Phƣơng thức so sánh với những chiêm nghiệm về đời ngƣời

Một phần của tài liệu Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 107 - 145)

7. Bố cục của luận văn

3.4.Phƣơng thức so sánh với những chiêm nghiệm về đời ngƣời

ĐỜI NGƢỜI

Giáo lí nhà Phật giải thích: Tất cả mọi sự vật trên đời đều lƣu chuyển và biến dịch, không có gì là thƣờng trụ, bất biến cả. Bất cứ một sự vật hiện tƣợng nào trên đời cũng phải trải qua 4 thời kì: “sinh - trụ - dị - diệt”. “Sinh” là sinh ra. “Trụ” là tồn tại, phát triển một thời gian. “Dị” là biến đổi. “Diệt” là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108 tan biến mất. “Sinh - trụ - dị - diệt”, đó là quy luật chung của vạn vật. Cuộc đời mỗi con ngƣời cũng không nằm ngoài quy luật ấy...

Sinh ra trong một gia đình theo Phật giáo và gắn bó với xứ Huế - nơi có nhiều chùa chiền, lăng tẩm, ngay từ khi còn rất trẻ, Trịnh Công Sơn đã thấm nhuần những giáo lí nhà Phật. Và hơn ai hết, ông ý thức rất rõ ràng tính vô thƣờng và sự hữu hạn của đời ngƣời. Trịnh Công Sơn luôn cho rằng cuộc đời này chỉ là “cõi tạm” và vòng đời một con ngƣời với thời gian trăm năm chỉ là một cuộc lƣu trú ngắn ngủi trên thế giới thực tại này:

Người đi quanh thân thế của người

Một trăm năm như tiếng thở dài (Nhƣ tiếng thở dài)

Trong những ca từ mang đậm mầu sắc Phật giáo của Trịnh Công Sơn, có thể nhận thấy nỗi ám ảnh của ông về sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời ngƣời. Qua rất nhiều ca khúc, Trịnh Công Sơn đã nói lên nhận thức ấy qua hàng loạt cấu trúc so sánh.

Trong cõi vô thuỷ, vô chung của trời đất, đời ngƣời chỉ nhẹ như mây khói, nhƣ chiếc lá vàng rơi rụng lúc thu sang (Đời nhẹ như lá thu - Cánh chim cô đơn).

Đời ngƣời giống nhƣ đốm lửa: bé nhỏ, mong manh, dễ tàn, dễ tắt:

Đời ta có khi là đốm lửa

Một hôm nhóm trong vườn khuya (Đêm thấy ta là thác đổ) Trải qua một kiếp phù du, khi chạm đến bến bờ, đến ranh giới của cuộc đời, khi tuổi xuân đã già, con ngƣời chợt ngộ ra một điều: đời người như gió qua:

Ôi phù du

Từng tuổi xuân đã già Một ngày kia đến bờ

Đời người như gió qua (Phôi pha)

Ngoài sự ngắn ngủi, hữu hạn, Trịnh Công Sơn còn có những chiêm nghiệm mới mẻ về đời ngƣời sau những chiều trở về từ một con phố nào đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109 Đời ngƣời là con nước trôi, trôi mãi về một nơi vô định:

Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là con nước trôi (Nghe những tàn phai) Đời ngƣời là những chuyến xe đi về trong “cõi tạm” để rồi một ngày nào đó, một chuyến xe tựa như vừa đến nơi chia lìa:

Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là những chuyến xe (Nghe những tàn phai) Đời ngƣời có thể là những đám đông huyên náo, ồn ào, khi con ngƣời sống giữa ngƣời thân, bạn bè...:

Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là những đám đông (Nghe những tàn phai) Đời ngƣời cũng có thể là những quán không trống trải, vắng lặng, khi con ngƣời sống trong thế giới của riêng mình:

Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là những quán không (Nghe những tàn phai) Khi đắm chìm trong nỗi cô đơn, con ngƣời mới cảm nhận hết sự im vắng của cuộc đời:

Đời sao im vắng

Như đồng lúa gặt xong

Như rừng núi bỏ hoang (Ru ta ngậm ngùi)

Trong nỗi cô đơn, Trịnh Công Sơn đã đẩy đến tận cùng sự đối lập giữa cái hữu hạn của đời ngƣời với cái vô hạn của cuộc đời để làm nổi bật tính chất phù du của kiếp ngƣời:

Trời cao đất rộng Một mình tôi đi... Đời như vô tận...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 110 Ý thức đƣợc sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời ngƣời và cảm nhận rõ ràng sự vắng lặng của cuộc đời, Trịnh Công Sơn luôn bị ám ảnh bởi cái chết, bởi sự vắng bóng của con ngƣời trong cuộc đời. Ông từng tâm sự: “Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm này hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trƣớc”. (Theo [37, tr.37]). Trong cuộc đời con ngƣời, sự sống và cái chết luôn kề sát nhau:

- Còn sống một ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là hẹn chết mai đây (Buồn từng phút giây)

- Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non

(Giọt lệ thiên thu)

Con ngƣời từ cõi hƣ vô đến với cuộc đời để sống trọn một kiếp ngƣời, rồi một chều chợt giật mình xót xa:

Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một này (Cát bụi)

Đời ngƣời - một khái niệm rất trừu tƣợng đã đƣợc Trịnh Công Sơn so sánh với những sự vật hiện tƣợng cụ thể, gần gũi (lá thu, đốm lửa, gió qua, mây khói, con nước trôi, những quán không, những đám đông, những chuyến xe…). Với sự so sánh này, Trịnh Công Sơn đã làm nổi bật sự hữu hạn, thoáng chốc của kiếp ngƣời. Với việc ý thức rõ ràng tính chất ngắn ngủi, vô thƣờng của thời gian trong “cõi tạm”, của cuộc đời mỗi con ngƣời, Trịnh Công Sơn “không dồn đuổi con ngƣời ta tới một nhịp sống gấp gáp, cũng không làm con ngƣòi buông xuôi trƣớc số phận mà là nhìn nhận một cách chân xác chỗ đứng đúng nghĩa của con ngƣời” (Theo [46, tr.462]). Ông động viên mọi ngƣời:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111

Dù quá mệt kiếp người Còn cuộc đời ta cứ vui

Dù vắng bóng ai (Để gió cuốn đi)

Ông kêu gọi con ngƣời “phải sống hết mình trong mỗi sát na của hiện tại”, bởi: Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ (Mƣa hồng).

Để thể hiện những chiêm nghiệm về đời ngƣời, nhạc sĩ đã sử dụng phƣơng thức so sánh với những yếu tố đƣợc so sánh (A) và những yếu tố so sánh (B) đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 3.4):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112

STT A - (phƣơng diện so

sánh) tnss B

1 đời ta tựa lá cỏ

2 đời ta là đốm lửa một hôm nhóm trong vƣờn khuya

3 đời mình là những chuyến xe

4 đời mình là những đám đông

5 đời mình là những quán không

6 đời mình là con nƣớc trôi

7 đời ngƣời nhƣ gió qua

8 đời nhƣ vô tận

9 đời - nhẹ nhƣ lá thu

10 đời - nhẹ nhƣ mây khói

11 đời - buồn nhƣ chiều hôm có cơn mƣa rào 12 đời - buồn nhƣ chiều đông nắng lên nƣơng dâu 13 đời - buồn nhƣ một vết thƣơng

14 đời - im vắng nhƣ nhƣ

đồng lúa gặt xong rừng núi bỏ hoang 15 lá khô vì đợi chờ cũng nhƣ đời ngƣời mãi âm u 16 nắng vàng phai nhƣ một nỗi đời riêng 17 thiên thu là một đƣờng không bến bờ 18 một trăm năm nhƣ tiếng thở dài

19 sống chết - mong manh nhƣ thân cỏ hèn mọc đầy núi non 20 còn sống một ngày là hẹn chết mai đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 113 (Ghi chú: Dấu ngoặc đơn (...) trong (phương diện so sánh) chỉ khả năng "có" hoặc "không). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TIỂU KẾT

So sánh là một trong những phƣơng thức quan trọng trong việc xây dựng hình tƣợng nghệ thuật ở ca từ của Trịnh Công Sơn, đặc biệt là emtôi

- hai hình tƣợng đƣợc trở đi trở lại trong rất nhiều ca khúc. Phuơng thức này cũng đƣợc sử dụng để thể hiện một cách sâu sắc những chiêm nghiệm của tác giả về tình yêu và đời ngƣời.

Em là hình tƣợng chung của những ngƣời phụ nữ đã đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn và trở thành nguồn cảm hứng để ông viết lên những bản tình ca bất hủ. Bằng phƣơng thức so sánh, Trịnh Công Sơn đã vẽ lên bức chân dung của em với vẻ đẹp liêu trai, mong manh, vừa có thật vừa hƣ ảo. Vẻ đẹp của em có lúc đƣợc Trịnh Công Sơn so sánh với vẻ đẹp cao quý của thiên nhiên, cũng có lúc vẻ đẹp ấy trở thành chuẩn mực để thiên nhiên lấy làm cái so sánh.

Qua phƣơng thức so sánh, trong ca từ của Trịnh Công Sơn, hình tƣợng

tôi chính là sự nhập vai của tác giả để nói lên những tâm trạng, và nỗi niềm của mình. Để “diễn đạt mình”, Trịnh Công Sơn thƣờng sử dụng cấu trúc so sánh có yếu tố so sánh đƣợc mở rộng bằng những chi tiết miêu tả. Với những yếu tố so sánh này, chúng ta có thể thấu hiểu phần nào những tâm trạng, cảm xúc và nỗi lòng của hình tƣợng tôi: với cuộc đời, tôi là một kẻ cô đơn đến cùng cực; với quê hƣơng, tôi là một kẻ lạc loài; với tình yêu, tôi là một kẻ bị phụ tình. Cô đơn, lạc loài, bị phụ tình, nhƣng tôi luôn sống giữa cuộc đời bằng một trái tim yêu đời và yêu ngƣời tha thiết.

Có ngƣời đã nhận xét, Trịnh Công Sơn đã yêu nhƣ một ngƣời trẻ và chiêm nghiệm về tình yêu nhƣ một ngƣời đã thấu lẽ tử sinh. Trong những bản tình ca của mình, bằng những hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ, Trịnh Công Sơn đã mang đến cho ngƣời nghe những cảm nhận mới mẻ về tình yêu, dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 114 dắt họ trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu, và cuối cùng, khiến họ đồng tình với tác giả: dù hạnh phúc hay khổ đau, thì con ngƣời cũng không thể sống mà không yêu.

Qua những ca từ mang đậm mầu sắc Phật giáo của Trịnh Công Sơn khi ông thể hiện những chiêm nghiệm về đời ngƣời, với sự so sánh đời ngƣời - một khái niệm trừu tƣợng với những sự vật hiện tƣợng cụ thể, gần gũi, có thể nhận thấy tác giả luôn ý thức rất rõ ràng về sự ngắn ngủi và hữu hạn của đời ngƣời. Từ sự ý thức ấy, ông trân trọng từng giây phút đƣợc có mặt trên cõi đời và luôn tâm niệm: sống cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cõi hƣ không.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 115

KẾT LUẬN

1. Việc xác định các cơ sở lí thuyết và miêu tả một phần thực tế (với những nét khái quát về ca từ, so sánh, cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn) là điểm tựa để nghiên cứu ca từ của Trịnh Công Sơn dƣới góc độ ngôn ngữ học, với phƣơng thức so sánh.

Đến với nghệ thuật nhƣ một sự ngẫu nhiên của số phận, nhƣng Trịnh Công Sơn đã tạo dựng cho mình một dòng nhạc độc lập, có sức sống và vị trí riêng. Lắng nghe nhạc của ụng, chúng ta thấy đƣợc cái khốc liệt của chiến tranh qua những ca khúc phản chiến, sự hữu hạn của đời ngƣời qua những ca khúc về thân phận, và những cung bậc khác nhau của tình yêu qua những bản tình ca, đồng thời cảm nhận đƣợc lòng yêu đời và yêu ngƣời tha thiết của ngƣời nghệ sĩ đã sống giữa cuộc đời và đến với nghệ thuật bằng trái tim đầy lòng nhân ái. Một trong những yếu tố làm nên sức sống của nhạc Trịnh chính là phần ca từ (đƣợc hiểu là phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc), và đó cũng là nơi thể hiện sự tài hoa trong sử dụng tiếng Việt của ông, trong đó có phƣơng thức so sánh.

So sánh là một trong những phƣơng thức làm nên vẻ đẹp và nét độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật. Theo quan niệm của tu từ học, đây là phƣơng thức dùng để đối chiếu hai đối tƣợng khác loại, không hoàn toàn đồng nhất với nhau mà có thể chỉ có một nét giống nhau, thậm chí chỉ có một mối liên hệ sâu xa nào đó, nhằm gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của ngƣời đọc, ngƣời nghe, và nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tƣợng đƣợc đem ra so sánh. Đây cũng chính là phƣơng thức đƣợc sử dụng phổ biến trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 116

2. Trong ca từ của Trịnh Công Sơn, phƣơng thức so sánh xuất hiện với nhiều kiểu loại đa dạng, góp phần thể hiện cá tính sáng tạo riêng về ngụn từ nghệ thuật của nhạc sĩ xột về mặt hình thái cấu trúc cũng nhƣ về mặt ngữ nghĩa.

Về mặt hình thái cấu trúc, ta gặp 13 kiểu cấu trúc so sánh, trong đó kiểu cấu trúc A + tnss + B chiếm số lƣợng nhiều nhất. Sử dụng cấu trúc thiếu cơ sở so sánh này, Trịnh Công Sơn đã dành cho ngƣời nghe một sự tự do liên tƣởng để tìm ra những nét giống nhau giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh, từ đó phát hiện ra đặc điểm của đối tƣợng đƣợc so sánh theo chiều hƣớng liên tƣởng của mình.

Trong số 8 từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh, các từ ngữ sử dụng trong kiểu so sánh tƣơng tự (như, tựa, tựa như, như là, cũng như) có tần số xuất hiện cao nhất, tiếp theo là các từ ngữ sử dụng trong kiểu so sánh ngang bằng (là, bằng). Tần số xuất hiện của từ ngữ so sánh trong kiểu so sánh dị biệt hơn chỉ chiếm một số lƣợng rất nhỏ.

Yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh đƣợc Trịnh Công Sơn sử dụng trong cấu trúc so sánh thƣờng là kết cấu danh ngữ và cụm C - V, ít dùng động ngữ và tính ngữ; từ loại danh từ đƣợc tác giả dùng nhiều hơn tính từ và động từ.

- Về mặt ngữ nghĩa, ở yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh, Trịnh Công Sơn sử dụng hai trƣờng nghĩa đối lập: thuộc con ngƣời và ngoài con ngƣời. Trong đó, yếu tố đƣợc so sánh thƣờng thuộc trƣờng nghĩa thuộc con ngƣời, yếu tố so sánh thƣờng thuộc trƣờng nghĩa ngoài con ngƣời.

Trong mối tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh (A) và yếu tố so sánh (B), thƣờng gặp là tƣơng quan giữa A thuộc con ngƣời - B ngoài con ngƣời, tiếp đó là A ngoài con ngƣời - B ngoài con ngƣời. Tƣơng quan giữa A ngoài con ngƣời - B thuộc con ngƣời và A thuộc con ngƣời - B thuộc con ngƣời chiếm một số lƣợng nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 117

3. Hình tƣợng nghệ thuật là một bức tranh vừa cụ thể vừa khái quát về cuộc sống, về con ngƣời, đƣợc nghệ sĩ xây dựng nên và thể hiện bằng nhiều cách, trong đó so sánh là một trong những phƣơng thức quan trọng. Trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn, phƣơng thức so sánh góp phần không nhỏ trong việc xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời nghe, đặc biệt là emtôi - hai hình tƣợng đƣợc trở đi trở lại trong rất nhiều ca khúc. Phƣơng thức này cũng đƣợc sử dụng để thể hiện một cách sâu sắc những chiêm nghiệm của tác giả về tình yêu và đời ngƣời.

Bằng so sánh, Trịnh Công Sơn đã vẽ lên bức chân dung em với vẻ đẹp mong manh, vừa có thật vừa hƣ ảo. Đây cú thể cũng chính là hình tƣợng chung của những ngƣời phụ nữ đã đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn và trở thành nguồn cảm hứng để ông viết lên những bản tình ca bất hủ.

Qua xem xét phƣơng thức so sánh, chúng ta có thể thấu hiểu phần nào những tâm trạng, cảm xúc và nỗi lòng của hình tƣợng tôi - một hiện thân của chính tác giả: Với cuộc đời, tôi là một kẻ cô đơn đến cùng cực; với quê hƣơng, tôi là một kẻ lạc loài; với tình yêu, tôi là một kẻ bị phụ tình. Thế nhƣng, tôi luôn sống giữa cuộc đời bằng một trái tim yêu đời và yêu ngƣời tha thiết.

Cũng qua những hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ trongg ca khúc,

Một phần của tài liệu Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn (Trang 107 - 145)