Cách thức tổ chức dạy học có thể khai thác khả năng hỗ trợ của website

Một phần của tài liệu Xây dựng nôi dung trang web hỗ trợ viêc dạy học chương vectơ trong không gian quan hệ vuông góc theo chương trình toán lớp 11, trường trung học phổ thông (Trang 66 - 82)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2Cách thức tổ chức dạy học có thể khai thác khả năng hỗ trợ của website

của website dạy học chƣơng “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” .

2.3.2.1. Hình thức 1. Giúp học sinh tự học. a- Tổ chức cho học sinh tự học tại lớp.

Có hai hình thức để các em tự học ở trên lớp đó là : bản thân các em tự học tập độc lập , các em tự học theo nhóm , mỗi hình thức này đều có những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

* Bản thân HS tự học tập độc lập tại lớp .

Với hình thức này lớp học được tổ chức tại phòng máy tính của nhà trường, mỗi HS được sử dụng một máy tính. Khi đó n hiệm vụ chung của cả lớp được GV chia thành các nhiệm vụ nhỏ để giao cho mỗi HS tuy nhiên mỗi HS đều phải ý thức được rằng, tuy các hoạt động là độc lập nhưng thành công của bản thân chính là thành công của cả lớp và ngược lại.

Đặc điểm của h ình thức này là: HS có điều kiện phát huy hết khả năng của bản thân; đối với những em học khá trong một thời điểm có thể giải quyết nhiều bài toán khác nhau; phù hợp với việc nhận thức chênh lệch trong lớp học (những em học khá thì giải quyết được nhiều bài toán từ dễ đến khó , những em học yếu hơn thì giải quyết những bài tập vừa sức ). Vì thế mà t uỳ mức độ khả năng của bản thân mà HS được khuyến khích đảm nhận những nhiệm vụ vừa sức sẽ làm cho các em có hứng thú học tập hơn . Điều đó đòi hỏi trình độ phân tích, tổng hợp vấn đề của GV ở mức cao để đảm bảo giờ học không phân tán, đảm bảo HS nắm được nội dung kiến thức cơ bản sau mỗi giờ học.

* Tổ chức cho học sinh học tập “cộng tác” theo nhóm nhỏ tại lớp . Với hình thức này lớp học được chia nhỏ theo từng nhóm và mỗi nhóm không quá 7 HS. Mỗi nhóm phải có tối thiểu một máy tính, khi đó nhiệm vụ chung của

lớp được chia cho mỗi nhóm , tuy nhiên mỗi HS trong mỗi nhóm đều phải ý thức được rằng, tuy các hoạt động là chung của nhóm nhưng thành công của bản thân chính là thành công của nhóm , của cả lớp và ngược lại.

Đặc điểm của hình thức này là: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thông qua các định hướng gợi mở hoặc các phiếu học tập. Mỗi nhóm HS sử dụng chung ít nhất một máy tính, có trách nhiệm cộng tác, học hỏi trao đổi những ý tưởng của bản thân để từ đó hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm cũng như của mỗi cá nhân. Kết quả của nhóm có tốt hay không phụ thuộc vào toàn bộ các thành viên trong nhóm có hoàn thành mục tiêu học tập không. Như vậy đặc điểm chủ yếu của hình thức này là vai trò bình đẳng như nhau của các thành viên , trách nhiệm của mỗi cá nhân và kết quả của cả nhóm phụ thuộc vào mọi thành viên. Ở hình thức này không đòi hỏi khả năng phân tích , tổng hợp của GV cao như hình thức trên, tuy nhiên GV phải có sự quan sát chính xác để phát hiện ra HS tích cực, không tích cực trong quá trình thảo luận của mỗi nhóm , tránh tình trạng khen nhầm và có hình thức giáo dục phù hợp đối với những em học kém .

So với hình thức học tập độc lập tại lớp , hình thức làm việc theo nhóm có những ưu điểm sau:

- Những HS học kém sẽ có khả năng, cơ hội bày tỏ và học hỏi nhiều hơn ở chính các thành viên trong nhóm. Có nhiều cơ hội để thể hiện, trao đổi những suy nghĩ của bản thân. Thay vì chỉ một mình thao tác, trình bày, ở hình thức này mỗi người trong nhóm đều có thể trực tiếp làm việc với các đối tượng và cả nhóm luôn sẵn sàng đón nhận những nhận định, phán đoán của mỗi thành viên.

- Mỗi cá nhân ngoài điều kiện có thể làm việc trực tiếp với website dạy học, còn nhận được sự hỗ trợ của GV và của cả nhóm, qua đó vừa giúp đỡ được những học sinh yếu vừa giúp đỡ được những học sinh khá hơn nhằm thúc đẩy khả năng học tập của các em , tính ham hiểu biết của các em về toán .

Hình thức này có ưu điểm , nhưng cũng có nhược điểm do đó để phát huy tác dụng tốt nhất cần phải tùy thuộc từng nội dung , từng đối tượng mà chia nhóm cho phù hợp , có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay theo một chủ định nào đó. Ví dụ khi giảng dạy với nội dung củng cố bằng cách ra bài tập về nhà thì có thể chia theo khu vực , nơi ở để các em tiện trao đổi . Với nội dung mới có thể chia nhóm ngẫu nhiên gồm cả HS giỏi, khá, trung bình, yếu để HS giỏi, khá có thể kèm cặp, giúp đỡ HS yếu. Nếu các giờ luyện tập, rèn luyện kỹ năng thì có thể phân chia theo trình độ người học để có thể thực hiện việc giao nhiệm vụ phù hợp phát huy được tối đa khả năng của người học . Cũng nên có sự phối hợp giữa các hình thức chia nhóm để các em họ c kém không tự ti, học khá không kiêu ngạo .

Với hình thức chia nhóm này nhưng theo mô hình làm việc đa tuyến, GV đóng vai trò điều khiển “từ xa” bằng cách nêu nhiệm vụ chung của cả lớp. HS tự trao đổi và phân chia bài toán thành các bài toán con (quá trình này có thể độc lập hoặc diễn ra dưới sự tham mưu của GV).

Sơ đồ 2.2. Mô hình làm việc đa tuyến

Nhiệm vụ chung Nhiệm vụ 1 HS 1 Máy tính 1 Nhiệm vụ 2 HS 2 Máy tính 2 Nhiệm vụ n HS n Máy tính n GV điều khiển HS làm việc cộng tác

Mỗi cá nhân căn cứ vào khả năng của mình nhận thi công một module. Trong quá trình làm việc, có thể có sự trao đổi giữa các HS. Kết quả của HS này có thể được HS khác sử dụng. Thậm chí một thành viên có thể yêu cầu một thành viên khác điều chỉnh kết quả theo hướng có lợi cho việc kế thừa cho các thành viên khác . Đây là hình thức sẽ giúp các em phải tự lực suy nghĩ, nghiên cứu không ỷ lại nhưng vẫn phải có sự giám sát của GV .

b – Giúp HS tự học tại nhà

Hình thức này chỉ áp dụng được khi t rong điều kiện nhiều học sinh có trang bị máy tính tại nhà riêng và được sử dụng đúng mục đích thì đây là một hình thức cần được khuyến khích và khai thác sử dụng vì thời gian các em học trên lớp là quá ít , do đó bắt buộc các em phải tự học ở ngoài phạm vi lớp học. Mặt khác nó không trói buộc học sinh về mặt thời gian, địa điểm tâm lý nên có thể học tập được rất nhiều trong thời gian này . Để giúp HS tự học tại nhà đạt hiệu quả cao cần có những chú ý là : Tự học dưới sự giám sát của các bậc phụ huynh , một mặt động viên khích lệ các em học tập vì có bố mẹ quan tâm. Mặt khác đối với các em học sinh tinh thần tự giác chưa cao có thể sa đà vào các trò chơi không bổ ích trên máy tính mà chiếm hết thời gian học tập của các em thì các bậc phụ huynh cần quan tâm giám sát chặt chẽ. Ngoài ra có thể tự học tại nhà theo các hình thức sau :

- Trên lớp GV giao nhiệm vụ về nhà cho từng cá nhân hoặc theo nhóm tùy theo nhu cầu nội dung giảng dạy . Ở nhà các em sử dụng website dạy học nội dung đó độc lập tìm tòi hoặc theo nhóm mà thầy cô đã giao để đưa ra cách giải quyết vấn đề , sau đó GV kiểm tra, nhận xét cách làm , tinh thần học tập của các em.

- Về nhà các em HS tự học không có sự hướng dẫn và giao nhiệm vụ của GV. Sử dụng toàn bộ nội dung kiến thức, ví dụ minh hoạ và bài tập được thiết kế trong Website để tự tìm tòi , nghiên cứu lĩnh hội tri thức . Vì nội dung

chương này được thiết kế theo hình thức một khóa học nên các em có thể làm bài tập củng cố sau mỗi bà i, hay làm bài tập tự luận tương ứng với nội dung đang học. Các em sẽ đăng ký làm thành viên của lớp học và tự học tập nghiên cứu theo từng lượng kiến thức trong đó .

Với hình thức này cho phép HS có thể tự tra cứu tài l iệu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học, tự do trao đổi về học tập với HS khác, những điều mà theo cách học truyền thống khó có thể thực hiện được.

2.3.2.2. Hình thức 2: Tích hợp nội dung trang web hỗ trợ dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” vào các giờ dạy truyền thống

Theo PGS.TS Đào Thái Lai có năm mức độ để ứng dụng CNTT &TT trong dạy học tuy nhiên với nội dung trang web đã xây dựng thì chỉ có thể hỗ trợ dạy học đến mức thứ tư . Nghĩa là tích hợp nội dung trang web dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” vào các giờ dạy truyền thống là cao nhất. Có nhiều cách khác nhau để tích hợp nội dung này vào các giờ dạy truyền thống . Những hình thức này thườ ng áp dụng cho lớp học đại trà khoảng từ 36 -50 HS và cả lớp quan sát kết quả xử lý trên màn hình lớn . Do đó ngoài những PTDH thông thường ra còn cần phải có thêm máy tính kết nối mạng, máy chiếu Projtect , máy chiếu Ove rhead…

Với hình thức dạy học này có đặc điểm chung là:

- GV trực tiếp khai thác nội dung Website hỗ trợ dạy học chương ”Vectơ trong không gian . Quan hệ vuông góc” để HS phát hiện ra vấn đề và giải quyết nó dưới sự hướng dẫn của GV .

- GV khai thác tính “động” của mô hình ảo để HS quan sát, phán đoán theo sự định hướng của GV hoặc củng cố một nhận định nào đó .

- Những HS khá, giỏi chưa được phát huy tối đa khả năng của mình vì cả lớp cùng được giao một nhiệm vụ như nhau và từng HS làm việc gần như “độc lập”, cùng tập trung vào quan sát, xử lý những thông tin trên màn hình.

- Trong lớp, HS sẽ có sự ganh đua với nhau, do vậy để dễ so sánh, phân loại. GV thường có xu hướng tập trung vào giảng dạy về kỹ năng thực hành, gợi lại kiến thức cũ và hệ thống lại kiến thức của HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên nội dung đã xây dựng chúng tôi thực hiện giảng dạy theo các mức như sau:

* Sử dụng website hỗ trợ dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” để dạy học một phần của một nội dung.

Sử dụng website hỗ trợ dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” để dạy học một phần của một nội dung nhằm nêu ra tình huống có vấn vấn đề, gợi mở, kiểm chứng những suy đoán nhận định trong quá trình đi tìm lời giải hoặc minh hoạ kết quả lời giải ví như có thể cho các em quan sát mô hình động , làm bài tập củng cố cuối mỗi bài . Với cách tổ chức này thì GV có thể cho một vài HS trực tiếp thao tác với máy tính.

Ví dụ củng cố kiến thức vectơ trong không gian :

Sau khi học xong định lý về điều kiện để ba vectơ đồng phẳng trong bài

“Vectơ trong không gian” cần củng cố lại kiến thức đã học bằng cách cho vài em làm bài tập trắc nghiệm ở cuối bài này, cả lớp quan sát cùng làm để củng cố lại kiến thức vừa học . Nếu lựa chọn kết quả đúng thì có thể trả lời câu tiếp theo nếu sai thì sẽ có hướng dẫn để các em định hướng trả lời đúng .

2.12. Mô hình minh họa phản hồi khi trả lời sai

Sau khi nhắc lại một số tính chất của vectơ trong mặt phẳng từ đó liên tưởng đến vectơ trong không gian hoặc sau khi học xong định nghĩa ba vectơ đồng phẳng vì hình vẽ trong SGK sẽ khó hình dung nên ta đ ưa mô hình ảo trong nội dung trang web để minh họa các em sẽ dễ hình dung hơn .

Tất cả các bài tập trắc nghiệm , hay mô hình ảo này đều có trong nội dung trang web nên GV sẽ không mất nhiều thời gian cho những công việc này nữa.

* Sử dụng website dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” để dạy học trọn vẹn một nội dung.

Vì để giải quyết trọn vẹn một nội dung cụ thể trong một tiết học nên quỹ thời gian sử dụng website hỗ trợ dạy học có thể kéo dài từ 5 đến 10 phút và có thể dạy cho một nhóm hoặc cả lớp . Qua việc thao tác với các mô hình ảo được xây dựng trong website hỗ trợ dạy học giúp HS phát hiện và giải quyết trọn vẹn một vấn đề. Hoạt động sử dụng, khai thác Website hỗ trợ dạy học chương: “Vectơ trong không gian . Quan hệ vuông góc” được tiến hành đan xen với các hoạt động khác.

* Sử dụng website dạy học chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” để dạy trọn vẹn một tiết học.

Bất kỳ một giờ dạy nào cũng đều phải thiết kế th ành một hệ thống liên kết chặt chẽ phối hợp đan xen các hoạt động của thầy và trò để đạt được mục đích của giờ giảng . Một điều đặc biệt là bài giảng có sự hỗ trợ của website dạy học thì nội dung được thiết kế sao cho khai thác tối đa sự hỗ trợ We bsite dạy học. Với hình thức này, có thể thời lượng sử dụng bảng đen sẽ không như các giờ học khác vì nội dung kiến thức được thiết kế sẵn trong Website dạy học, GV cần chuẩn bị các thao tác đến nội dung đó trong website và chiếu lên màn hình trong giờ họ c. Vì nội dung website đã thiết kế bao gồm các đơn vị tri thức, các bài tập từ đơn giản đến phức tạp tạo điều kiện cho việc lĩnh hội tri thức. GV cần trang bị kiến thức để cấu trúc hoá các đơn vị tri thức có trong website thành sơ đồ giúp cho việc thao tác trên lớp được nhanh gọn.

Nội dung kiến thức có trong website hỗ trợ dạy học được giáo viên trình chiếu trong giờ học được xác định sao cho thể hiện được tốt nhất nội dung bài giảng cũng như ý đồ sư phạm của mình . Với chức năng siêu liên kết cho phép ta kết nối các kiến thức trọng tâm, các mô hình ảo, các bài tập, các tài liệu tham khảo... thành một hệ thống . Mặt khác ta có thể kết nối hàng loạt các nguồn tài nguyên phong phú trên mạng internet với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh để giảng dạy một vấn đề, một chương. Tất cả những chức

năng đó sẽ góp phần đa dạng hóa môi trường dạy học cho phép ta trình diễn một cách trực quan sinh động các nội dung kiến thức mà nếu không sử dụng máy vi tính và mạng internet thì không thể nào mô tả được.

Sau đây là một ví dụ minh họa về việc thiết kế một giáo án toán hình cơ bản lớp 11 theo hình thức tích hợp Website hỗ trợ dạy học chương ”Vectơ trong không gian . Quan hệ vuông góc” vào giờ dạy truyền thống .

BÀI 5. KHOẢNG CÁCH I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nắm được khái niệm khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng và đến một mặt phẳng ; khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song; khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song và biết cách tính các khoảng cách đó.

- Nắm được khái niệm đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau và biết cách tính khoảng cách của hai đường thẳng chéo nhau .

2. Về kĩ năng

- Học sinh có kỹ năng vẽ đúng các hình từ các giả thiết , biết nhận xét hình vẽ và định hướng được cách giải từ hình vẽ, từ đó có kỹ năng

Một phần của tài liệu Xây dựng nôi dung trang web hỗ trợ viêc dạy học chương vectơ trong không gian quan hệ vuông góc theo chương trình toán lớp 11, trường trung học phổ thông (Trang 66 - 82)