Phong cách nhà văn

Một phần của tài liệu Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp và truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (Trang 96)

6. Cấu trúc của luận văn

3.5. Phong cách nhà văn

Trong những truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng một loạt các cách xưng hô mới, khác biệt nhau tạo thành một đặc điểm riêng, một phong cách sáng tác riêng cho mỗi tác giả.

Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các yếu tố chính chi phối việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện xưng hô là: chủ đề cuộc thoại, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, trình độ văn hoá . Các nhân tố này biểu hiện rõ nét trong 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp” (của Nguyễn Huy Thiệp) hơn trong 14 truyện ngắn trong

tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư.

Đối với mỗi đề tài, chủ đề Nguyễn Huy Thiệp lại sử dụng một hệ thống từ xưng hô tương ứng. Đề tài lịch sử chính là một bước đột phá trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Xưa nay, các nhà văn viết về các danh nhân trong lịch sử không ít, nhưng họ tập trung chủ yếu ở việc khắc hoạ hình ảnh “con người xã hội” với áo mũ cân đai, lời nói nặng như trịch, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng… thì cái mới của Nguyễn Huy Thiệp lại ở việc khắc hoạ những “con người thời đại” ấy ở khía cạnh đời thường với những trăn trở, lo âu về lẽ sống, về tình yêu ... Có lẽ trong văn học hiếm có hình ảnh: “Nhà vua (Quang

Trung) đang đêm xoã tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh Hoa biết việc Khải mất”. [27, 161]. Hoặc trong đoạn thoại giữa vua Gia Long

và Ngô Thị Vinh Hoa: “…nhà vua bảo nàng: “Ta muốn sở hữu nàng như nuôi con gà, con vịt trong nhà”. Vinh Hoa tâu: “Bệ hạ muốn là vua gà, vua vịt hay sao?”. Nhà vua thở dài: “Sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao cả, không được quyền đê tiện”. Vinh Hoa tâu: “Ai cũng phải thế”. Nói rồi nàng ôm đàn hát”. [27, 164]. Chưa bao giờ những

ông vua lại hiện lên một cách giản dị, chân thực và đời thường đến thế.

nhiên của đồng bào vùng cao hiện lên thật chân thực, sống động, đặc biệt là trong ngôn ngữ xưng hô. Cách nói của họ mang những nét riêng biệt so với người Kinh và còn ẩn chứa cả nét văn hoá của vùng dân tộc, mang cái “tôi” cá nhân rất sâu sắc.

Để phục vụ cho chủ đề, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dựng lên những hoàn cảnh giao tiếp và hệ thống nhân vật đông đảo. Nếu tất cả mọi hoàn cảnh giao tiếp trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (chiếm 100%) là phi quy thức và nhân vật chỉ thuộc lớp người dân quê lao động, thì hoàn cảnh giao tiếp mang tính quy thức trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp lên tới gần 20% và nhân vật giao tiếp gồm đủ tầng lớp trong xã hội.

Phạm vi sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp bao gồm cả quá khứ và cuộc sống đương đại. Trong khi đó, phạm vi sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chỉ là cuộc sống nông thôn thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đối với truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, do tập trung viết về người nông dân với những tình cảm yêu mến, gắn bó nên danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô chiếm số lượng vượt trội 42/87 trong tổng số các phương tiện xưng hô. Trong khi đó số lượng các phương tiện xưng hô của Nguyễn Huy Thiệp khá cân bằng nhau (danh từ chỉ tên riêng: 64/186, danh từ thân tộc: 56/186, …).

Trong truyện ngắn của NguyễnNgọc Tư, nhân vật giao tiếp không chỉ là con người mà còn là những con vật gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người dân quê nơi đây. Dưới ngòi bút của chị, những con vật này trở lên có linh hồn, có tư duy và giọng điệu mang phong cách của lối giao tiếp vùng đồng bằng sông nước Cửu Long.

Ví dụ: (Đoạn thoại sau là lời của bầy vịt trước sự thay đổi giọng hát của nhân vật “tôi”).

“Ủa, phải con người hôm trước hôm trước không ta?”. Một con vịt đui khịt mũi, cười, “Nó chớ ai, giọng có khác nhưng rõ ràng là tiếng trái tim nó.

Quen lắm. Chập chờn, thút thít, đòng đưa như sắp rụng...”. “Có nổ hôn đó, cha nội?”. “Sao không, mấy người thử đi rồi biết”. [29,196]

Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khá cầu kỳ, gọt rũa, chuẩn mực. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư giản dị, tự nhiên gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của bà con Nam Bộ. Theo chúng tôi, điều làm lên sự khác biệt trong ngôn ngữ của hai tác giả là: Nguyễn Huy Thiệp viết bằng trí tuệ, còn Nguyễn Ngọc Tư viết bằng chính bản năng con người mình.

3.6. Tiểu kết chƣơng 3

Trong phạm vi nghiên cứu của chương 3, ngoài việc chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt trong cách thức sử dụng các phương tiện xưng hô của hai tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi còn thấy được những nét đặc sắc trong truyện ngắn của hai tác giả này. Cụ thể:

- Hệ thống các phương tiện xưng hô dùng trong triều đình phong kiến, trong mảng đề tài dân tộc - miền núi, tiếng chửi tục - chửi thề, hệ thống các cụm từ tự do với những cách cấu tạo đặc biệt … đã tạo nên nét đặc sắc riêng trong 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của tác giả Nguyễn Huy Thiệp.

- Đối với 14 truyện ngắn trong tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư, việc sử dụng: hệ thống từ xưng hô mang đậm phương ngữ Nam Bộ, danh từ chỉ tên riêng, từ chỉ trật tự - vị trí trong gia đình, tính từ chuyển hoá… đã làm nên nét đặc sắc trong sáng tác của nữ văn sĩ này.

Nét riêng biệt trong sử dụng các đơn vị từ vựng làm phương tiện xưng hô không chỉ làm phong phú thêm hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt mà còn góp phần thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của từng nhà văn.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi xin đưa ra những kết luận như sau:

1. Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp. Điều kiện đầu tiên để thực hiện hành vi xưng hô là nó phải diễn ra trong hội thoại và do các nhân vật hội thoại thực hiện. Do đó, nghiên cứu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là nghiên cứu ngôn ngữ trong trạng thái “động”, trạng thái hành chức.

2. Khảo sát các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy có những sự đồng nhất sau: về số lượng các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) và các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn); về tần số sử dụng của các phương tiện dùng để xưng hô; về cấu tạo, một số nhóm làm phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của hai tác giả tương đối trùng nhau, đặc biệt là nhóm danh từ thân tộc; các danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ chiếm vị trí thấp nhất trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô; việc sử dụng danh từ thân tộc chứng tỏ xu thế xưng hô “gia đình hoá” trong xã hội hiện nay; Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư đều sử dụng các từ xưng hô vay mượn.

3. Sự khác biệt trong việc sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện ở: số lượng các cuộc thoại; số lượng các phương tiện dùng để xưng hô; đặc điểm sử dụng (cách cấu tạo) các phương tiện dùng để xưng hô trong sáng tác của hai tác giả cũng tương đối khác nhau; tính quy thức/phi quy thức của hoàn cảnh giao tiếp trong truyện ngắn của mỗi tác giả khác

4. Sự khác biệt trong cách thức sử dụng các phương tiện xưng hô trong truyện ngắn của hai tác giả bắt nguồn từ các nguyên nhân như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, chủ đề cuộc thoại và trình độ văn hoá.

Sự khác biệt này thể hiện trước hết ở việc lựa chọn đề tài sáng tác của các tác giả. 15 truyện ngắn trong “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” (của Nguyễn Huy Thiệp) mà chúng tôi khảo sát, được chia thành bốn mảng đề tài: lịch sử, thành thị, nông thôn, miền núi. Với mảng đề tài phong phú, tác giả đã xây dựng lên một hệ thống nhân vật đông đảo với nghề nghiệp và trình độ văn hoá khác nhau (như: vua chúa, quan lại, tri thức, nông dân, già làng, trưởng bản,…) đặt trong những hoàn cảnh giao tiếp tương ứng (chẳng hạn, trong mảng đề tài: lịch sử và miền núi - hoàn cảnh giao tiếp thường mang tính quy thức; ngược lại, trong mảng đề tài viết về nông thôn và thành thị - hoàn cảnh giao tiếp là phi quy thức.

Trong khi đó, đề tài nông thôn xuyên suốt 14 truyện ngắn trong tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Do đó, các nhân vật giao tiếp chỉ là những người dân quê “tay lấm chân bùn” và được đặt trong những hoàn cảnh giao tiếp phi quy thức.

Sự khác biệt trong việc sử dụng các phương tiện xưng hô đã làm lên nét đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư. Mỗi tác giả một thế mạnh trong sáng tác tạo thành một phong cách nghệ thuật riêng. Với Nguyễn Huy Thiệp, sự đa dạng trong đề tài đã làm nên sự phong phú trong cách thức sử dụng các phương tiện xưng hô, chứng tỏ năng lực sáng tạo của cây bút lão luyện.

Với tập truyện “Cánh đồng Bất Tận”, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công xuất sắc khi viết về những con người đồng bằng sông nước Cửu Long: giản dị mà ân tình, đằm thắm với tấm lòng yêu mến, trân trọng của người con đối với

5. Việc danh từ thân tộc đứng đầu về số lượng xuất hiện cũng như tần số sử dụng trong truyện ngắn của hai tác giả đã chứng tỏ xu thế “gia đình hoá” trong xưng hô của người Việt hiện nay.

Thực hiện luận văn “Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong

truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” là

một bước thử nghiệm mới trong nghiên cứu từ xưng hô dưới góc độ ngữ dụng học, từ đó nhằm khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của hai tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu trên đây sẽ gợi mở những hướng đi mới trong nghiên cứu về tác phẩm văn chương dưới cái nhìn của ngữ dụng học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb GD, Hà Nội. 2. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng - từ ghép - đoản ngữ),

NXB ĐH & THCN, Hà Nội.

3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

5. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội.

6. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội. 7. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb GD, Hà Nội. 8. Hoàng Thị Châu (1986), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb KHXH, Hà

Nội.

9. Hoàng Thị Châu (1995), Vài đề nghị về chuẩn hoá cách xưng hô trong xã giao, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 3.

10. Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt. Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHNN, Hà Nội.

11. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 12. Lương Thị Hiền (2006), Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực

trong hội thoại gia đình người Việt (qua một số tác phẩm văn học 1930 – 1945), Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

13. Lương Văn Hy (2000), Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

15. Lê Thanh Kim (2000), Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lý thuyết xã hội ngôn ngữ học, Luận án tiến

sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

16. Hồ Thị Lân (1989), Tìm hiểu vai trò của từ xưng hô trong giao tiếp và các

nhân tố tác động đến từ xưng hô, Luận văn sau đại học, Trường ĐHSP Hà

Nội.

17. Trần Thị Kim Loan (2008), Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Khoá luận tốt nghiệp đại học, Đại học An Giang.

18. Nguyễn Thị Trà My (2007), Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Khoá luận tốt nghiệp đại học, Đại học Thái Nguyên.

19. Hoàng Phê (chủ biên, 2000), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.

20. Nguyễn Phú Phong (1996), Đại danh từ nhân xưng tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ.

21. Hữu Quỳnh (1996), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb GD, Hà Nội.

22. N.V.Stankêvich (1993), Cần tìm hiểu thêm về cách xưng hô trong tiếng Việt, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học

Việt Nam, Trường ĐHNN Hà Nội.

23. Trần Ngọc Sanh (2003), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ chức vị trong

giao tiếp tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

24. Phạm Ngọc Thưởng (1994), Về đại từ nhân xưng ngôi thứ 3, Tạp chí

Nghiên cứu Giáo dục, số 10.

25. Phạm Ngọc Thưởng (1995), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Tày - Nùng, Tạp chí Dân tộc học, số 1.

26. Phạm Ngọc Thưởng (1998), Cách xưng hô trong tiếng Nùng, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

28. Phạm Văn Tình (1997), Nhân xem “Bảy sắc cầu vồng” Bàn thêm về cách

xưng hô trong nhà trường, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9.

29. Nguyễn Ngọc Tư (2006), Cánh đồng Bất Tận, NXB Trẻ.

30. Như ý (1990), Vai xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.

31. Bùi Minh Yến (1990), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.

32. Bùi Minh Yến (1993), Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người

Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.

33. Bùi Minh Yến (1994), Xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người

Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 2.

34. Bùi Minh Yến (2001), Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã

PHỤ LỤC

Bảng 1.1: Hệ thống các phương tiện dùng để xưng hô trong 15 truyện ngắn (trích tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”) của Nguyễn Huy Thiệp

S T T T ừ xư ng hô C hả y đi sông ơi T ướ ng về hư u M uối của r ừng Phẩ m tiế t T hư ơn g nhớ đồng quê T ruyệ n tì nh kể tr ong đê m mư a C on gá i thuỷ thần Nhữ ng ng ườ i thợ xẻ Không có vua Nhữ ng ngọn gi ó Hua T át Kiế m sắ c Nhữ ng bà i học nông thôn Huyề n thoại phố phư ờng Giọt máu C hút thoáng Xuâ n Hư ơng T ổng số 1 Tôi 5 15 12 17 79 56 36 8 48 10 53 43 382 2 ta 1 27 4 1 4 31 8 10 86 3 tao 22 9 3 6 4 15 20 5 4 1 89 4 tớ 2 2 4 5 mày 4 4 4 14 12 11 21 20 2 4 10 1 107 6 mình 4 3 1 2 2 4 3 19 7 nàng 3 3 8 (tiện) thiếp 2 1 2 5 9 anh 22 17 1 90 27 23 3 2 17 202 10 em 8 19 7 6 4 32 15 3 7 8 16 125 111111 ông 6 7 1 15 2 4 4 5 44 8 96 12 chị 5 10 2 9 5 6 1 27 65 13 cậu 1 6 2 6 8 5 6 34 14 chú 8 6 3 5 16 2 21 61 15 cô 4 1 3 1 3 17 29 16 bà 11 1 5 1 16 34 17 bác 3 1 1 1 35 2 1 5 1 50

18 cháu 2 14 5 2 6 3 4 6 42 19 bố 2 1 6 2 1 12 20 mẹ 1 2 2 2 1 1 9

Một phần của tài liệu Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp và truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)