Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải (Trang 95 - 106)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3 Kết quả thực nghiệm

3.2.3.1 Tổ chức đánh giá hiệu quả giờ dạy (qua một bài kiểm tra viết của học sinh)

Nhằm đánh giá kết quả tiếp nhận của học sinh về tác phẩm, luận văn sử dụng câu hỏi kiểm tra học sinh. Nội dung câu hỏi như sau:

Câu 1: Qua nhân vật Bà Hiền, em cảm nhận được những gì về vẻ

đẹp và chiều sâu văn hóa Hà Nội?

Câu 2: Tác giả đã ngợi ca điều gì và phê phán điều gì qua nhân vật

Bà Hiền và nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm?

3.2.3.2. Kết quả bài làm của học sinh.

Luận văn căn cứ vào tiêu chí đánh giá điểm sau đây để phân loại: gồm 5 loại:Giỏi (điểm 9,10); Khá (điểm7,8);Trungbình (điểm 5,6);Yếu (điểm3,4); Kém(điểm 0,1,2). Kết quả cụ thể như sau:

* Số liệu thu được 32 bài, trong đó: - Loại Giỏi : Không

- Loại Khá: 8 bài

- Loại Trung bình: 22 bài - Loại Yếu: 2 bài

- Loại Kém: Không

* Nhận xét chung từ kết quả bài kiểm tra học sinh:

Kết quả làm bài của học sinh cho thấy, mặc dù không có điểm giỏi nhưng điểm khá và điểm trung bình chiếm phần lớn: 30 bài/32 bài (chiếm tỉ lệ 93,75%), điểm yếu có 2 bài (Chiếm tỉ lệ 6,25%), không có bài điểm kém. Đặc biệt từ hình tượng nhân vật Bà Hiền, các em bộc lộ rất đa dạng những cảm nhận của mình về vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa Hà Nội, niềm trân trọng ngưỡng mộ và lời ngợi ca về một người Hà Nội.

Có em cảm nhận được nét đẹp ở Bà Hiền là lối sống đầy bản lĩnh, có cá tính và giàu lòng tự trọng : “Theo em, Bà Hiền là một người Hà Nội rất cá

tính, biết tự quyết định công việc của mình, không bảo thủ, không lạc hậu. Coi trọng vai trò của người phụ nữ. Dám nghĩ, dám làm không bị lòng tự ái ganh đua hay thói thời thượng chen vô. Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, xã hội. Bà Hiền có những lí lẽ sống thật giản dị mà cũng thật giá trị. Bà là một người phụ nữ tuyệt vời, Bà xứng đáng là “hạt bụi vàng” lấp lánh soi sáng đến muôn đời sau.” (em Hoàng Thị Hằng - Dân tộc Tày - Cao Bằng). Cùng suy nghĩ về nét đẹp đó ở nhân vật Bà Hiền, có em học sinh khái quát lại ý kiến nhận xét của mình về nhân vật bà Hiền bằng một câu ngắn gọn: “Lịch lãm, sang trọng, quý phái, thức thời nhưng cũng rất mực bình dị, đời thường. Đó là phẩm giá của con người sống trên mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long” (em Lộc Minh Vũ - Dân tộc Bố Y- Hà Giang).

Có em bộc lộ suy nghĩ theo cách mộc mạc của người dân tộc thiểu số: “Qua nhân vật Bà Hiền em thấy người Hà Nội xưa sống rất sâu sắc, có đầu óc thực tế, có lối sống rất khuôn phép, chuẩn mực. Họ biết tự trọng, có lòng yêu nước nồng nàn, họ không sợ chết mà luôn sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc. Tóm lại ở Bà Hiền toát lên nét đẹp của người Hà Nội, đó là: bao dung, độ lượng, khiêm tốn và tài hoa” (em Hồ Chăn - dân tộc Vân Kiều - Quảng Trị).

Suy nghĩ về lòng tự trọng ở người Hà Nội, em Phùng Văn Quyền - dân tộc Nùng - Lạng Sơn viết: “Em thấy con người Hà Nội rất thẳng thắn, giàu lòng vị tha. Mặc dù xã hội có đổi thay thế nào thì người Hà Nội vẫn giữ cho mình một lối sống thanh lịch, một nhân cách sống chất chứa truyền thống đạo lí của người Việt Nam chúng ta đó là lòng tự trọng. Ở thời đại nào cũng vậy, con người không có lòng tự trọng tức là tự mình làm mất đi nhân cách con người mình”.

Có em lại thích thú với cách ăn uống của người Hà Nội “Em thấy người Hà Nội sắp xếp bữa ăn sang trọng, lịch sự chẳng khác nào một cuộc thi nghệ thuật ẩm thực ” (em Ma Huy Thứ - dân tộc Tày - Tuyên Quang).

Với câu hỏi: Tác giả đã ngợi ca điều gì và phê phán điều gì qua nhân

vật Bà Hiền và nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm? Học sinh dân tộc

miền núi trả lời như sau:

“Tác giả ca ngợi vẻ đẹp và đức tính đáng quí của một người Hà Nội như Bà Hiền, mặc cho thời đại thay đổi nhưng Bà Hiền vẫn giữ được phẩm chất, đạo đức của một người Hà Nội sang trọng, lịch lãm, thông minh, sắc sảo” (em Lò Văn Thắng - dân tộc Thái - Lai Châu) hay “người kể chuyện vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ với nhân vật Bà Hiền - một người phụ nữ rất mực bình thường, có nguyên tắc sống theo một khuôn phép và cho dù cuộc đời có đổi thay thì bà vẫn giữ một lối sống thanh lịch của người Hà Nội không bị lạc vào những bất biến, những đổi thay của cuộc đời”(em Hà Trang Nhung - dân tộc Tày - Bắc Kạn).

Bên cạnh cảm hứng ngợi ca về một người Hà Nội, Nguyễn Khải cũng trực tiếp bộc lộ sự nuối tiếc của tác giả khi Bà Hiền - Hạt bụi vàng của Hà Nội không còn nữa, nhiều bài viết của học sinh phát hiện được cảm hứng nuối tiếc đó của nhà văn. Chẳng hạn: “Nguyễn Khải đã bộc lộ niềm tiếc thương vô hạn của tác giả với Bà Hiền. Nếu một người như bà phải chết đi thật tiếc.Vì bà là ánh vàng mà ở đó hội tụ tất cả nét đẹp văn hóa sống, văn hóa ứng xử của người Hà Nội”(em Vàng A Tú - dân tộc Mông - Điện Biên).

Phát hiện ra giọng điệu phê phán của nhà văn trong truyện ngắn, có một số bài viết tỏ ra hiểu sâu sắc về lối trần thuật của nhà văn. Từ đó phát hiện ra giọng điệu phê phán theo lối nói tự trào của người kể chuyện: “Em thấy người kể chuyện rất hóm hỉnh phê phán việc cách mạng để ý đến nhiều việc của dân quá, việc “chạy theo chị vú” dò hỏi khiến chị phải bực mình. Nhất là khi người kể chuyện nói về cách ăn uống của gia đình mình so với gia đình Bà Hiền. Rõ ràng là tác giả đang nói về mình nhưng với cách kể chuyện đó khiến người đọc không dễ dàng nhận ra ngay được. Đọc đến đoạn miêu tả

cách ăn của gia đình nhân vật “Tôi” trong truyện em thấy buồn cười vì có nét rất giống bữa ăn của người dân vùng cao quê em”(em Tráng Thủy Chung - dân tộc Mông - Lào Cai).

Song, có lẽ ấn tượng đọng lại sâu sắc nhất trong cảm nhận của học sinh dân tộc thiểu số miền núi do truyện ngắn “Một người Hà Nội” mang lại đó là:

Ấn tượng về lối sống của người Hà Nội: “Ấn tượng sâu sắc nhất để lại

trong em khi học “Một người Hà Nội” là cách ăn, mặc, cách nói năng, cách cư xử của con người Hà Nội. Đó là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta cần được bảo tồn lưu giữ”(em Hoàng Anh Tùng - dân tộc Thái - Hòa Bình).

Đó còn là ấn tượng về lòng tự trọng, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh tổ quốc của người Hà Nội: “Ấn

tượng sâu sắc để lại trong em về “Một người Hà Nội” là việc hai con trai của Bà Hiền đều tình nguyện tham gia kháng chiến, Bà Hiền không nghĩ cho riêng mình mà bà nghĩ cho tất cả mọi người. Quyết định của bà là quyết định của một người yêu nước sâu sắc” (em Giàng Thị Ly - dân tộc Mông - Yên Bái).

Có em đã biết bất bình trước hiện tượng ứng xử thiếu văn hóa của một số người Hà Nội ngày nay: “Những người Hà Nội ngày nay đang vô tình đánh mất những giá trị văn hóa của người Hà Nội có hàng ngàn năm. Họ thực dụng, thiếu lễ độ, họ coi khinh những người bình thường (em Bế Thị Việt - dân tộc Tày - Cao Bằng).

PHẦN KẾT LUẬN

1. Đề tài “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở

học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một ngƣời Hà Nội

của nhà văn Nguyễn Khải” có mục đích phát hiện ra những khó khăn trở

ngại, những vướng mắc mà học sinh các dân tộc miền núi gặp phải trong tiếp nhận “Một người Hà Nội”. Từ đó, luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách đó ở đối tượng học sinh này để dạy học có hiệu quả truyện ngắn “Một người Hà Nội”.

Đề tài đã triển khai theo trình tự hợp lý và thu được kết quả bước đầu: Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn làm tiền đề định hướng cho việc phát hiện ra những khoảng cách về lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học “Một người Hà Nội”(Chương I). Luận văn tiến hành khảo sát từ trong thực tế tiếp nhận của học sinh dân tộc miền núi đang học tập tại trường Văn hóa I - Bộ Công an để phát hiện ra những khoảng cách về lịch sử - văn hóa, những nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hóa. Từ đó, luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm rút ngắn những khoảng cách đó ở học sinh dân tộc miền núi khi học “Một người Hà Nội”(Chương II). Cuối cùng, để kiểm tra tính khả thi của những biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học “Một người Hà

Nội” luận văn đã đề xuất một thiết kế bài dạy phù hợp với năng lực cảm thụ

và năng lực tư duy của học sinh dân tộc miền núi. Từ thiết kế bài dạy, luận văn tiến hành dạy một giờ thực nghiệm cho đối tượng học sinh là người dân tộc miền núi đang học tập tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Tỉnh Thái Nguyên để kiểm tra tính khả thi của những vấn đề mà luận văn đề xuất (Chương III).

2. Không phải mọi vấn đề về khoảng cách trong tiếp nhận được đặt ra và giải quyết triệt để ở luận văn này. Do điều kiện chủ quan và khách quan,

người thực hiện luận văn chỉ tiến hành khảo sát và dạy thực nghiệm trong phạm vi nhỏ hẹp cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi đang học tập tại trường Văn hóa I - Bộ Công an. Luận văn cũng chưa tiến hành dạy đối chứng để so sánh hiệu quả trong tiếp nhận của học sinh về “Một

người Hà Nội”. Đặc biệt, luận văn mới chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ,

hạn hẹp trong khoảng trời kiến thức rộng lớn về khoảng cách trong tiếp nhận đó là khoảng cách về lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy

học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. Những biện pháp mà luận văn đề

xuất cũng chỉ là ý tưởng được nảy sinh và xuất phát trong thực tế giảng dạy cho đối tượng học sinh là người dân tộc sinh sống ở các tỉnh miền núi của nước ta. Vì vậy để giải quyết vấn đề khoảng cách trong tiếp nhận ở đối tượng học sinh này cũng cần có một quá trình công phu hơn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng hơn, triệt để và khoa học hơn. Từ những lí do đó, luận văn còn là một hệ thống mở cho quá trình nghiên cứu những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh các dân tộc thiếu số miền núi khi học tác phẩm văn chương nghệ thuật thuộc những thể loại khác nhau.

3. Người thực hiện luận văn đã cố gắng kế thừa những công trình khoa học và những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước. Song quả thực đây là vấn đề rất khó đối với việc nghiên cứu một văn bản tác phẩm hoàn toàn mới mẻ đối với cả người dạy và người học, cũng là một tác phẩm đang có nhiều tranh luận, nhiều bàn cãi về những cách hiểu chưa thống nhất. Khi đề tài hoàn thành người thực hiện luận văn hi vọng những vấn đề được đề cập trong công trình này sẽ là một “kế sách” nhỏ bé giúp bạn bè đồng nghiệp tham khảo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với việc tìm hiểu văn bản tác phẩm viết về miền xuôi cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi.

Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ khó tránh khỏi những mặt hạn chế và người thực hiện luận văn này rất mong nhận được những ý

kiến đóng góp chân thành, sâu sắc của các giáo sư, tiến sĩ, bạn bè đồng nghiệp để đề tài thực sự trở thành một lời giải cho vấn đề khoảng cách trong tiếp nhận và những biện pháp rút ngắn khoảng cách này cho đối tượng học sinh là người dân tộc miền núi khi đọc - cảm văn bản tác phẩm viết về miền xuôi, về Hà Nội. Đặc biệt, 1000 Thăng Long - Hà Nội đang đến rất gần, việc làm gần lại khoảng cách tiếp nhận ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” chính là chúng ta đang khơi dậy ở các em một nét đẹp truyền thống của cội nguồn Việt Nam chúng ta: “Uống nước nhớ nguồn,

Ăn quả nhớ người trồng cây”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Bính (2000), Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ, tỏa sáng,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Hoàng Hữu Bội (1993), “Từ những bài thi vào đại học năm 1993, ta biết được gì về dạy và học văn ở miền núi”, Tạp chí văn học, (3).

3. Hoàng Hữu Bội (1997), Dạy và học tác phẩm văn học ở trường phổ thông

trung học miền núi, Nhà xuất bản giáo dục.

4. Hoàng Hữu Bội (2003), Thiết kế bài học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp,

Nhà xuất bản giáo dục.

5. Hoàng Hữu Bội (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (Nâng cao), Nhà xuất bản giáo dục.

6. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB- ĐHSP, Hà Nội.

7. Nguyễn Viết Chức (2002), Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên. Viện văn hóa và NXB văn hóa - thông tin, Hà Nội.

8. Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Lê Huân (2008), Giới thiệu giáo án Ngữ văn

12 - tập II, Nhà xuất bản Hà Nội.

9. Hồ Ngọc Đại (1994), Tâm lý dạy học, Nhà xuất bản giáo dục.

10. Phạm Văn Đồng (1973), “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”.

Tạp chí nghiên cứu giáo dục (tháng 11).

11. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm. NXB Văn học.

12. Nguyễn Văn Đường (2008), Thiết kế bài giảng ngữ Văn 12, tập2 , NXB Hà Nội.

13. Phùng Đức Hải (1991), “Vài nhận xét về đặc điểm tâm lí của học sinh THPT miền núi”, Tạp chí nghiên cứu GD, (số 9).

14. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1998), Từ điển thuật ngữ

15. Nguyễn Thị Hằng (1999), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kì đổi mới. Trường ĐHSP Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông,

NXB- ĐHQG, Hà Nội.

17. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo

dục.

18. Nguyễn Thanh Hùng (Bài giảng chuyên đề SĐH), Năng lực đọc - hiểu tác

phẩm văn chương của học sinh THPT.

19. Nguyễn Thanh Hùng, Loi thoi với việc đọc - hiểu văn ở CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam (Báo cáo tham dự hội thảo tháng 5/2004).

20. Nguyễn Thị Huệ, “Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần đây” (1999), Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, (tháng 10). 21. Nguyễn Thị Huệ (1999), “Nguyễn Khải trong nhận thức mới về con người trước các lựa chọn lịch sử”, Tạp chí Tác phẩm mới, (số 11).

22. Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB - ĐHQG Hà Nội.

23. Vi Hồng (1992), “Dạy và học văn ở miền núi”, Tạp chí văn học, số 2. 24. Vi Hồng (1992), Sự thật với việc học văn chương, Tạp chí Đại học, (số 3).

25. Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn 12 (2008).

Bộ Giáo dục - Đào tạo.

26. Nguyễn Khải (1982), Gặp gỡ cuối năm, NXB Tác phẩm mới. 27. Nguyễn Khải (1982), Thời gian của người, NXB Tác phẩm mới. 28. Nguyễn Khải (1995), Hà Nội trong mắt tôi, NXB Hà Nội.

29. Phạm Luận - Hoàng Hữu Bội (1994), Dạy và học thơ cổ ở trường cấp II

30. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường

phổ thông, Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997- 2000 cho giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải (Trang 95 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)