Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình (Khảo sát từ góc độ lịch sự - Trên ngữ liệu Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên) (Trang 77 - 79)

4. Phỏng vấn và phỏng vấn truyền hình

3.5.2.Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp

GS. Đỗ Hữu Châu nói về hành vi ngôn ngữ gián tiếp như sau: "Một hành vi được sử dụng gián tiếp là hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác" [3, 146]. Như vậy, trong giao tiếp, khi người giao tiếp trực tiếp sử dụng một hành động (hành vi) ở lời A để nhằm chính vào hiệu quả ở lời A thì đó là hành động ngôn ngữ được dùng theo lối trực tiếp còn khi hành động ở lời A được sử dụng những lại nhằm hiệu quả ở một hành động ở lời B thì đó là hiện tượng sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp.

Trong phỏng vấn truyền hình, bên cạnh những câu hỏi mang tính chất trực tiếp thì còn có những hành động ngôn từ được thực hiện với hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Những hành động gián tiếp này làm giảm thiểu mức độ gay gắt mà những hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm đe dọa thể diện gây ra. Đó là những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78

hành động hỏi có hiệu lực gián tiếp là thỉnh cầu hoặc hành động cầu khiến có hiệu lực gián tiếp là chê....

Ví dụ: Hiện nay việc phát triển kinh tế của Võ Nhai còn gặp nhiều khó

khăn do điều kiện tự nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật mà đời sống nhân Võ Nhai vẫn đang bước đi những bước chậm chạp. Từ kinh tế chậm phát triển kéo theo nhiều vấn đề xã hội đặc biệt là vấn đề các bạn không có điều kiện đến trường còn cao như các xã: Sảng Mộc, Nghinh Tường, Thần Sa… Thưa các Bác lãnh đạo vấn đề chúng cháu quan tâm là chúng ta có những biện pháp gì để giúp các bạn đó có điều kiện đến trường mà không phải nghỉ học giữa chừng? [Chƣơng trình truyền hình diễn đàn "Trẻ em với các mục tiêu về trẻ em 2009]

Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy có 189 hành động ngôn ngữ xuất hiện. Và cấu trúc gián tiếp ước lệ: "có thể... (không)" xuất hiện 24 lần. Cấu trúc này làm cho hành vi hỏi có hiệu lực gián tiếp là hành vi thỉnh cầu, cầu khiến.

Ngoài ra còn có một số cấu trúc khác không điển hình như: hỏi để khẳng định, hỏi để chê, cầu khiến để hỏi...

Ví dụ: Trẻ em hôm nay được sống trong gia đình, được yêu thương, chăm sóc, được sự đùm bọc của cha mẹ, thầy cô. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số trẻ em phải sống trong sự sao nhãng, thiếu quan tâm của cha mẹ. Nguyên nhân chủ yếu mà chúng cháu biết là do cha mẹ vô tâm, thờ ơ với con cái, có thể do cha mẹ bận làm ăn hoặc điều kiện kinh tế gia đình khó khăn... Trẻ em bị sao nhãng quan tâm thường tự ti, mặc cảm, sống khép mình trước tập thể và rất dễ dẫn đến việc sa sút trong học tập, thậm chí bỏ đi lang thang, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

Chúng cháu mong các cơ quan liên quan cần có những biện pháp để giảm bớt tình trạng trẻ em bị sao nhãng, thiếu quan tâm để trẻ em có thể phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79

toàn diện và để cha mẹ quan tâm đến con cái nhiều hơn.[ Chƣơng trình truyền hình diễn đàn "Trẻ em với các mục tiêu về trẻ em 2009]

Có thể nói các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trên đã giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện đối với những đối tượng được phỏng vấn. Hay nói cách với các hành vi ngôn ngữ gián tiếp này phóng viên làm "dịu hóa" hay "mềm hóa" các hành vi ngôn ngữ trực tiếp đe dọa thể diện cao.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình (Khảo sát từ góc độ lịch sự - Trên ngữ liệu Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên) (Trang 77 - 79)