6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Sự đồng nhất
Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thấy có các điểm đồng nhất trong cách sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô sau đây:
- Trong hai tập truyện ngắn “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” và “Cánh đồng Bất Tận”, hai tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư đều sử dụng một cách phong phú hệ thống các phương tiện dùng để xưng hô như: đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc, danh từ chỉ tên riêng, danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, kiểu loại xưng hô khác.
- Về số lượng các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) và các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) được hai tác giả sử dụng trong xây dựng cuộc thoại tương đương nhau.
Tác giả
Hình thức thể hiện Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư Các yếu tố xưng hô bằng lời
(dạng hiển ngôn)
303 83,01 % 191 83,77 %
Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn)
62 16,99 % 37 16,23 %
Tổng số cuộc thoại 365 100 % 228 100 %
Căn cứ vào bảng trên chúng ta thấy, các yếu tố xưng hô bằng lời trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư là: 83,01% và 83,77%. Tương tự, các yếu tố xưng hô phi lời chiếm 16,99% và 16,23%. Việc sử dụng các yếu tố xưng hô bằng lời/phi lời cũng là một chiến lược giao tiếp góp phần khắc hoạ nhân vật và tính cách nhân vật trong tác phẩm.
- Về tần số sử dụng của các phương tiện dùng để xưng hô.
Tác giả Các đơn vị từ vựng
làm phương tiện xưng hô
Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư
Danh từ thân tộc 964 48,59 263 49,53 Đại từ nhân xưng 781 39,37 198 37,29 Danh từ chỉ tên riêng 126 6,35 42 7,91 Danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ 83 4,18 1 0,19 Kiểu loại xưng hô khác 30 1,51 27 5,08
Tổng số 1984 100 % 531 100 %
Trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô tính theo tần số đi vào hoạt động của chúng trong văn bản thì thứ tự từ mức cao nhất xuống thấp nhất trong 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Huy Thiệp và tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư là: danh từ thân tộc, đại từ nhân xưng, danh từ chỉ tên riêng. Sự chênh lệch nhỏ giữa nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, kiểu loại khác không đáng kể trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô đi vào hành chức.
- Các danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ chiếm vị trí thấp nhất trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nhóm danh từ này xuất hiện 18 lần còn trong truyện ngắn của Nguyễn
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện ở cả hai mảng: nghề nghiệp (7/18) và chức vụ (11/18). Trong khi đó, danh từ ở nhóm này chỉ tồn tại 1 lần duy nhất ở nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp (chú bác sĩ - Thương quá rau răm).
- Tần số sử dụng của nhóm danh từ thân tộc với chức năng xưng hô trong truyện ngắn của hai tác giả đều đạt mức cao nhất, chứng tỏ xu thế xưng hô “gia đình hoá” trong xã hội hiện nay. Trong tổng số 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của tác giả Nguyễn Huy Thiệp và trong tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư mà chúng tôi khảo sát thì số lượt sử dụng của danh từ thân tộc chiếm tới gần một nửa trong tổng số lượt sử dụng của các phương tiện dùng để xưng hô (964/1984 - đối với tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và 263/531 - đối với tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư).
- Về cấu tạo, một số nhóm làm phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư tương đối trùng nhau, đặc biệt là nhóm danh từ thân tộc. Cụ thể là:
+ Danh từ thân tộc: đây là sự trùng hợp gần như toàn bộ về cấu tạo của nhóm, đó là cách kết hợp các danh từ thân tộc (ví dụ: bà con, cha nội, chú em,
bà chị, cậu mợ,...); danh từ thân tộc + danh từ đơn vị (ví dụ: chúng con, chúng ông, bọn chú, mấy anh, tụi em,…); danh từ thân tộc + yếu tố chỉ đặc điểm,
tính chất, trật tự (ví dụ: bà lão, ông trẻ, ông mãnh, cô Ba, tía Năm,…); danh từ thân tộc + đại từ nhân xưng (ví dụ: chú mầy, chị tôi, chú mày); danh từ thân tộc + số từ (ví dụ: hai vợ chồng, ba bà cháu, hai anh,…).
+ Tiếp theo là sự trùng hợp trong cấu tạo của nhóm danh từ chỉ tên riêng về cách kết hợp: danh từ thân tộc + danh từ riêng (ví dụ: anh Thuần, chị
Lài, cô Hậu, cô Xuyến,…), danh từ riêng + danh từ đơn vị (ví dụ: bọn Sâm, thằng Khải, thằng Biên thằng Biền, thằng Tứ hải,…).
+ Sự trùng hợp về cấu tạo của nhóm đại từ nhân xưng về: cách kết hợp đại từ nhân xưng + danh từ đơn vị. Ví dụ: bọn mình, bọn ngươi, chúng tao, tụi
+ Với danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ là sự trùng nhau về cách kết hợp: danh từ thân tộc + danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ. Ví dụ: chú bác sĩ, ông giáo, bố thợ xẻ,.…
Ngoài ra, trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư còn xuất hiện cách kết hợp: danh từ thân tộc + đại từ nhân xưng. Ví dụ:
mẹ con mình, con gái ta, chị em chúng tôi, vợ chồng tôi, má con tao,…
Việc cấu tạo của một nhóm phương tiện dùng để xưng hô trùng khít nhau trong hai tập truyện của hai tác giả ở hai vùng phương ngữ khác nhau chứng tỏ cách xưng hô này mang tính thống nhất, toàn dân.
- Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư đều sử dụng các từ xưng hô vay mượn.
Việc sử dụng từ xưng hô vay mượn đối với mỗi tác giả là có lí do riêng. Đối với Nguyễn Huy Thiệp, do mảng đề tài phản ánh trong tác phẩm của ông khá rộng (lịch sử, nông thôn, miền núi, thành thị,…) nên việc yêu cầu sử dụng nhiều từ xưng hô trong đó có các từ vay mượn sẽ góp phần làm tăng sự hấp dẫn trong tác phẩm. Mặt khác, xưng hô trong phương ngữ Bắc được coi là cách xưng hô chuẩn, trong khi đó, Nguyễn Ngọc Tư là người Nam Bộ và viết về con người Nam Bộ nên trong việc sử dụng từ xưng hô có sự pha trộn giữa cách xưng hô của phương ngữ Bắc và cách xưng hô của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long là điều tất nhiên.