Khái niệm hành động hỏi

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình (Khảo sát từ góc độ lịch sự - Trên ngữ liệu Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên) (Trang 58 - 59)

4. Phỏng vấn và phỏng vấn truyền hình

3.1.1. Khái niệm hành động hỏi

Theo sự phân loại một số hành động ở lời và những điều kiện thỏa mãn của Searle, hành động hỏi được miêu tả phải thỏa mãn như sau:

" Hỏi (question)

a. Nội dung mệnh đề: Tất các các mệnh đề hay hàm mệnh đề. b. Chuẩn bị:

1. S không biết lời giải đáp.

2. Cả đối với S; cả đối với H không chắc rằng bất kể thế nào H cũng cung cấp thông tin ngay lúc trò chuyện nếu S không hỏi.

c. Chân thành: S mong muốn có được thông tin đó.

d. Căn bản: Nhằm cố gắng nhận được thông tin từ H" [3, 199]

Theo đó thì hành động hỏi được xếp vào nhóm hành động điều khiển. Vì vậy dựa trên bốn tiêu chí phân loại thì hành động hỏi có các nét khu biệt như sau: Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thể hiện một hành động ở tương lai; hướng khớp ghép hiện thực - lời; trạng thái tâm lý là sự mong muốn của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp2. Và hành động hỏi là một trong những hành động có khả năng đe dọa thể diện cao.

Trong phỏng vấn báo chí nói chung và phỏng vấn truyền hình nói riêng, hành động hỏi chiếm số lượng khá lớn trong các hành động ngôn ngữ được sử dụng. Có thể nói hành động này có ý nghĩa quyết định lớn nhất đến sự thành công của cuộc phỏng vấn. Bởi vì thông qua hành động hỏi, tính chất, nội dung và cách thức thể hiện tác động trực tiếp đến lượng tin đưa ra và đối tượng phỏng vấn. Để đảm bảo cho một cuộc phỏng vấn nói chung và phỏng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59

vấn truyền hình nói riêng thì giữa người phóng viên và người được phỏng vấn cần có mối quan hệ tương thích nhất định. Bỏi nếu không có mối quan hệ này thì kết quả phỏng vấn sẽ không như mong muốn. Vì vậy, người phỏng vấn cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc hỏi nhất định như: Về hình thức có thể đặt câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp, đóng hoặc mở. Về nội dung, quyền hạn, phóng viên có quyền được hỏi bất cứ những gì xung quanh nội dung phỏng vấn đã được thông báo trước miễn là không vi phạm pháp luật và đạo đức. Tuy nhiên như đã nói ở trên trạng thái tâm lý của hai bên tham gia hành động hỏi có ảnh hưởng khá lớn trong hành động này. Do đó người phóng viên phải tùy vào thái độ, trạng thái tâm lý, tính cách, tình cảm mà đưa ra những hành động hỏi phù hợp. Và dù ở dạng câu hỏi nào thì phóng viên cũng nên tuân theo nguyên tắc mà Giôn Xanetxki đã nhận định: "Câu hỏi phải thật cởi mở, trung lập và đơn giản. Những câu hỏi công khai (cởi mở, thẳng thắn) sẽ bắt đối tượng phỏng vấn phải suy nghĩ về nội dung các câu trả lời. Các câu hỏi trung lập tạo điều kiện lý tưởng để người được phỏng vấn bày tỏ quan điểm" [17, 48].

Như vậy trong phỏng vấn, hành động hỏi rất đa dạng. Có khi là các câu hỏi trực tiếp nhằm thu thập thông tin trực tiếp nhưng cũng có khi câu hỏi thực hiện hành vi gián tiếp nhằm để mỉa mai, châm biếm, nghi ngờ,... Ở nội dung này, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát và làm rõ hành động hỏi không thỏa mãn tính lịch sự trong truyền hình. Hay nói cách khác là hành động hỏi đe dọa thể diện của đối tượng được hỏi.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình (Khảo sát từ góc độ lịch sự - Trên ngữ liệu Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên) (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)