Sự khác biệt

Một phần của tài liệu Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp và truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (Trang 70)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.Sự khác biệt

Điều tập trung chủ yếu của chúng tôi trong luận văn này là tìm ra sự khác biệt trong cách thức sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của hai tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư. Qua nghiên cứu ban đầu, chúng tôi nhận thấy có một số điểm khác biệt sau:

- Về số lượng các cuộc thoại: khảo sát 15 truyện ngắn trong tập “Truyện

24,33 (cuộc thoại). Khảo sát tập “Cánh đồng Bất Tận”(14 truyện) của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thu được 228 cuộc thoại, trung bình số cuộc thoại trong một truyện ngắn của tác giả này là 16,29 (cuộc thoại). Việc số lượng cuộc thoại nhiều, ít khác nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng từ xưng hô của các tác giả.

- Về số lượng các phương tiện dùng để xưng hô.

Tác giả Các đơn vị từ vựng

làm phương tiện xưng hô

Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư

Danh từ chỉ tên riêng 64 34,40 19 21,84 Danh từ thân tộc 56 30,11 42 48,28 Đại từ nhân xưng 23 12,37 15 17,24 Kiểu loại xưng hô khác 25 13,44 10 11,49 Danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ 18 9,68 1 1,15

Tổng số 186 100 % 87 100 %

Tần số xuất hiện các kiểu loại đơn vị từ vựng được sử dụng làm phương tiện xưng hô của hai nhà văn này là khác nhau. Cụ thể: trong “Truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp”, trật tự xuất hiện các đơn vị từ vựng đó theo tần số sử

dụng từ mức cao nhất xuống thấp nhất là: danh từ chỉ tên riêng, danh từ thân tộc, đại từ nhân xưng, danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, kiểu loại xưng hô khác. Trong khi đó, trong “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư, trật tự xuất hiện các đơn vị đó theo thứ tự từ cao nhất xuống thấp nhất là: danh từ thân tộc, danh từ chỉ tên riêng, đại từ nhân xưng, kiểu loại khác và danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ.

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy có sự khác biệt rõ rệt về tần số sử dụng các đơn vị từ vựng làm phương tiện xưng hô trong 2 tập truyện của hai tác giả này.

- Đặc điểm sử dụng (cách cấu tạo) các phương tiện dùng để xưng hô trong sáng tác của hai tác giả cũng tương đối khác nhau. Sự khác nhau trong cấu tạo cũng được thể hiện khá rõ nét và biểu hiện cụ thể ở từng tiểu loại như:

+ Cách cấu tạo của đại từ nhân xưng: Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: những từ vay mượn gốc Hán (biệt ngữ triều đình phong kiến - trượng phu, ái khanh, đệ,…), từ gốc Hán (nỉ, ngộ). Trong truyện Nguyễn Ngọc Tư là:

đại từ nhân xưng + số từ (hai đứa bây).

+ Cách cấu tạo của danh từ chỉ tên riêng: trong khi cách cấu tạo của danh từ chỉ tên riêng trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chỉ giới hạn ở sự giống nhau như đã chỉ ở trên thì cách cấu tạo của danh từ chỉ tên riêng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện ở một số cách kết hợp sau: họ và tên + đại từ nhân xưng (Đặng Xuân Bường, tôi Nguyễn Sĩ Kiền).

+ Cách cấu tạo của danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ: Do tần số xuất hiện thấp (1/87 các phương tiện dùng để xưng hô) và chỉ thuộc nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp nên cách cấu tạo của nhóm này trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng khá đơn giản (như chúng tôi đã trình bày sự giống nhau trong cấu tạo ở trên). Tần số xuất hiện của nhóm này trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là 18/186 và bao gồm cả danh từ chỉ nghề nghiệp và chức vụ. Ngoài sự giống nhau chúng còn có sự khác nhau trong cấu tạo so với truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư về: danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ + tính từ (quan lớn,…), danh từ thân tộc + danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ + tính từ (ông trí thức con).

- Sự khác nhau trong việc sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô còn thể hiện ở việc hai tác giả này sử dụng một số lượng nhỏ các kiểu xưng hô mới với các cách cấu tạo khác nhau.

+ Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có các cách xưng hô như: tiếng chửi tục, chửi thề (con ranh con, đồ chó, đồ con đĩ,…); danh từ chỉ sự

riêng (con lão Ba Đình, vợ chồng thằng Cấn); danh từ chung + danh từ thân

tộc (người Kinh các ông, gia đình em); dùng đại từ chỉ thị (bọn này); các danh từ là các biệt ngữ triều đình phong kiến (chư vị, chư tướng, người trời, công

tử bột).

+ Trong tập truyện “Cánh đồng Bất Tận” có các cách xưng hô như: các từ chỉ trật tự, vị trí trong gia đình đứng độc lập hoặc đi kèm các danh từ thân tộc, các từ chỉ đặc điểm (Út Nhỏ, Hai, anh Năm); tính từ chuyển hoá (cưng,

nhỏ cưng,…); danh từ đơn vị + đặc điểm, tính chất +đại từ chỉ thị (thằng ma cà bông, con nhỏ ngông này); danh từ đơn vị + số từ (hai đứa).

Có thể nói, việc sử dụng các từ, cụm từ làm phương tiện dùng để xưng hô đã tạo ra một văn phong riêng biệt cho mỗi tác giả.

- Tính quy thức/phi quy thức của hoàn cảnh giao tiếp trong truyện ngắn của mỗi tác giả khác nhau, do đó cách xưng hô cũng khác nhau.

Tác giả

Hình thức thể hiện Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư

Tổng số truyện 15 14

Tổng số cuộc thoại có hoàn cảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giao tiếp mang tính quy thức 50 16,50 % 0 % Tổng số cuộc thoại có hoàn cảnh

giao tiếp không có tính quy thức 253 83,50 % 191 100 % Tổng số cuộc thoại (bao gồm các

yếu tố xưng hô bằng lời) 303 100 % 191 100 %

Việc xác định được hoàn cảnh giao tiếp mang tính quy thức/phi quy thức sẽ giúp cho việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Như chúng tôi đã trình bày, xưng hô mang tính quy thức là xưng hô quy phạm, có chuẩn mực riêng. Xưng hô phi quy thức là

Nhìn vào bảng trên chúng ta nhận thấy, hoàn cảnh giao tiếp quy thức/không quy thức được sử dụng trong tác phẩm của hai tác giả rất khác nhau. Cụ thể: đối với 15 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thì:

+ Hoàn cảnh giao tiếp quy thức chiếm 50/303 cuộc thoại, tương đương 16,50%.

+ Hoàn cảnh giao tiếp phi quy thức chiếm đa số (253/303 cuộc thoại), tương đương 83,50%.

Và trong tổng số 50 từ xưng hô mang tính quy thức, phân chia theo mảng đề tài sáng tác của tác giả Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi có được kết quả sau (tính từ cao xuống thấp): mảng đề tài lịch sử chiếm 39/50, đề tài miền núi chiếm 8/50, đề tài nông thôn chiếm 2/50, đề tài thành thị chiếm 1/50.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì hoàn cảnh giao tiếp mang tính quy thức không xuất hiện trong sáng tác của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. 100% các cuộc thoại diễn ra trong hoàn cảnh giao tiếp phi quy thức. Rõ ràng điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nhân vật lựa chọn và sử dụng từ xưng hô cho phù hợp.

- Mảng đề tài trong sáng tác của các tác giả khác nhau nên từ xưng hô được sử dụng cũng khác nhau.

Trong 15 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã phân chia sáng tác của ông thành 4 mảng đề tài chính, đó là: lịch sử (Phẩm tiết, Chút

thoáng Xuân Hương, Kiếm sắc, Giọt máu), nông thôn và người dân lao động

(Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Chảy đi sông ơi, Con gái

thuỷ thần, Những người thợ xẻ), thành thị (Tướng về hưu, Huyền thoại phố phường, Không có vua) và miền núi (Những ngọn gió Hua Tát, Truyện tình kể trong đêm mưa, Muối của rừng). Lẽ dĩ nhiên tác giả không thể sử dụng từ

việc lựa chọn các mảng đề tài khác nhau nên yêu cầu sử dụng các từ xưng hô thích hợp cũng là một đòi hỏi tất yếu đối với tác giả.

Trong khi đó, đề tài xuyên suốt trong tập truyện “Cánh đồng Bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư mà chúng tôi khảo sát là: nông thôn và người dân lao động. Do đó, từ xưng hô ở đây không được sử dụng một cách phong phú như trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.

- Các từ xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường thể hiện sắc thái biểu cảm đậm nét hơn từ xưng hô trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Sở dĩ có điều này vì giọng điệu Nam Bộ thường thể hiện sự gần gũi, thương mến,… thêm vào đó, trước (sau) mỗi lời thoại, tác giả thường miêu tả trạng thái, cảm xúc hoặc những cử chỉ đi kèm của nhân vật.

Ví dụ: (Đoàn ca múa nhạc giải tán, Quách Phú Thàn dẫn ông già Năm Nhỏ về ngã ba Sương ở nhờ. Đêm đó ông già không sao ngủ được, Thàn đi chơi về, hỏi): “Nhớ đoàn quá, không ngủ được hả tía?” Ông già lắc đầu, thở

dài, nghe buồn xao xác như lá rụng hoa rơi,… [29, 8]

3.3. Xu hƣớng “gia đình hoá” trong xƣng hô ngoài xã hội ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ

Xu hướng xưng hô “gia đình hoá” ngoài xã hội không chỉ thể hiện trong thực tế cuộc sống mà còn được tái hiện lại một cách sống động trong văn chương. Xu thế này biểu hiện ở việc “sao y bản chính” các danh từ thân tộc vốn dùng trong phạm vi gia tộc và hướng tới những người không có mối quan hệ họ hàng với bản thân mình.

Xu hướng xưng hô này theo tác giả Lê Thanh Kim thì có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

- Trong tiếng Việt không có các đại từ trung tính như tiếng Anh (I,You). Sự phân ngôi và mang sắc thái biểu cảm thể hiện ngay trong cách xưng hô của người Việt. Đại từ xưng hô của tiếng Việt có số lượng rất hạn chế và

có thể đáp ứng yêu cầu xưng hô giúp thể hiện cả 4 sắc thái biểu cảm: trang trọng, lịch sự; trung hoà, vừa phải; thân mật, suồng sã; thô tục, khinh thường.

- Đại từ xưng hô và các từ dùng để xưng hô khác (danh từ chỉ tên riêng, chỉ chức vụ - nghề nghiệp,…) ít có khả năng phân biệt về tuổi tác, giới tính, thứ bậc. Trong khi đó, danh từ thân tộc ngoài việc đáp ứng yêu cầu trên còn kết hợp với các danh từ khác làm tăng hiệu quả xưng hô.

- Việc sử dụng các danh từ thân tộc lâm thời làm từ xưng hô và giữ nguyên nghĩa của nó giúp thực hiện nguyên tắc “xưng khiêm hô tôn” trong giao tiếp của người Việt.

- Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức làng xã, nông thôn Việt Nam theo kiểu: “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

- Tâm lý, lối sống trọng tình của người Việt thường muốn hướng tới sự gần gũi và thương mến giữa các vai giao tiếp.

[xem thêm 15, 121]

Ngoài ra, theo chúng tôi sử dụng danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô còn là một chiến lược trong giao tiếp của người Việt. Cách xưng hô này giúp thay đổi quan hệ giữa các đối tượng, lôi kéo đối tượng về phía mình theo hướng tích cực, tạo sự gắn kết vô hình giữa các nhân vật hội thoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc sử dụng các danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng nằm trong khuôn khổ các nguyên nhân trên.

Xu hướng “gia đình hoá” trong xưng hô ngoài xã hội không chỉ thể hiện ở số lượng đông đảo các danh từ thân tộc đóng vai trò làm từ xưng hô (trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, danh từ thân tộc đứng thứ 2; trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, danh từ thân tộc đứng thứ nhất… trong tổng số các phương tiện xưng hô) mà thể hiện ở tần số sử dụng của chúng trong văn bản (số lượt sử dụng các danh từ thân tộc trong sáng tác của hai tác giả đều

Tác giả

Sự phân bố Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư

Tổng số truyện 15 14

Số lượng 56/186 42/87

Tần số sử dụng 964/1984 263/531

Xu hướng “gia đình hoá” trong xưng hô còn thể hiện qua việc sử dụng của chúng xét theo hai quan hệ giữa các nhân vật, bao gồm: quan hệ gia đình (thân tộc) và quan hệ xã hội, quan hệ khác. Kết quả theo bảng sau:

Tác giả

Kiểu quan hệ Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư Quan hệ gia đình 98 38,74 % 51 36,69 % Quan hệ xã hội + kiểu quan hệ khác 155 61,26 % 88 63,31 % Tổng số cuộc thoại 253 100 % 139 100 %

Tổng số truyện 15 14

(Chúng tôi khảo sát các cuộc thoại có yếu tố xưng hô bằng lời và có chứa các danh từ thân tộc).

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy trong truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp, quan hệ gia đình chi phối việc lựa chọn và sử dụng danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô chỉ chiếm 98/253 (cuộc thoại), tương đương 38,74%; trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là 51/139 (cuộc thoại), tương đương 36,69%. Quan hệ xã hội + kiểu quan hệ khác: chiếm ảnh hưởng lớn đối với sự hoạt động của danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. 155/253 cuộc thoại (tương đương 61,26%) trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và 88/139 cuộc thoại (tương đương 63,31%) trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.

giả này cũng sử dụng danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô chủ yếu. Điều này phù hợp với xu hướng xưng hô “gia đình hoá” ngoài xã hội trong thực tiễn giao tiếp của người Việt hiện nay.

3.4. Những đặc sắc trong sử dụng các phƣơng tiện xƣng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ

3.4.1. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn)

Trong giao tiếp thường ngày, nhất là trong những cuộc thoại dài, việc sử dụng từ xưng hô một cách lặp đi lặp lại dễ gây nhàm chán cho đối tượng giao tiếp và cho chính bản thân chủ thể giao tiếp, làm giảm hiệu lực giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này, các từ xưng hô được sử dụng một cách linh hoạt và đôi lúc trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể có thể lược bớt từ xưng hô. Việc lược bớt các từ xưng hô trong giao tiếp, được gọi là việc sử dụng “các yếu tố xưng hô phi lời” mà hiệu quả giao tiếp không hề bị giảm bớt đi.

Như chúng tôi đã trình bày, các yếu tố xưng hô phi lời tồn tại dưới hai dạng: xưng hô hàm ngôn chủ quan và xưng hô hàm ngôn khách quan.

Việc sử dụng các yếu tố xưng hô hàm ngôn chủ quan thường biểu hiện dưới dạng “nói trống không”, nguyên nhân có thể do ý muốn chủ quan của chủ thể giao tiếp thể hiện thái độ không tôn trọng đối tượng hay do trình độ văn hoá quy định hoặc do ý đồ giao tiếp của cá nhân. Trong giao tiếp, xưng hô hàm ngôn chủ quan thường thể hiện cái “tôi” mà chủ thể giao tiếp muốn đề cao. Cách xưng hô này xuất hiện nhiều trong việc nhân vật đưa ra nhận định, thông báo, phán đoán, độc thoại nội tâm ...

Xưng hô hàm ngôn khách quan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng tiền giả định và tình huống giao tiếp khách quan. Thông thường, cách diẽn đạt này được các nhân vật giao tiếp ngầm hiểu, mặc định và diễn ra trong các cuộc thoại dài.

Tác giả Đặc điểm cuộc thoại

Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư

Tổng số truyện 15 14

Tổng số cuộc thoại 365 228

Tổng số cuộc thoại có sử dụng các

yếu tố xưng hô phi lời 62 37

Trung bình số cuộc thoại sử dụng các

yếu tố xưng hô phi lời/1 truyện ngắn 4,13 2,64 Trung bình số cuộc thoại/ 1

truyện ngắn 24,33 16,29

Các yếu tố xưng hô phi lời được sử dụng với số lượng là 62/365 trong 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Huy Thiệp (16,99%) và 37/228 trong 14 truyện ngắn trong tập “Cánh đồng Bất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tận” của Nguyễn Ngọc Tư (16,23%). Trung bình trong một truyện ngắn của

Nguyễn Huy Thiệp thì có 4,13 cuộc thoại sử dụng các yếu tố xưng hô phi lời. Tương tự như vậy, trong một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư sẽ có 2,64 cuộc thoại có sử dụng các yếu tố xưng hô phi lời.

Một phần của tài liệu Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp và truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (Trang 70)