Về mặt hạch toán:

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp sản xuất cao su nhựa – kinh doanh thương mại phương viên (Trang 59 - 65)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TỔCHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

3.2.1 Về mặt hạch toán:

3.2.1.1 Cách tính lương:

Cách tính lương theo thời gian như vậy có thể coi là hợp lý. Bởi cách tính lương này sẽ giúp các nhạn viên phòng ban thêm gắn bó với Xí nghiệp. Ngoài ra, Xí nghiệp cũng cần đưa ra những mức thưởng hấp dẫn nhằm tạo động lực cho nhân viên tích cực sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

b) Đối với công nhân ở Phân xưởng sản xuất và nhân viên bán hàng ở Cửa hàng xe máy:

Xí nghiệp nên tính lương theo hình thức trả lương theo sản phẩm hoặc hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với trả lương theo sản phẩm. Như vậy sẽ giúp Xí nghiệp quản lý chính xác hơn về năng suất lao động và tạo được sự công bằng giữa kết quả lao động và tiền lương của người lao động, từ đó tạo động lực cho người lao động cống hiến sức lao động của mình cho Xí nghiệp. Xí nghiệp có thể tham khảo các cách tính cụ thể sau:

Cách 1: Cách tính lương theo sản phẩm:

Đối với công nhân ở Phân xưởng sản xuất: Tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định, không chịu bất cứ một sự hạn chế nào:

Tiền lương

chính =

Số lượng sản phẩm hoàn

thành đúng quy cách x

Đơn giá tiền lương sản phẩm

Đối với nhân viên bán hàng ở Cửa hàng xe máy, Tiền lương phải trả được tính dựa trên doanh số bán hàng và phần trăm hoa hồng cho nhân viên bán hàng:

Tiền lương

chính =

Doanh số bán hàng của từng nhân viên x

Hoa hồng cho nhân viên

Tiền lương thực lĩnh của cả công nhân ở Phân xưởng sản xuất và nhân viên bán hàng ở Cửa hàng xe máy được tính theo công thức:

Tiền lương thực lĩnh = Tiền lương chính + Tiền thưởng + Các khoản phụ cấp - Tạm ứng - BHXH, BHYT, BHTN Ví dụ 1: Trong tháng, ông Nguyễn Văn Phương (công nhân Phân xưởng) hoàn thành được 250 sản phẩm đúng quy cách. Xí nghiệp quy định đơn giá tiền lương phải trả cho 1 sản phảm mà ông Phương sản xuất là 11.500 đồng/sản phẩm. Ông Phương được hưởng phụ cấp độc hại 300.000 đồng và các khoản bảo hiểm trừ vào lương là 301.875 đồng. Tiền lương phải trả tính cho ông Phương là:

Tiền lương chính = 250 x 11.500 = 2.875.000 đồng.

Tiền lương thực lĩnh = 2.875.000 + 300.000 – 301.875 = 2.873.125 đồng. Ví dụ 2: Trong tháng, doanh số bán hàng của chị Nguyễn Thi Phượng (nhân viên bán hàng) là 62.000.000 đồng. Mức hoa hồng Xí nghiệp quy định trả cho nhân viên là 5% doanh số bán hàng mà nhân viên đem lại cho cửa hàng. Các khoản bào hiểm trừ vào lương chị Phượng là 325.500 đồng. Tiền lương phải trả cho chị Phượng là:

Tiền lương chính = 62.000.000 x 5% = 3.100.000 đồng.

Tiền lương thực lĩnh = 3.100.000 – 325.500 = 2.774.500 đồng.

Ngoài ra, Xí nghiệp nên trao thưởng theo tháng, như vậy, phần thưởng sẽ kịp thời kích thích tinh thần làm việc của người lao động, tạo động lực cho họ làm việc và sáng tạo và cống hiến. Tiền thưởng nên được xây dựng cơ bản dựa trên tiêu chí hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Cách 2: Cách tính lương theo sản phẩm kết hợp với tính lương theo thời gian:

Cách tính lương này là sự kết hợp giữa cả hai hình thức lương thời gian và lương sản phẩm nên nó đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm, thâm niên làm việc trong Xí nghiệp và chất lượng cũng như doanh số sản phẩm. Tuy nhiên, cách tính lương này lại tương đối phức tạp.

+ Lương thời gian: Lương thời

gian

= Mức lương tối thiểu x Hệ số lương 26

+ Lương sản phẩm:

Tính cho công nhân viên tại Phân xưởng: Tiền lương

sản phẩm =

Số lượng sản phẩm hoàn

thành đúng quy cách x

Đơn giá tiền lương sản phẩm Tính cho nhân viên tại Cửa hàng xe máy:

Tiền lương

sản phẩm =

Doanh số bán hàng của từng nhân viên x

Hoa hồng cho nhân viên + Tiền lương chính:

Tiền lương chính = Tiền lương thời gian + Tiền lương sản phẩm +Tiền lương thực lĩnh: Tiền lương thực lĩnh = Tiền lương chính + Tiền thưởng + Các khoản phụ cấp - Tạm ứng - BHXH, BHYT, BHTN Ví dụ 1: Trong tháng, ông Nguyễn Văn Phương (công nhân Phân xưởng) làm được 26 công, hoàn thành được 250 sản phẩm đúng quy cách. Xí nghiệp quy định đơn giá tiền lương phải trả cho 1 sản phảm mà ông Phương sản xuất là 7.000 đồng/sản phẩm. Ông Phương có hệ số lương là 1,15 và mức lương tối thiểu được quy định là 1.050.000 đồng. Ông Phương được hưởng phụ cấp độc hại 300.000 đồng và các khoản bảo hiểm trừ vào lương là 310.538 đồng. Tiền lương phải trả tính cho ông Phương là:

26

Lương sản phẩm = 250 x 7.000 = 1.750.000 đồng.

Lương chính = 1.207.500 + 1.750.000 = 2.957.500 đồng.

Lương thực lĩnh = 2.957.500 + 300.000 – 310.538 = 2.946.962 đồng.

Ví dụ 2: Trong tháng, doanh số bán hàng của chị Nguyễn Thi Phượng (nhân viên bán hàng) là 62.000.000 đồng, chị làm đủ 26 công. Mức hoa hồng Xí nghiệp quy định trả cho nhân viên là 2,6% doanh số bán hàng mà nhân viên đem lại cho cửa hàng. Mức lương tối thiểu quy định là 1.050.000 đồng, hệ số lương của chị Phượng là 1,10. Các khoản bào hiểm trừ vào lương chị Phượng là 290.535 đồng. Tiền lương phải trả cho chị Phượng là:

Lương thời gian = 1.050.000 x 1,10 x 26 = 1.155.000 đồng. 26 Lương sản phẩm = 62.000.000 x 2.6% = 1.612.000 đồng. Lương chính = 1.155.000 + 1.612.000 = 2.767.000 đồng. Lương thực lĩnh = 2.767.000 – 290.535 = 2.476.465 đồng.

3.2.1.3 Cách tính các khoản trích theo lương:

Trong giai đoạn 2012 - 2013, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích BHXH theo tỷ lệ 24% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả ngừoi lao động, trong đó: 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, 7% trừ vào lương của người lao động.

Từ ngày 01/01/2014, theo quy định tại Điều 5 Quyết định 1111/QĐ-BHXH thì tỷ lệ trích BHXH là 26% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả người lao động trong tháng, trong đó: 18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Xí nghiệp, 8% trừ vào lương của người lao động.

Các khoản trích theo lương còn lại (BHYT, BHTN, KPCĐ) vẫn theo tỷ lệ cũ. Các cán bộ, nhân viên kế toán trong Xí nghiệp, đặc biệt là nhân kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng cần cập nhật tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Ví dụ, Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương trong tháng 01/2014 sẽ được lập như sau:

Đơn vị: XN SX cao su nhựa-KDTM Phương Viên ĐC: Ngô Quyển - Hải Phòng

BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Tháng 01 năm 2014

(ĐVT: VNĐ)

STT Bộ phận

Lương cơ

bản Thu nhập Các khoản giảm trừ lương của người lao độngBHXH BHYT BHTN Cộng BHXHCác khoản trích theo lương tính vào chi phíBHYT KPCĐ BHTN Cộng

1 A 2 3 4=2x8% 5=2x1,5% 6=2x1% 7=4+5+6 8=2x18% 9=2x3% 10=3x2% 11=2x1% 12=8+9 +10+11 1 NCTT 45.521.986 52.485.741 3.641.759 682.830 455.220 4.779.809 8.193.957 1.365.660 1.049.715 455.220 11.064.552 2 QL PX 6.472.154 7.215.354 517.772 97.082 64.722 679.576 1.164.988 194.164 144.307 64.722 1.568.181 3 BH 25.145.328 27.459.823 2.011.626 377.180 251.453 2.640.259 4.526.159 754.360 549.197 251.453 6.081.169 4 QL DN 40.258.621 45.124.968 3.220.690 603.879 402.586 4.227.155 7.246.552 1.207.759 902.499 402.586 9.759.396 Cộng 117.398.089 132.285.88 6 9.391.847 1.760.971 1.173.981 12.326.799 21.131.65 6 3.521.943 2.645.71 8 1.173.981 28.473.297 Ngày 30 tháng 01 năm 2014. Người lập (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên)

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp sản xuất cao su nhựa – kinh doanh thương mại phương viên (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w