6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. SINH SẢN SINH DƯỠNG
Quá trình sinh sản sinh dưỡng được tiến hành trên những phần riêng lẽ của cơ thể. Phần lớn các loài sinh sản theo hình thức này thường không chuyên hóa chức năng sinh sản.
Có bốn hình thức sinh sản theo kiểu sinh dưỡng ứng với hình thái của chúng:
+ Tảo đơn bào: Sinh sản bằng cách phân chia tế bào,thường gặp ở tảo
lam(cyanophyta) và tảo mắt (euglenophyta).
- Từ một tế bào mẹ phân cắt thành hai tế bào mới.
+ Tảo dạng tập đoàn : Sinh sản bằng cách phân tách những tập đoàn có kích thước
nhỏ hay thành những tập đoàn mới ngay trên tập đoàn mẹ, như tập đoàn Volvox…
+ Tảo dạng sợi: Tạo thành các đoạn nhỏ hay đứt đoạn tự nhiên,kiểu sinh sản này
thường gặp ở: Oscollatoria,Octoc,Lyngbya…
+ Tảo dạng tản: Sinh sản nhờ tách một phần trên cơ thể mẹ,cơ thể con dính lên cơ
- Phân cắt tảo đoạn: Chúng cho ra các đọan ngắn,rời khỏi cơ thể mẹ thành một cơ
thể khác. Chúng rời khỏi cơ thể mẹ bằng cách trượt. Trong hình thức sinh sản bằng cách tảo đoạn này thì có 2 dạng đó là gián bào và hoại bào.
+ Gián bào: Là một hay hai tế bào gần nhau hóa nhầy thành một Chất đều hòa.Tế bào gần đó nhờ vậy rời nhau dễ dàng và tản đứt tại vị trí ấy.
+ Hoại bào: một tế bào trở nên vàng và vách ngang của chúng lõm,tế bào đó dần tan đi làm cho tảo đoạn rời ra.
- Cầu hành: (propagula)
Loài Sphacelaria rigidula (thuộc lớp tảo nâu) khi gặp điều kiện nhiệt độ cao: 12- 200C và trong điều kiện ngày dài: 16h chiếu sáng sẽ hình thành nhánh sinh sản còn gọi là cầu hành. Cầu hành được hình thành một bên của tản, thường mang 2 nhánh, hiếm khi 3. Cầu hành nối với tản bằng một lớp tế bào mỏng nên rất dễ phát tán và nảy chồi thành tản mới.
- Nảy chồi: Cây con được hình thành trực tiếp trên cây mẹ, sau đó tách ra khỏi cây
mẹ phát triển thành cá thể mới.