0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Phần II tại Công ty dệt 8/3

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ Ở CTY DỆT 8-3 (Trang 37 -42 )

liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

tại Công ty dệt 8/3.

I-/ Một số hình ảnh sơ lợc về Công ty dệt 8/3

Tên đơn vị : Công ty Dệt 8/3

Tên giao dịch : Eight March Textile Company Tên viết tắt : EMTEXCO

Địa chỉ : 460 Minh Khai - Hai Bà Trng - Hà Nội.

1-/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Với chủ trơng khôi phục kinh tế sau chiến tranh đa miền Bắc tiến lên XHCN, đầu năm 1959, Chính phủ ta quyết định cho xây dựng nhà máy liên hợp sợi - dệt - nhuộm. Nhà máy có công suất thiết kế ban đầu là 35 triệu mét vải thành phẩm mỗi năm và có quy mô loại I trong nền kinh tế quốc dân.

Từ năm 1960 đến năm 1965 là giai đoạn hình thành những nền móng ban đầu của nhà máy. Trong thời gian này, đợc sự giúp đỡ của Chính phủ nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, những phân xởng đầu tiên của nhà máy đã lần lợt ra đời. Ngày 8/3/1965, nhà máy đợc cắt băng khánh thành và chính thức mang tên Nhà máy Dệt 8/3.

Kể từ ngày thành lập và trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nớc, Nhà máy Dệt 8/3 luôn đi đầu trong phong trào thi đua sản xuất cung cấp kịp thời nhu cầu về vải cho tiền tuyến, đồng thời làm tốt công tác hậu cần địa phơng vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Chỉ tính từ năm 1965 đến năm 1985, nhà máy đã sản xuất đợc 106.087 tấn sợi, 5.920.502 triệu mét vải thành phẩm. Năm 1985, nhà máy vinh dự đợc Quốc hội và Hội đồng Nhà nớc trao tặng Huân chơng lao động hạng nhất.

Trong những năm đầu bớc sang kinh tế thị trờng, Nhà máy đã gặp phải rất nhiều khó khăn do hầu hết máy móc, trang thiết bị, công nghệ đều cũ kỹ, lạc hậu nên sản phẩm của nhà máy không thể cạnh tranh với hàng liên doanh. Trớc thực trạng đó, đợc sự giúp đỡ của Nhà nớc, nhà máy đang từng bớc đổi mới quy trình công nghệ, tổ chức lại phơng thức sản xuất và bộ máy quản lý để nâng cao chất l- ợng và hạ giá thành sản phẩm. Cho nên trong những năm gần đây, sản phẩm của Nhà máy ngày càng có uy tín trên thị trờng.

Sau 40 năm xây dựng và trởng thành, nhà máy dệt 8/3 đã trải qua ba lần đổi tên: từ Nhà máy Dệt 8/3, xí nghiệp liên hợp dệt 8/3 và hiện nay gọi là Công ty Dệt 8/3 (theo Nghị định 388, tháng 7/1994). Đây là một doanh nghiệp Nhà nớc có quy mô vào bậc nhất trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm ngành dệt may của Việt Nam. Công ty đã giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động ở Thủ đô, đặc biệt là lao động nữ, góp phần thúc đẩy Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế của cả nớc.

2-/ Vai trò, nhiệm vụ của Công ty Dệt 8/3.

Công ty Dệt 8/3 là doanh nghiệp Nhà nớc, thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, với phơng thức hạch toán: Cân đối thu - chi, bảo đảm có lãi. Công ty Dệt 8/3 hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nớc, theo các quy định của pháp luật, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty. Công ty có nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt, may mặc theo kế hoạch, quy hoạch của Tổng Công ty, theo nhu cầu thị trờng, từ đầu t, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ kiện, thiết bị phụ tùng, sản phẩm dệt, may mặc và các hàng hoá khác liên quan đến ngành dệt, may mặc...

Với thị trờng tiêu thụ rộng lớn, Công ty Dệt 8/3 nhanh chóng có nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngời tiêu dùng với các sản phẩm chủ yếu sau: sợi toàn bộ, sợi bán, vải mộc, vải thành phẩm, vải xuất khẩu... Bên cạnh đó, Công ty cũng đã và đang khai thác thị trờng nớc ngoài bằng các sản phẩm vải xuất khẩu, may xuất khẩu nhằm thu hút sự chú ý, đầu t của các đối tác nớc ngoài và mở rộng thị trờng. Công ty có quan hệ mua bán với rất nhiều nớc trên thế giới nh Italia, Đức, Nhật, Trung Quốc...

3-/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty Dệt 8/3.

a, Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty Dệt 8/3.

Công ty Dệt 8/3 là một đơn vị hạch toán độc lập, có t cách pháp nhân, trực thuộc Tổng Công ty Dệt - may Việt Nam. Đứng đầu Công ty là Ban Giám đốc chỉ đạo trực tiếp xuống từng phòng ban, xí nghiệp thành viên. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng chức năng và các phòng nghiệp vụ.

Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 4 ngời: 1 Tổng Giám đốc, 3 Phó Tổng Giám đốc.

- Tổng giám đốc: là ngời đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm trớc cơ quan chủ quản cấp trên. Ngoài việc uỷ quyền cho các Phó Tổng giám đốc điều hành các công việc của Công ty, Tổng giám đốc còn trực tiếp điều hành các phòng: Kế toán - Tài chính, tổ chức lao động, xuất nhập khẩu.

- Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: là ngời phụ trách về kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất trong Công ty và chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật - Đầu t.

- Phó Tổng giám đốc sản xuất và tiêu thụ: là ngời phụ trách và điều hành phần sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chỉ đạo trực tiếp các phòng: kế hoạch tiêu thụ, kho, bảo vệ - quân sự và các giám đốc của các xí nghiệp thành viên.

- Phó Tổng giám đốc phụ trợ - chất lợng: là ngời phụ trách về việc kiểm tra chất lợng sản phẩm và chỉ đạo trực tiếp phòng KCS.

Các phòng ban chức năng nghiệp vụ: Đợc tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và trợ giúp cho Ban Giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các phòng ban có nhiệm vụ chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ chính sách của Nhà nớc, các nội quy của Công ty và các mệnh lệch của Giám đốc. Ngoài ra các phòng ban còn có nhiệm vụ đề xuất với ban Giám đốc những biện pháp giải quyết những khó khăn vớng mắc gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Công ty. Các phòng ban nghiệp vụ của Công ty gồm:

- Phòng kỹ thuật đầu t : có nhiệm vụ đầu t, chuẩn bị về kỹ thuật cho sản xuất từ khâu thiết kế sản phẩm, quy trình công nghệ đến khâu nhập kho thành phẩm.

- Phòng kế hoạch tiêu thụ: Có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm. Điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể: căn cứ vào các nhu cầu và các thông tin trên thị trờng phòng xây dựng kế hoạch giá thành, kế hoạch giá thành, kế hoạch sản lợng nhằm thu lợi nhuận cao nhất, đảm bảo cung ứng vật t kịp thời với giá cả thấp nhất.

- Phòng kho: Có nhiệm vụ bảo quản vật t, sản phẩm trong Công ty.

- Phòng xuất - nhập khẩu: Giúp Ban lãnh đạo trong việc tìm kiếm thị trờng để tiêu thụ sản phẩm. Phòng có nhiệm vụ xuất những sản phẩm do Công ty sản xuất ra khi có khách hàng và nhập vật t, hoá chất, máy móc, thiết bị cần cho sản xuất, gọi vốn đầu t của nớc ngoài, xây dựng các phơng án đầu t.

- Phòng KCS: Đảm bảo cho công tác kiểm tra chất lợng sản phẩm của toàn Công ty.

- Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ quản lý nhân lực trong Công ty, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, theo dõi ban hành các định mức lao động, tiền lơng, tiền thởng, tổ chức công tác nâng bậc cho công nhân viên.

- Phòng kế toán - tài chính: Giúp lãnh đạo Công ty trong công tác hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Đồng thời,

phòng còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty, xác định nhu cầu về vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản trong Công ty.

- Phòng bảo vệ quân sự: Có chức năng quản lý trật tự an ninh trong Công ty. Giám đốc các xí nghiệp thành viên: chịu sự chỉ đạo của cấp trên. Các Giám đốc này có trách nhiệm quản lý, bảo toàn, phát triển nguồn vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Công ty giao. Giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp là 1 hoặc 2 Phó giám đốc xí nghiệp, trởng ca hoặc trởng ngành, tổ trởng các tổ nghiệp vụ kinh tế - kỹ thuật, các tổ sản xuất.

b, Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:

Công ty Dệt 8/3 có một cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh bao gồm các xí nghiệp sản xuất chính và các xí nghiệp sản xuất phụ.

Các xí nghiệp sản xuất chính: có tổng diện tích 51.380 mét vuông với 3280 công nhân, bao gồm:

- Xí nghiệp sợi: Có diện tích 21.000 mét vuông với 1.650 công nhân, có nhiệm vụ chuyên sản xuất sợi để cung cấp cho dệt vải mộc hoặc cung cấp cho thị trờng.

- Xí nghiệp Dệt: Có diện tích 19.000 mét vuông với 1.097 công nhân, có nhiệm vụ nhận sợi từ xí nghiệp sợi và tiến hành sản xuất vải mộc.

- Xí nghiệp nhuộm: Có diện tích 9.800 mét vuông với 351 công nhân, có nhiệm vụ nhận vải từ xí nghiệp Dệt và tổ chức nhuộm, in hoa.

Các xí nghiệp sản xuất phụ:

- Xí nghiệp Động lực: làm nhiệm vụ cung cấp nớc, năng lợng điện, hơi nớc cho toàn Công ty.

- Xí nghiệp phụ tùng: làm nhiệm vụ sửa chữa máy móc, thiết bị của Công ty. - Xí nghiệp may, dịch vụ: Có diện tích 1.580 mét vuông với 182 công nhân, có nhiệm vụ may quần áo các loại, túi, khăn... là bộ phận sản xuất kinh doanh phụ tận dụng các điều kiện hiện có của công ty để tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngời lao động.

4-/ Kết quả sản xuất một số năm gần đây của Công ty Dệt 8/3.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ Ở CTY DỆT 8-3 (Trang 37 -42 )

×