được như: cỏ Mộc Châu, Đậu công, cỏ Narôk

Nhìn chung các loài đều đòi hỏi đất loại trung bình, nhu cầu nước, phân khá lớn, tuổi khai thác trung bình từ 3-4 năm. Những cây lâu năm mỗi năm có thể cắt từ 3 -5 lần năng suất đạt 60-300tấn/ha/năm. Trừ những cây hàng năm còn những cây lâu năm đều có thể qua đông dạng sinh dưỡng, một số vẫn có thể cho năng suất chất xanh tuy không lớn nhưng lại đòi hỏi thời gian dài hơn.

Đa phần các loài đều khai thác lá, thân và có khả năng khai thác được nhiều năm, những loài có khả năng chăn thả chỉ có hai loài cỏ P atratum và cỏ Mộc Châu. Tất cả đều có thể làm thức ăn tươi, một số có thể ủ chua, làm cỏ khô và làm bột. Về mặt dinh dưỡng đều được đánh giá loại tốt. Một số loài cỏ thích nghi với điều kiện sinh thái của địa

phương như: cỏ voi, voi lai, xích lô, ghi nê TD 58, c ỏ ruzi, hiện nay đang được trồng phổ biến.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ tròng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa (Trang 59 - 60)