7. Cấu trúc luận văn
2.3.4 Biện pháp 4 Tổ chức hoạt động thực tế văn học giúp học
dân tộc miền núi hiểu về Hà Nội
Nếu tìm hiểu văn bản tác phẩm qua hệ thống ngôn từ trong sách giáo khoa, học sinh chủ yếu bằng liên tưởng và bằng tưởng tượng để phát hiện ra vẻ đẹp của tác phẩm văn chương, thì hoạt động thực tế văn học là hoạt động thực hành. Thông qua hoạt động thực tế văn học, học sinh được nếm trải, được thể nghiệm, được tận mắt thấy những điều mà nhà văn nói đến trong tác phẩm. Hiểu tác phẩm thông qua liên tưởng, tưởng tượng nhờ hoạt động thực tế văn học các em được quan sát thực tế để soi sáng những tưởng tượng và liên tưởng trong suy nghĩ của các em.
Đối với học sinh dân tộc miền núi vốn sống, vốn hiểu biết hạn hẹp, vì vậy muốn giúp các em nâng cao tầm hiểu biết thì cần thiết có hoạt động thực tế văn học.
Trong thực tế giảng dạy, trường Văn hoá I - Bộ Công an chúng tôi hàng năm đã tổ chức được nhiều đợt tham quan thực tế cho học sinh. Chẳng hạn: thăm quan Đền Hùng để hiểu cội nguồn dân tộc Việt Nam, hiểu được công lao to lớn của các vua Hùng đối với đất nước… cho học sinh lớp 10. Tham quan khu di tích lịch sử ATK Định Hoá - Thái Nguyên để học sinh biết được nôi căn cứ địa cách mạng mà Đảng - Chính Phủ ta lãnh đạo nhân dân thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ, anh dũng, hào hùng… cho học sinh lớp 11.
Đặc biệt học sinh dân tộc miền núi đến học tập tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Tỉnh Thái Nguyên sinh sống ở vùng núi cao xa xôi, hẻo lánh. Đồng bằng - miền biển xa rời trong nhận thức của các em. Vì vậy, hàng năm tổ Ngữ
văn chúng tôi làm tốt việc tổ chức các chuyến đi thực tế văn học cho học sinh lớp 12 tham quan học tập tại quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm quê hương đại thi hào Nguyễn Du, thăm biển Cửa Lò để hiểu thêm về biển, về sóng mà nữ sĩ Xuân Quỳnh diễn tả trong bài thơ “Sóng” … kết thúc mỗi đợt
thăm quan ba ngày chúng tôi yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch. Thông qua kết quả làm bài, học sinh bộc lộ sự hiểu biết của mình về những điều các em quan sát được. Từ thực tế đó, chúng tôi thấy rằng, tham quan thực tế là công việc rất cần thiết đối với dạy học tác phẩm văn chương.
Để giúp học sinh dân tộc thiểu số miền núi rút ngắn được khoảng cách lịch sử - văn hoá khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”, có thể thực hiện các hoạt động thực tế văn học như: Tổ chức tham quan thực tế Hà Nội: tham quan hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, cây si cổ thụ… để học sinh thấy được những chi tiết mà Nguyễn Khải miêu tả trong truyện là có thật. Kết hợp tham quan những ngôi nhà cổ, phố cổ Hà Nội để các em thấy được đấy là một trong những nét đẹp văn hoá nghìn xưa của đất kinh kì còn lưu giữ. Đồng thời, qua liên hệ với cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đưa các em tham quan không gian trong ngôi nhà cổ kính của Hà Nội giúp các em hiểu biết những đồ vật trang trí trong phòng khách của người Hà Nội xưa.