Giải thích thiết kế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải (Trang 90 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2 Giải thích thiết kế

Dựa vào kết quả khảo sát trong quá trình tìm ra những khoảng cách về lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi tiếp nhận truyện ngắn “Một

người Hà Nội”, luận văn đề xuất một thiết kế bài dạy hướng vào khả năng

cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi. Cụ thể là:

* Về hướng dạy

Trước khi định hướng nội dung bài dạy, người thực hiện luận văn đã tham khảo một số thiết kế bài dạy về truyện ngắn “Một người Hà Nội”, mỗi

tài liệu có hướng khai thác nội dung khác nhau:

- Cuốn sách giáo viên Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục 2008 (chương trình nâng cao) định hướng cho giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa như sau:

1. Cách thu xếp việc nhà, việc dạy con của Bà Hiền. 2. Thái độ của nhà văn trước lời nhận xét của Bà Hiền.

3. Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Khải trong tác phẩm và đoạn văn trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm.

4.Tìm hiểu nét đẹp trong nhân cách của nhân vật Bà Hiền. 5.Tìm hiểu nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm.

- Thiết kế bài dạy của một giáo viên Ngữ văn có nhiều kinh nghiệm đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Lương Ngọc Quyến của Tỉnh Thái Nguyên định hướng khai thác văn bản theo các bước:

1.Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Khải.

2. Tìm hiểu hình tượng nhân vật Bà Hiền với các nội dung sau: 2.1 Bà Hiền trong mối quan hệ với gia đình:

* Thời trẻ: Bà là một người con gái đẹp, yêu văn chương.

* Thời làm vợ, làm mẹ: Bà là một người phụ nữ biết nhìn xa, trông rộng. Đồng thời bà cũng là một người vợ có tài trong việc quản lý gia đình.

2.2 Bà Hiền trong mối quan hệ với xã hội:

* Nguồn gốc xuất thân của Bà Hiền: Bà Hiền sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội, thông minh và có nhan sắc.

* Trong kháng chiến chống Pháp: Bà Hiền sống ở Hà Nội vì bà không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác. Đó cũng là cách thể hiện lòng yêu mến Hà Nội của bà.

* Khi Hà Nội được giải phóng: Bà Hiền khôn ngoan, nhanh nhẹn thích ứng nhanh với thời cuộc.

* Thời kì miền Bắc bị đế quốc Mĩ tàn phá: Bà Hiền đồng ý để con trai ra trận. Đó là ý thức công dân của “một người Hà Nội” trước vận mệnh đất nước.

* Sau chiến thắng mùa xuân 1975: Bà Hiền vẫn là một người Hà Nội xưa không thay đổi, bà vẫn giữ lại hồn văn hóa của mảnh đất kinh kì trong ngôi nhà cổ kính của mình.

3. Tìm hiểu hình tượng nhân vật “Tôi”:

Trong truyện ngắn Một người Hà Nội, nhân vật “Tôi” là một người

chứng kiến, tham gia vào những chặng đường lịch sử của dân tộc. Anh ta có một sự quan sát nhạy bén, sắc sảo. Đồng thời, anh ta cũng là người gắn bó thiết tha với đất nước. Cảm phục trước con người bình thường mà tỏa sáng nhân cách.

4. Tìm hiểu những đặc sắc về nghệ thuật.

- Giọng điệu trần thuật là một giọng điệu trải đời, vừa tự nhiên dân dã vừa nặng trĩu suy tư, vừa giàu chất triết lí, vừa mang đậm tính đa thanh.

- Tạo tình huống gặp gỡ giữa các nhân vật để họ bộc lộ tính cách.

Luận văn không làm như vậy mà hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Đó là, từ việc tìm hiểu cốt truyện giáo viên hướng học sinh khai thác văn bản tác phẩm ở hai nhân vật chính (Nhân vật Bà Hiền và nhân vật “Tôi”); giọng kể chuyện. Cụ thể như sau:

1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật Bà Hiền qua các chặng đường đời:

1.1 Bà Hiền thời son trẻ.

1.2 Bà Hiền thời làm vợ, làm mẹ. 1.3 Bà Hiền lúc tuổi già.

2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét đẹp văn hóa Hà Nội tỏa ra từ nhân vật Bà Hiền.

3.Tìm hiểu giọng kể của nhân vật “Tôi”- người kể chuyện. * Về phương pháp

Một số thiết kế trong các sách tham khảo hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật Bà Hiền từ nhận định khái quát.

Thiết kế của giáo viên Ngữ văn trường THPT Lương Ngọc Quyến- Thành phố Thái Nguyên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật Bà Hiền bằng một câu hỏi mang tính chất tổng hợp: Nhân vật Bà Hiền được miêu

tả ở những góc độ nào? trên những phương diện nào? Nhận xét về đặc điểm, tính cách nhân vật? Vì sao tác giả gọi bà là hạt bụi vàng của Hà Nội? Với câu hỏi này, buộc học sinh phải có năng lực khái quát vấn đề, chọn ra những chi tiết mà nhà văn miêu tả về nhân vật Bà Hiền trong toàn bộ tác phẩm rồi khái quát thành luận điểm. Cách khai thác này, không chỉ khó đối với học sinh THPT nói chung lại càng khó khăn hơn với học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi.

Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2, NXB - Giáo dục 2008 (chương trình nâng cao) hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Bà Hiền đan xen với nhân vật “Tôi”- người kể chuyện và nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm. Cách khai thác văn bản tác phẩm như thế vừa lặp lại nội dung vừa gây ra cho học sinh dân tộc miền núi sự lúng túng, mơ hồ, khó hiểu, có thể sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn nét tính cách của nhân vật Bà Hiền với nhân vật “Tôi”.

Hướng khai thác truyện ngắn “Một người Hà Nội” như các tài liệu trên,

học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi khó có thể nắm bắt được. Bởi vì các em phải phát hiện vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa Hà Nội từ nhân vật Bà Hiền qua cách cư xử, nói năng, cách dạy con... khi mà vốn sống, vốn hiểu biết về chiều sâu văn hóa Hà Nội còn hạn hẹp thì vấn đề trong tác phẩm hoàn toàn xa lạ với nhận thức của học sinh dân tộc miền núi.

Để học sinh dân tộc miền núi chiếm lĩnh được nội dung đã xác định ở trên, luận văn dùng một hệ thống lời gợi dẫn để kích thích các em tưởng

Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật Bà Hiền qua các chặng đường đời, giáo viên nêu câu hỏi gợi dẫn cụ thể sát với nội dung các chi tiết được miêu tả trong tác phẩm để họ dễ dàng phát hiện.Ví dụ câu hỏi phát hiện nét đẹp tính cách của Bà Hiền thời son trẻ: Ở đoạn 2 của

tác phẩm, người kể chuyện cho biết thời con gái Bà Hiền là một cô gái đẹp, thông minh được bố mẹ cho phép mở phòng tiếp khách văn chương. Vậy mà cô gái đó đã chọn chồng như thế nào? Chi tiết đó nói lên tính cách gì ở bà? Là những người đang trưởng thành, các em học được điều gì ở Bà Hiền?

Trong hệ thống câu hỏi, giáo viên thường gắn với cách cảm, cách nghĩ của người dân tộc miền núi. Ví dụ, câu hỏi về cách dạy con của Bà Hiền: “Bà

Hiền đã dạy con như thế nào và cách dạy đó đã đem lại kết quả ra sao? những bậc làm cha, làm mẹ nói chung và người miền núi nói riêng có thể học tập được điều gì về cách dạy dỗ con cái của Bà Hiền?” hoặc câu hỏi nêu cảm

nhận của học sinh về nét đẹp văn hóa Hà Nội: “Bằng cảm nhận của người

dân tộc miền núi, em thấy ở Bà Hiền đã toát lên những nét đẹp văn hóa nào của người Hà Nội?”

Đây cũng là một phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khi đến với một tác phẩm văn chương nghệ thuật. Với cách thiết kế trình bày ở trên, luận văn tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của nội dung bài dạy.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)