Đặc điểm của yếu tố so sánh

Một phần của tài liệu Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 58 - 63)

7. Bố cục của luận văn

2.1.3.Đặc điểm của yếu tố so sánh

a. Yếu tố so sánh là các từ, bao gồm:

- Danh từ (đá, đêm, rơm, lá, nấm, mây, gió, sông, hoa, em, tôi, núi, đèo, nỗi nhớ, bài thơ...), ví dụ:

- Người chợt nhớ mình như đá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 - Từ đó ta là đêm

Nở đoá hoa vô thường (Đoá hoa vô thƣờng) - Mẹ cha tóc khô như rơm

Chờ đàn con đã đi bao năm không về (Dân ta vẫn sống) - Bao tâm hồn xanh như

Cùng hân hoan với quê nhà (Đồng dao 2000) - Khi đất nước tôi thanh bình

Tôi sẽ đi thăm

Tôi sẽ đi thăm nhiều nghĩa địa buồn

Đi xem mộ bia nhiều như nấm (Tôi sẽ đi thăm)...

Yếu tố so sánh là danh từ đƣợc sử dụng 85/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 20,3%, chủ yếu là những danh từ chỉ những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên.

- Động từ (than phiền, gặp, lo sợ...), ví dụ:

- Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền (Dấu chân địa đàng) - Giã từ mà vui hơn gặp (Trả lại em)...

Yếu tố so sánh là động từ đƣợc sử dụng 7/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 1,7%, thƣờng là những động từ chỉ hoạt động của con ngƣời.

- Tính từ (chơi vơi, vô tận...), ví dụ: - Ngoài hiên mưa rơi rơi Lòng ai như chơi vơi

Người ơi nước mắt hoen mi rồi (ƣớt mi) - Đời như vô tận...

Một mình tôi về với tôi (Lặng lẽ nơi này)

Yếu tố so sánh là tính từ đƣợc sử dụng 5/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ1,2%, thƣờng là những tính từ chỉ tâm trạng và cảm xúc của con ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 - Danh ngữ (nắng ban mai, một tiếng hát cho nhau, khăn mới thêu, giấc mộng giữa đời, tia nắng trong không gian xanh tươi, mùa xuân của mẹ, màu nắng của cha...), ví dụ:

- Một loài chim mới đến

Vui như nắng ban mai (Môi hồng đào) - Sóng xô trời chiều để nhớ tóc người yêu

Biển lăng yên là một tiếng hát cho nhau (Biển sáng) - Còn nơi nào biết những chuyện tình

Tựa như chuyện những đoá hoa quỳnh (Chuyện đoá quỳnh hƣơng)

- Mười năm xưa đúng bên bờ dậu Đường xanh hoa muối bay rì rào Có người lòng như khăn mới thêu

(Có một dòng sông đã qua đời) - Đêm trăng với đèn lồng thay nắng

Em như giấc mộng giữa đời (Tết suối hồng)...

Yếu tố so sánh là danh ngữ đƣợc sử dụng 252/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 60,1%, chủ yếu là những danh ngữ chỉ những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhên.

- Động ngữ (yêu đồng lúa chín, hẹn chết mai đây, mơ ước được gần với những nụ hồng, vừa đến nơi chia lìa, vẫy tay...), ví dụ:

- Người con gái Việt Nam da vàng Yêu quê hương như yêu đồng lúa chín

(Ngƣời con gái Việt Nam da vàng) - Còn sống một ngày

hẹn chết mai đây (Buồn từng phút giây) - Ngày xưa khi còn bé (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61

Tôi mơ có cuộc tình Như mơ ƣớc đƣợc gần

Với những nụ hồng ( Ngày nay không còn bé)...

Yếu tố so sánh là động ngữ đƣợc sử dụng 12/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 2,9%, thƣờng là những động ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời.

- Tính ngữ (đã nát nhầu đam mê, im vắng tiếng rơi khô, trẻ ra...), ví dụ: - Vây quanh bốn phía kinh cầu

Lòng ta như đã nát nhầu đam mê (Lời ở phố về)

- Đời rộng thênh như im vắng tiếng rơi khô (Từng ngày qua) - Vì có chúng em nên đời sống như trẻ ra

(Đời sống không già vì có chúng em)... Yếu tố so sánh là tính ngữ đƣợc sử dụng 6/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 1,4%, thƣờng là những tính ngữ miêu tả tâm trạng và thuộc tính của con ngƣời.

- Cụm chủ - vị (C - V) (cánh vạc về chốn xa xôi, chiếc thoi đưa, từng viên đá cuội rớt vào lòng bển khơi, cánh chim chìm xuống, bàn chân tiến lên không ngừng, lá bay...), ví dụ:

- Vai em gầy guộc nhỏ

Như cánh vạc về chốn xa xôi (Nhƣ cánh vạc bay) - Những đường sông lạch gần xa

Ghe xuồng như chiếc thoi đƣa (Mênh mông Đồng Tháp) - Những bước chân mềm mại

Đã đi vào đời người

Như từng viên đá cuội

Rớt vào lòng biển khơi (Tình nhớ) - Vườn cỏ còn xanh

Mặt trời còn lên

Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống (Cho một ngƣời nằm xuống)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 Yếu tố so sánh là cụm chủ - vị (C - V) đƣợc sử dụng 52/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 12,4%, chủ yếu đƣợc dùng để chỉ những hoạt động của thế giới tự nhiên và con ngƣời.

Tần số xuất hiện các dạng của yếu tố so sánh đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.3): Số lƣợng Dạng Số lƣợt Tổng số Từ danh từ 85 20.3% 97 23.2% động từ 7 1.7% tính từ 5 1.2% Đoản ngữ (cụm từ) danh ngữ 252 60.1% 322 76.8% cụm chủ - vị (C - V) 52 12.4% động ngữ 12 2.9% tính ngữ 6 1.4% Tổng 419 100% BẢNG 2.3 Một số nhận xét:

- Trịnh Công Sơn thƣờng dùng các từ (danh từ, động từ, tính từ) và các đoản ngữ (cụm từ) (danh ngữ, cụm chủ vị (C - V), động ngữ) làm yếu tố so sánh. Trong đó, yếu tố so sánh là các cụm từ có tần số xuất hiện nhiều hơn hẳn, bởi yếu tố so sánh thƣờng đƣợc mở rộng bằng việc thêm những chi tiết miêu tả.

- Ở yếu tố so sánh là các cụm từ, thƣờng đƣợc dùng là danh ngữ và cụm C - V, ít dùng động ngữ và tính ngữ.

- Ở yếu tố so sánh là các từ, thƣờng đƣợc dùng là danh từ, rất ít trƣờng hợp động từ và tính từ làm yếu tố so sánh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 - Sở dĩ để thể hiện yếu tố so sánh, thƣờng đƣợc dùng là danh từ và danh ngữ, ít dùng động từ, tính từ và động ngữ, tính ngữ, bởi yếu tố so sánh thƣờng là sự vật hoặc những sự vật với thuộc tính của nó, ít có trƣờng hợp yếu tố so sánh là tính chất hoặc hành động.

Một phần của tài liệu Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 58 - 63)