Xuất mô hình khai thác đồng cỏ ở Mộc Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ tròng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa (Trang 81 - 82)

- Nguyên tắc:

4.6.xuất mô hình khai thác đồng cỏ ở Mộc Châu

Mộc Châu có tỏ hợp loài cây thức ăn phong phú, có lịch sử ch ăn nuôi bò sữa thuộc loại lâu nhất Bắc Việt Nam, có đất đai phì nhiêu, có khí hậu thuận lợi, vì thế nó là trung tâm khai thác bò sữa vào loại lớn của Bắc Việt Nam. Thực tế hiện nay các mô hình kinh doanh đồng cỏ của Mộc Châu còn một số yếu điểm như chúng tôi đã phân tích ở trên, để khắc phục một số nhược điểm khi khai thác tài nguyên đất đai theo chúng tôi nên có 1 số điều chỉnh sau đây:

- Tạo ra đồng cỏ có hiệu quả cao, nghĩa là có năng suất và chất lượng cao, cần tuyển chọn một số loài cỏ trong tập đoàn cỏ trồng hiện nay. Theo chúng tôi cỏ có năng suất cao chất lượng tốt hiện nay là cỏ VA06 có thể đạt 500 tấn/ha hay hơn. Trong thực tế không thể trồng một loài để phục vụ chăn nuôi, nên chọn từ 1-2 loài có năng suất trung bình nhưng chất lượng tốt và một số đặc điểm ưu việt khác để trồng. Có thể cỏ xích lô vừa để khai thác mùa hè và làm cỏ khô cho mùa đông, cỏ ghinê ( hoặc cỏ sao, keo dậu ) những loài cỏ có năng suất trung bình nhưng chất lượng cao. Để phục vụ cho mùa đông cần trồng ngô để lấy thân lá ủ chua, trồng yến mạch cho vụ đông.

- Mục tiêu của cơ cấu này là mỗi ngày cung cấp 60 kg cỏ tươi cho một bò sữa, về chất lượng phải đạt 10 đơn vị thức ăn trong 60 kg đó và một năm một ha đồng cỏ trồng này phải cung cấp trên 270 tấn cỏ tươi. Thực tế hiện nay ở Mộc Châu là chưa đáp ứng được cả số lượng lẫn chất lượng. Để đạt được mục tiêu trêm theo chúng tôi trên một ha đồng cỏ nên chia 4/10 trồng cỏ cao sản , 3/10 trồng cỏ năng suất trung bình nhưng chất lượng tốt , 3/10 trồng ngô vụ hè và yến mạch vụ đông. Trên diệt tích cỏ cao sản ( VA06 ) trong mùa đông cần trồng yến mạch và giữa luống, vừa để thu thêm cỏ tươi, vừa giữ ẩm cho cỏ VA06, sang xuân nó sẽ nẩy mầm nhanh hơn.

Để đáp ứng được về năng suất và chất lượng cỏ cần tính toán lượng phân để đáp ứng cho đủ, tưới ẩm cho yến mạch và VA06, toàn bộ đồng cỏ ần được tưới nước từ tháng 3, với lượng nước cần tưới là bù cho đủ lượng

nước rơi trong tháng 3 là 100 mm. Tháng 3 theo tài liệu của Nguyễn Khanh Vân và cộng sự (2000) thì nhiệt độ trung bình là 16,80

C ( trung bình năm là 250C ). Tháng 4 đã là 20,20

C, với điều kiện nhiệt độ như tháng 3 nếu có đủ ẩm cỏ đã bắt đầu sinh trưởng tốt, vào khoảng nửa cuối tháng 4 đã có thể cắt lứa cỏ đầu tiên trong năm, cỏ có thể sinh trưởng đến hết tháng 10, như vậy cả năm có thể thu hái ít nhất là 5 lứa. Thực tế nghiên cứu của Hoàng Chung và Giàng Thị Hương ( 2006 ) tại Mai S ơn - Sơn La đã cho thấy nếu được tưới nước và bón phân đầy đủ cỏ thể tăng thêm 2 lứa cắt /năm và năng suất tăng từ 1,95 đến 2,16 lần.

Trên đây là nững ý kiến đề xuất của chúng tôi về xây dựng đồng cỏ, theo tính toán của chúng tôi n ăng suất sẽ đạt trên 270 tấn/ha, đủ nuôi 12 con bò và cho tới trên 35 tấn sữa/ha /năm hiệu quả kinh tế đem lại lớn hơn gần 3 lần hiện nay của các hộ chăn nuôi tại Mộc Châu.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ tròng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa (Trang 81 - 82)