Mối tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh và

Một phần của tài liệu Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 78 - 90)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Mối tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh và

con ngƣời và ngoài con ngƣời (thế giới tự nhiên, xã hội). Trong đó, tác giả hay sử dụng các sự vật hiện tƣợng thuộc trƣờng ngữ nghĩa tự nhiên, xã hội (bên ngoài con ngƣời) vào làm vật chuẩn để so sánh. Với trƣờng nghĩa này của yếu tố so sánh, các từ ngữ biểu thị yếu tố so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn thƣờng chỉ thế giới tự nhiên hết sức quen thuộc và phong phú, đa dạng, cùng với những sự vật hiện tƣợng trừu tƣợng hoặc cụ thể.

- Trong trƣờng nghĩa con ngƣời, Trịnh Công Sơn tập trung vào những nhân vật trữ tình, tiếp đó là hành động, phẩm chất; rồi đến thế giới nội tâm, tinh thần và những bộ phận cơ thể của con ngƣời.

2.2.3. Mối tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh tố so sánh

Dựa vào hai trƣờng nghĩa ở yếu tố đƣợc so sánh (A) và yếu tố so sánh (B), có thể nhận thấy giữa hai yếu tố này có những mối tƣơng quan ngữ nghĩa sau:

a. A thuộc con ngƣời - B ngoài con ngƣời

Đây là mối tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh là những nhân vật trữ tình; thế giới nội tâm, tinh thần; những hành động, phẩm chất và bộ phận của cơ thể của con ngƣời, với yếu tố so sánh là: những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên, những sự vật hiện tƣợng cụ thể hoặc trừu tƣợng. Ví dụ:

- Tôi tìm thấy tôi như giọt nắng kia

Làm hồng chút môi cho em nhờ (Cho đời chút ơn) - Từ đó em sƣơng

Rụng mát trong bình minh (Đoá hoa vô thƣờng) - Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 - Lòng em như suối trên nguồn

Nở những đoá hoa hồng nhung

(Đời sống không già vì có chúng em) - Tình như nắng vội tắt chiều hôm

Tình không xa nhưng không thật gần (Nhƣ một lời chia tay)... Tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh thuộc trƣờng nghĩa con ngƣời và yếu tố so sánh thuộc trƣờng nghĩa ngoài con ngƣời đƣợc sử dụng 209/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 52,5%. Trong đó, yếu tố đƣợc so sánh thuờng là những nhân vật trữ tình (tôi, em, mẹ...); yếu tố so sánh thƣờng là những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên (mây, gió, sông, mưa, nắng, sương...).

b. A ngoài con ngƣời - B thuộc con ngƣời

Đây là tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh là: sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên, những sự vật hiện tƣợng cụ thể hoặc trừu tƣợng với yếu tố so sánh là: những nhân vật trữ tình; thế giới nội tâm, tinh thần; những hành động, phẩm chất và bộ phận của cơ thể của con ngƣời.

- Từ đó hoa em

Một sớm kia rất hồng Nở hết trong hoàng hôn

Đợi gió vô thường lên (Đoá hoa vô thƣờng) - Sƣơng mù tóc mẹ trôi (Bống bồng ơi) - Ngày mai đây Việt Nam

bàn chân tiến lên không ngừng (Ngày mai đây bình yên) - Trên cánh đồng hoà bình này

Triệu bàn chân đi khai mùa mới Ruộng lúa reo cười

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 Tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh thuộc trƣờng nghĩa ngoài con ngƣời với yếu tố so sánh thuộc trƣờng nghĩa con ngƣời đƣợc sử dụng 39/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 9,8%. Trong đó, yếu tố đƣợc so sánh thƣờng là những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên (hoa, biển, sương, nắng...); yếu tố so sánh thƣờng là nhân vật trữ tình (em) và những bộ phận của cơ thể con ngƣời (mắt, môi, tóc)

c. A ngoài con ngƣời - B ngoài con ngƣời

Đây là tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh đều là những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên, những sự vật hiện tƣợng cụ thể hoặc trừu tƣợng

- Một điều giấu kín trong tim con ngƣời Là điều giấu kín thôi (Một lần thoáng có) - Từ đó ta nằm đau

Ôi núi cũng như đèo (Đoá hoa vô thƣờng)

Ngày qua không nhìn thấy

Một năm thoáng như mây (Thanh quan ca)

- Bốn mùa như gió bốn mùa như mây

Những dòng sông nối đôi tay về với biển khơi Đêm chờ ánh sáng mưa đời cơn nắng

Mặt trời lấp lánh trên cao vừa xa vừa gần (Bốn mùa thay lá) - Từng lời tà dƣơng lời mộ địa

Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe (Một cõi đi về) - Tuổi trẻ Việt Nam hầm hố trông gai(Tuổi trẻ Việt Nam)... Tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh đều thuộc trƣờng nghĩa ngoài con ngƣời đƣợc đƣợc sử dụng 113/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 28,4%. Trong đó, tƣơng quan giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 đều là những sự vật hiện tƣợng trừu tƣợng chiếm một tỉ lệ khá cao. Đây cũng là một trong những lí do làm nên sự “khó hiểu” của ca từ Trịnh Công Sơn.

d. A thuộc con ngƣời - B thuộc con ngƣời

Đây là tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh đều là những nhân vật trữ tình; thế giới nội tâm, tinh thần; những hành động, phẩm chất và bộ phận của cơ thể của con ngƣời

- Tôi như trẻ nhỏ tìm nơi nƣơng tựa

Mà sao vẫn cứ lạc loài (Tự tình khúc) - Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng

Em tôi tôi cũng là em (Tôi ơi đừng tuyệt vọng) - Có chén rượu chờ trong quán đêm đêm

Có những bạn bè xanhh như ngƣời bệnh

Có tiếng cười và tiếng khóc mênh mông (Bay đi thầm lặng) Tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh đều thuộc trƣờng nghĩa con ngƣời đƣợc đƣợc sử dụng 37/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ 9,3%. Trong đó, thƣờng gặp là tƣơng quan giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh đều là những nhân vật trữ tình.

Tần số xuất hiện của các tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.8)

STT Mối tƣơng quan Số lƣợt Tỉ lệ %

1 A thuộc con ngƣời – B ngoài con ngƣời 209 52,5 2 A ngoài con ngƣời – B ngoài con ngƣời 113 28,4 3 A ngoài con ngƣời – B thuộc con ngƣời 39 9,8 4 A thuộc con ngƣời – B ngoài con ngƣời 37 9,3

Tổng số 398 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82

Một số nhận xét:

Trịnh Công Sơn thƣờng đem những gì thuộc con ngƣời (các nhân vật trữ tình; thế giới nội tâm, tinh thần; các bộ phận cơ thể; hành động, phẩm chất) so sánh với những gì ngoài con ngƣời (thế giới tự nhiên, các sự vật hiện tƣợng cụ thể hoặc trừu tƣợng). Với cách so sánh này, Trịnh Công Sơn đã chú ý đặc biệt tới con ngƣời với sự phức tạp của tâm trạng, nỗi niềm, đông thời mang đến những liên tƣởng, những khám phá và cảm nhận mới mẻ và thú vị về con ngƣời, khiến cho những ca khúc của ông giống nhƣ những câu chuyện hấp dẫn về con ngƣời, về những cuộc đời và thân phận. Đó phần lớn là những chuyện buồn. Đây cũng là lí do tại sao khi lắng nghe ca khúc của Trịnh Công Sơn, mỗi chúng ta nhƣ tìm thấy chính mình trong đó.

TIỂU KẾT

Trong qua trình sáng tạo ngôn từ nghệ thuật, so sánh có thể đƣợc coi là phƣơng thức biểu cảm đặc biệt. Phƣơng thức này xuất hiện trong ca từ Trịnh Công Sơn với nhiều kiểu loại đa dạng, góp phần thể hiện cá tính sáng tạo riêng của nhạc sĩ về mặt hình thái cấu trúc cũng nhƣ về mặt ngữ nghĩa.

Về mặt hình thái cấu trúc, ta gặp 13 kiểu cấu trúc so sánh, trong đó kiểu cấu trúc A + tnss + B chiếm số lƣợng nhiều nhất. Sử dụng cấu trúc thiếu cơ sở so sánh này, Trịnh Công Sơn đã dành cho ngƣời nghe một sự tự do liên tƣởng để tìm ra những nét giống nhau giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh, từ đó phát hiện ra đặc điểm của đối tƣợng đƣợc so sánh theo chiều hƣớng liên tƣởng của mình.

Với 13 kiểu cấu trúc, Trịnh Công Sơn đã tạo ra những biến thể rất độc đáo bên cạnh những kiểu cấu trúc cơ bản, thể hiện phong cách riêng của ông trong việc sử dụng ngôn từ để thể hiện phƣơng thức so sánh trong ca từ.

Trịnh Công Sơn sử dụng 8 từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh, trong đó các từ ngữ sử dụng trong kiểu so sánh tƣơng tự (như, tựa, tựa như, như là, cũng như) xuất hiện với tần số cao nhất, tiếp theo là các từ ngữ sử dụng trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 kểu so sánh ngang bằng (là, bằng). Tần số xuất hiện của từ ngữ so sánh trong kiểu so sánh dị biệt hơn chiếm một số lƣợng rất nhỏ.

Yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh đƣợc Trịnh Công Sơn tạo lập trong cấu trúc so sánh thƣờng là kết cấu danh ngữ và cụm C - V, ít dùng động ngữ và tính ngữ; từ loại danh từ đƣợc tác giả dùng nhiều hơn tính từ và động từ.

Về mặt ngữ nghĩa, ở yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh, Trịnh Công Sơn sử dụng hai trƣờng nghĩa đối lập: thuộc con ngƣời và ngoài con ngƣời. Trong đó, yếu tố đƣợc so sánh thƣờng thuộc trƣờng nghĩa thuộc con ngƣời, yếu tố so sánh thƣờng thuộc trƣờng nghĩa ngoài con ngƣời.

Trong mối tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh, mối tƣơng quan giữa A thuộc con ngƣời và B ngoài con ngƣời chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đó là A ngoài con ngƣời - B ngoài con ngƣời, A ngoài con ngƣời - B thuộc con ngƣời, A thuộc con ngƣời - B thuộc con ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG THỨC SO SÁNH VỚI HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT TRONG CA KHÚC TRỊNH CÔNG SƠN

3.1. PHƢƠNG THỨC SO SÁNH VỚI HÌNH TƢỢNG EM - NGUỜI TÌNH

... Từng người tình bỏ ta đi Như những dòng sông nhỏ Ôi những dòng sông nhỏ

Lời hẹn thề là những cơn mưa (Tình xa)

Đã có không ít những dòng sông nhỏ đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn và ở lại trong những ca khúc của ông. Chính những dòng sông nhỏ - những ngƣời tình ấy đã cho ông cảm nhận một cách sâu sắc những mầu nhiệm của cuộc sống và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để ông viết lên những bản tình ca còn mãi với thời gian.

Trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn, chúng ta thƣờng bắt gặp hình ảnh của những ngƣời phụ nữ. Đó có thể là những ngƣời cụ thể, có tên tuổi nhƣ Diễm (Diễm xƣa), Nguyệt (Nguyệt ca) hay Quỳnh Hƣơng (Quỳnh hƣơng)..., và đó cũng có thể là em - một ngƣời con gái nào đó, một ngƣời tình trong sự mơ mộng... Tất cả đều đƣợc Trịnh Công Sơn nâng niu, trân trọng trong những ca khúc của mình.

Bức chân dung em đƣợc Trịnh Công Sơn khắc hoạ không phải bằng những màu sắc, đƣờng nét của hội hoạ mà bằng hàng loạt các câu trúc so sánh:

Tóc em:

- Ôi tóc em dài đêm thần thoại (Gọi tên bốn mùa) - Tóc em như trời xưa

Đã qua đi ngàn năm (Ru em từng ngón xuân nồng) Hàng mi em:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85 Mắt em:

- Mưa có buồn bằng đôi mắt em (Em hãy ngủ đi) - Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy

Để mắt em cười tựa lá bay

(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui) Màu mắt em:

Màu nắng hay là màu mắt em (Nắng thuỷ tinh) Giọt nƣớc mắt em:

Có khi mưa ngoài trời Là giọt nước mắt em Đã nương theo vào đời

Làm từng nỗi ưu phiền (Ru đời đi nhé) Môi em:

- Ngoài phố mùa đông

Đôi môi em là đốm lửa hồng (Ru đời đi nhé)

- Nắng có hồng bằng đôi môi em (Nhƣ cánh vạc bay) - Môi em là đốm lửa

Cuộc đời đâu biết thế (Ru tình)

- Ngủ đi em đôi môi lửa cháy (Em hãy ngủ đi) Nụ cƣời em:

Nụ cười em như tia nắng trong không gian xanh tươi

(Em đến cùng mùa xuân) Vai em:

- Bờ vai như giấy mới

Sợ nghiêng hết tình tôi (Thƣơng một ngƣời) - Ngủ đi em đôi vai lụa mát (Em hãy ngủ đi) - Vai em gầy guộc nhỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86 Tay em:

Ngủ đi em tay xanh ngà ngọc (Em hãy ngủ đi) Da em:

Ngủ đi em da thơm quả ngọt (Em hãy ngủ đi) Thân hình em:

Một ngày kia có em buồn buồn

Thân mong manh như lau sậy hiền (Níu tay nghìn trùng) Bức chân dung của em đƣợc Trịnh Công Sơn vẽ lên bằng vẻ đẹp cao quý của thiên nhiên. Em nhƣ hoà tan vào nắng gió, vào cỏ cây hoa lá. Trong những nét khắc hoạ kể trên, Trịnh Công Sơn tập trung miêu tả nhiều hơn vào

môi emvai em.

Đôi môi em thƣờng đƣợc Trịnh Công Sơn so sánh với lửa, bởi môi em

cũng có màu đỏ của lửa và cũng có sự nóng bỏng của lửa - sự nóng bỏng đƣợc cảm nhận bằng tâm hồn. Giữa cái lạnh lẽo và cô đơn của mùa đông ngoài phố, của cuộc đời, đôi môi emđốm lửa - là hơi ấm, là ánh sáng, là niềm vui sống, là khát vọng hạnh phúc:

- Ngoài phố mùa đông

Đôi môi em là đốm lửa hồng (Ru đời đi nhé) - Môi em là đốm lửa

Cuộc đời đâu biết thế (Ru tình)

Ngoài đôi môi lửa cháy, em trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn thƣờng có đôi vai gầy:

Vai em gầy guộc nhỏ

Như cánh vạc về chốn xa xôi (Nhƣ cánh vạc bay)

Vai em đã đƣợc Trịnh Công Sơn so sánh với hình ảnh cánh vạc về chốn xa xôi, vừa nổi bật nét gầy guộc, bé nhỏ của đôi vai em, vừa gợi lên một điều gì đó nhƣ xót xa, tội nghiệp của kiếp hồng nhan giữa cuộc đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 Không chỉ miêu tả hình dáng gầy guộc, bé nhỏ của đôi vai em, Trịnh Công Sơn còn dành những hình ảnh so sánh để làm nổi bật những thuộc tính của đôi vai ấy - một đôi vai mát nhƣ lụa (Ngủ đi em đôi vai lụa mát) và trong trắng, tinh khôi nhƣ trang giấy mới (Bờ vai như giấy mới).

Kế thừa truyền thống của văn chƣơng bác học mang tính công thức và ƣớc lệ, Trịnh Công Sơn cũng lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ nhƣ: da thơm quả ngọt, mi cong cỏ mượt... Nhƣng bên cạnh đó, trong ca từ của ông có những cách nói độc đáo đáng chú ý. Trong nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn, ngƣời phụ nữ đã trở thành chuẩn mực của cái đẹp, để thiên nhiên lấy làm cái so sánh:

Nắng có hồng bằng đôi môi em

Mưa có buồn bằng đôi mắt em (Nhƣ cánh vạc bay) Hay: Gió sẽ mừng vì tóc em bay

Cho mây hờn ngủ quên trên vai (Nhƣ cánh vạc bay) Qua những hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ, em đã hiện lên trong

những ca khúc của Trịnh Công Sơn thật đẹp - một vẻ đẹp mong manh, thanh thoát, hƣ ảo, rất gần mà cũng rất xa. Vẻ đẹp ấy đã khiến cho biết bao chàng trai si tình (đƣợc gọi chung là tôi) xin làm đá cuội và lăn theo gót hài.

Trong nhạc Trịnh Công Sơn, em luôn đƣợc tôn vinh bằng những hình ảnh so sánh đẹp đẽ. Em hoa vàng rực rỡ (Hoa vàng mấy độ), là suối kia rất ngọt (Hoa xuân ca), là cây non mới đến (Rừng xanh xanh mãi), là một thoáng hương bay bên trời phố hạ (Hoa vàng mấy độ), là phấn thơm cho rừng chút hương, là lời hát ca cho trần gian (Cho đời chút ơn), là chim trắng giữa trống đồng bước ra, là hoa lá giữa thiên nhiên hiền hoà (Em đến từ nghìn xƣa)...

Với Trịnh Công Sơn, em có một ý nghĩa quan trọng trong nhạc và trong đời. Em đã cho tôi bầu trời, cho tôi yêu thêm loài người, dạy tôi biết xa gần... nhƣng em không ở lại cùng tôi đến trọn cuộc đời:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88 Trong những tình khúc của Trịnh Công Sơn, “chữ em không đi sóng đôi một cặp ngọt ngào với chữ anh... chỉ em với tôi, em với ta, nhƣ thử hai

Một phần của tài liệu Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 78 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)