7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
1.3. Nghi lễ đám cƣới và trình tự một cuộc hát Quan lang ở Thạch An – Cao
Cao Bằng
Cũng nhƣ các thể loại văn học dân gian khác, hát Quan lang đƣợc lƣu truyền theo phƣơng thức truyền miệng trong cộng đồng Tày ở nhiều địa phƣơng khác nhau nên không tránh khỏi những dị bản. Trong đó dung lƣợng về số bài, về câu chữ… khác nhau song đều tuân thủ theo tiến trình nghi lễ của một đám cƣới cổ truyền từ lúc đoàn nhà trai sang nhà gái cho đến lúc rƣớc dâu về tới nhà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23
Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày ở Thạch An – Cao Bằng, hôn lễ chiếm một vị trí quan trọng. Nó liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi con ngƣời trong cộng đồng. Ở mỗi dân tộc, việc cƣới xin đƣợc tiến hành theo những nghi lễ, phong tục riêng. Cũng nhƣ các phong tục khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Tày ở Thạch An cũng rất coi trọng hôn lễ, vì nó thể hiện ý thức trách nhiệm với tổ tiên giống nòi. Có thể nói, trƣớc đây đám cƣới của ngƣời Tày không chỉ là công việc riêng của mỗi nhà mà còn đƣợc coi là công việc của cộng đồng, làng bản. Vì thế mỗi khi có đám cƣới, làng bản lại rộn lên nhƣ ngày hội. Ngƣời Tày trƣớc đây tổ chức đám cƣới với đầy đủ các nghi thức nhƣ :
Bƣớc một: Dạm hỏi là khi đôi nam nữ yêu nhau, nguyện xây dựng mái ấm gia đình với nhau, báo cáo với gia đình bên nhà trai chủ động cho ngƣời sang dạm ngõ (chạm ngõ), bỏ qua bƣớc thăm dò. Bên nhà trai nhờ ngƣời thân thuộc trong họ mang theo một lít rƣợu, một kilôgam thịt lợn đến gia đình nhà gái làm thủ tục dạm hỏi (đó là tục lệ đi hỏi vợ, ngƣợc lại nếu đón rể về nhà thì bên nhà gaí phải làm thủ tục đó). Đại diện nhà trai đặt vấn đề với cha mẹ cô gái bằng những lời lẽ rất tế nhị, ví von, tôn trọng. Nhà gái cũng đáp lại rất tôn trọng, đại ý là: cha mẹ tuỳ theo ý con, con ƣng thì cha mẹ cũng chiều, con không ƣng thì cha mẹ cũng không ép và nói câu ví “Vài bấu kin nhả, pjạ bấu đé coóc” (Trâu không ăn cỏ, không lấy dao đè sừng ép ăn). Trƣớc những năm 60 của thế kỷ xx, ngoài những đôi lứa tìm hiểu nhau có tình yêu đi đến hôn nhân, thành vợ thành chồng thì tình trạng ép duyên, hay cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy còn rất phổ biến. Tình trạng tảo hôn trƣớc những năm 1970 vẫn xảy ra. Ngày nay vấn đề hôn nhân tự do đã đƣợc ý thức rõ ràng cho nên việc tự do tìm hiểu và kết hôn đã trở thành phổ biến.
Bƣớc hai: Xin tám chữ “Slƣ mỉnh” là khi đó đƣợc sự nhất trí của hai gia đình và hai họ, ngƣời đƣợc gia đình nhờ làm thủ tục dạm hỏi (gọi là ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24
bƣớc đƣờng) tiếp tục đi đến gia đình bên cô dâu hoặc chú rể để làm thủ tục xin tám chữ “Slƣ mỉnh” (tức họ tên, ngày giờ sinh của đôi nhân duyên) về bên gia đình mình, để xem duyên số đôi nam nữ. Thủ tục xin tám chữ “Slƣ mỉnh” chỉ là ít tiền lệ phong bao giấy đỏ. Thủ tục xem số hiện nay đã giảm.
Bƣớc ba: Ăn ghánh báo mệnh hợp là khi thủ tục sau khi đã xem duyên số nếu không có gì trở ngại, nhà trai báo cáo cho gia đình nhà gái biết định ngày ăn gánh báo mệnh hợp. Gia đình nhà gái đi mời anh em họ hàng và láng giềng đến dự bữa cơm thân mật để cùng bàn thống nhất mọi lễ vật, thời gian làm lễ thành hôn… Lễ vật để tổ chức gồm xôi, hai đôi gà thiến, mƣời lít rƣợu, ăn gánh báo mệnh hợp trƣớc đây tổ chức hai lần nay gộp làm một.
Bƣớc bốn: Ăn hỏi là khi những bƣớc trƣớc đó cơ bản xong, đến lễ ăn hỏi vật lễ ăn hỏi do hai bên gia đình họ hàng bàn bạc thống nhất: tiền sắm đồ cƣới là bao nhiêu, bên nhà trai, nhà gái phải sắm thứ gì, ngày cƣới nhà trai phải mang những thứ gì sang, số lƣợng là bao nhiêu rồi thƣa lại cho nhà trai. Riêng tiền mặt thì đƣa ngay ngày hôn đó. Ngày xƣa, mỗi thứ đều tính một trăm gồm: Thịt lợn, gạo nửa nếp nửa tẻ, rƣợu hai chum. Trƣớc lễ cƣới một ngày, nhà trai đƣa các lễ vật sang và có một ngƣời đại diện đi cùng gọi là “đệ đám”
(nộp lễ vật). Nhà gái nhận xong nếu còn thiếu thứ nào chƣa đủ theo nhƣ đã thách cuới thì đến hôm sau nhà trai phải mang sang đủ.
Ngày nay, thực hiện nếp sống văn hoá, các lễ vật kể trên đã giảm nhiều, không còn khắt khe về số lƣợng. Một hình thức mới trong việc tổ chức cƣới là nhà trai lo “giúp” nhà gái bằng tiền mặt rồi mỗi bên lo tổ chức riêng, không mang lễ vật sang nữa. Đây là một nét mới vừa thuận tiện, vừa văn minh.
Bƣớc năm: Tổ chức cƣới và các thủ tục khác nhà gái tổ chức vào buổi tối hôm trƣớc, nhà trai đón dâu vào ngày hôm sau, hoặc là tổ chức cùng một ngày, nhà gái tổ chức vào buổi sáng, nhà trai đón dâu vào buổi chiều. Chú rể phải sang nhà gái trƣớc, đoàn nhà trai đi đón dâu gồm có: Ngƣời đại diện thay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25
mặt gia đình gọi là “Quan lang”, chú rể, phù rể, một bà mối, hai cô thiếu nữ để gánh đồ lễ. Tổng số đoàn đón dâu bao giờ cũng là số chẵn, là tám, mƣời hoặc mƣời hai ngƣời. Ngƣời trong đoàn, cả già trẻ, đều có cuộc đời hạnh phúc, êm đẹp, đƣợc xóm làng quý mến.
Bƣớc sáu: Trở lại nhà gái làm thủ tục trình rể, đón dâu. Quan lang xƣớng văn trình tổ tiên họ hàng, tổ chức mời nƣớc, rƣợu, thuốc lá họ hàng và giới thiệu quan hệ họ hàng anh em. [51, tr. 660].
Hiện nay, đám cƣới dân tộc Tày đƣợc tổ chức giản dị nhƣng trang trọng, ngoài những ngƣời thân thích, họ hàng gần đến trƣớc, dùng bữa cơm tiễn con cháu ra cửa gọi là “oóc háp”, khách đến mừng chỉ dự một bữa cơm thân mật, gửi tiền mừng cƣới rồi ra về.
Về trang phục: cô dâu, chú rể ngày trƣớc mặc áo dài vải chàm. Áo cô dâu thắt lƣng bằng vải màu đen hoặc chàm, bằng tấm vải xếp đôi rộng khoảng mƣời phân thắt về phía sau buông xuống đến khoảng giữa ống quần hoặc chấm gót. Cô dâu vấn khăn, chú rể đội mũ hoặc khăn xếp. Hiện nay phần lớn cô dâu, phù dâu mặc áo dài, váy kiểu tân thời. Chú rể mặc quần áo complê.
Trong đoàn nhà trai, chọn ngƣời làm Quan lang là quan trọng. Quan lang phải biết mọi lễ nghi, phong tục lễ cƣới của ngƣời Tày và hoạt bát để giải quyết mọi tình huống trong công việc cƣới xin, đặc biệt là phải biết “Lƣợn lẩu”. Ông Quan lang đƣợc coi nhƣ linh hồn của đám cƣới. Quan lang (nam), Pả mẻ (nữ) là trƣởng đoàn, phó đoàn cho gia đình hai họ đón dâu, đƣa dâu vô cùng quan trọng. Các bƣớc đi đứng, trình thƣa của trƣởng đoàn đại diện đều phải có thơ. Thơ đó có sẵn hoặc gặp tình huống cụ thể là phải ứng tác (Phuối rọi).
Khi sang nhà gái làm lễ đón dâu, Quan lang phải hát một số bài ứng xử tình huống nhƣ: Nhà gái căng dây ngang đƣờng, đặt một khay rƣợu trƣớc cửa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26
đóng cửa lại, túi nhốt mèo và đó đơm cá treo trên cửa, lấy chổi đặt ngang cửa, trải chiếu lệch,…
Sau khi hát ứng xử tình huống xong phải hát trình tổ tiên, họ hàng rồi mới đƣợc ngồi. Sau bữa cơm tối, chú rể phải ra bái lạy tổ tiên, mời rƣợu, mời thuốc ông bà, bố mẹ vợ và họ hàng nội ngoại. Lúc đó Quan lang phải hát trình, hát mời, hát cảm ơn. Đến khi cô dâu sắp ra cửa (vu quy) sang nhà trai thì Quan lang phải hát báo cáo cha mẹ họ hàng xin đƣợc rƣớc dâu và hát giục cô dâu ra cửa để về đến nhà trai đúng giờ tốt đã chọn. Khi qua cầu hoặc lội suối, bà đón phải đặt tiền xuống trƣớc mặt cô dâu, bà đƣa nhận lấy rồi cô dâu mới đi qua gọi là “Dèn quá cấu” (tiền qua cầu). Khi về nhà trai, Quan lang lại phải hát một số bài nữa nhƣ trình tổ tiên, mời cha mẹ họ hàng ra mừng cô dâu, nhƣng số lƣợng bài hát thƣờng ít hơn ở bên nhà gái. Những ngƣời đƣợc mời làm Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng hầu nhƣ vẫn còn giữ đƣợc sách, chép lƣu truyền trong dân gian các bài hát này.
Đám cƣới truyền thống nào của ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng cũng đều có diễn xƣớng thơ vấn đáp hát khi cƣới. Hát Quan lang là hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính đặc thù, đƣợc hình thành do yêu cầu của cuộc sống con ngƣời, nó gắn với hôn lễ, phục vụ hôn lễ.
Hát Quan lang vừa mang chức năng trao đổi tình cảm, vừa thể hiện chức năng nghi lễ trong hình thức truyền thống. Hát Quan lang cũng không nằm ngoài nhu cầu về tinh thần trí tuệ, thẩm mỹ của ngƣời Tày.
Cho nên trong dân gian có nhu cầu sƣu tầm, ghi chép hoặc sáng tác sẵn một số bài thơ mẫu về đám cƣới, để khi gặp cảnh ngộ có thể “Xuất khẩu thành thơ”.
Lễ đón dâu của ngƣời Tày xƣa bắt đầu từ ngày hôm trƣớc trải qua đêm đến ngày hôm sau. Hát Quan lang trên địa bàn Thạch An - Cao Bằng và ở các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27
tỉnh nhƣ Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái thì có tới hơn mƣời chặng (cuộc). Những chặng (cuộc) so tài thử trí này vừa mang tính sinh hoạt vừa là hình thức nghi lễ đƣợc diễn ra từ khi đoàn đón dâu đặt chân tới nhà gái, đến lúc kết thúc xin phép nhà gái đón dâu. Ứng với mỗi sự thử thách và các nghi thức là những bài ca. Các bài ca có thể sắp xếp theo trình tự sau:
* “Giai đoạn thử thách” gồm:
- Những bài ca mở cổng - Những bài ca chăng dây - Những bài ca rửa chân - Những bài ca lên cầu thang - Những bài ca mở cửa chính - Những bài ca cất chổi
- Những bài ca xin cất đó đơm cá - Những bài ca cất nhốt mèo - Những bài ca xin rải chiếu
* “Giai đoạn thủ tục” gồm:
- Những bài ca mời nƣớc - Những bài ca mời rƣợu - Những bài ca mời cơm - Những bài ca bái tổ - Những bài ca nạp gánh - Những bài ca đáp ơn cha mẹ - Những bài ca nhận rể
- Những bài ca xin đón dâu - Những bài ca lễ bố mẹ chồng
- Những bài ca mừng rƣơng, hòm, màn - Những bài ca mừng thông gia bằng hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28
- Những bài ca mừng phù dâu, phù rể - Những bài ca chia tay, nhắn gửi
Nội dung, dung lƣợng của bài ca tuỳ thuộc vào các đề tài, tình huống cụ thể và tài ứng đối của ngƣời đại diện nhà trai và nhà gái. Trong diễn trình diễn xƣớng của những bài ca đám cƣới (Hát Quan lang) nêu trên ta thấy mọi sự dẫn dắt, giao tiếp giữa hai họ đều đƣợc thực hiện bằng thơ ca, do ông Quan lang là ngƣời cầm trịch. Đây là đặc điểm độc đáo trong đám cƣới của dân tộc Tày. Nó cho thấy hình thức tổ chức đã có nề nếp, quy củ tuân theo các luật tục mang tính chất truyền thống. Những lời đối - đáp ở giai đoạn đầu làm tăng thêm không khí vui nhộn của lễ cƣới, thu hút mọi ngƣời vào cuộc, đồng thời kích thích khả năng ứng tác của các nghệ nhân dân gian, góp phần làm phong phú thêm vốn dân ca đám cƣới Tày.
Mặc dù diễn xƣớng những bài ca đám cƣới có kéo dài nhƣng nó đƣợc sắp xếp theo trình tự lôgíc, đặt trong không gian rộng, có cảnh huống, gắn chặt với nghi thức hôn lễ nên có sức thuyết phục. Tập trung vai trò của ngƣời diễn xƣớng là ông Quan lang và bà Pả mẻ.
Lễ hồi ròi, slam nâƣ (Nhị hỷ): Đây là lễ của ngƣời con gái đã đi nhà chồng bƣớc vào ngày thứ ba nay “hồi ròi” (trở về theo lối cũ) để con rể cùng con gái về thăm quê, cha mẹ và họ hàng thân thích.
Bên cha mẹ vợ tổ chức một bữa cơm sang trọng vui vẻ không kém ngày cƣới để tỏ ra vui lần hai (Nhị hỷ) mời đầy đủ các vị thân nhân nội ngoại… Trong bữa tiệc cũng có bình thơ chúc tụng, hát xƣớng…
Đến đây, một đám cƣới đƣợc coi là hoàn tất.
Dân ca đám cƣới Tày thực chất là cuộc đối đáp giữa nhà trai và nhà gái, giữa nam với nữ, giữa những ngƣời đến dự đám cƣới đều có thể tham gia hát đối đáp. Vì thế ngoài những bài ca nghi lễ đã thuộc, Quan lang cũng nhƣ mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29
ngƣời phải ứng đối nhanh, trả lời giỏi. Mặc dù vậy nhƣng câu hát vẫn đầy chất thơ:
Tôi hỏi ngƣời khách là thời lƣơng Chốn này chốn én ƣơng mở hội Có hai cây chuối sinh tiêu Gió quạt đi quạt lại mát mẻ Xem nhƣ bút vẽ văn thƣ Xem nhƣ bàn cờ cửa trùng Ngƣời ta đem về làm gì?
Xin hỏi khách hiền nhân quân tử Biết thì nói rõ phân minh
Đem về cửa xinh mà cất Đem vào vƣờn hoa mà trồng Không biết thì hãy đi đã nhé.
Ngƣời đáp lại cũng rất lãng mạn, thể hiện tâm hồn văn chƣơng:
Tôi là khách Châu - Trần thời trƣớc Bây giờ về kết nghĩa Tƣờng - Lƣơng Thấy có én ƣơng mở hội
Có hai cây chuối sinh tiêu Gió quạt đi quạt lại mát mẻ
Hƣơng nó thơm nhƣ quế ngàn sơn Chuối này thật quý nhiều hơn Từ ngày xƣa phân khai vạn đại Lá chuối gói bánh gai đƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30
Đám cƣới là dịp để mọi ngƣời mang tới những lời đẹp, lời hay góp thêm vào cho ngày vui càng trọn vẹn. Sau mỗi tiếng hát là ánh mắt, nụ cƣời, những lời trầm trồ thán phục. Một không khí văn hoá thật hấp dẫn:
Gần chắc lƣợn gằm đây gằm mjảc Gần ké thỉnh lùm lẩu tềnh bôm
Dịch: Ngƣời biết hát câu hay câu đẹp Ngƣời già nghe quên rƣợu trên mâm [27]
Có những cặp phù dâu, phù rể đã lấy chén rƣợu làm đề tài tạo nguồn cảm hứng:
- Thƣa cùng các bạn đƣờng xa Gốc rƣợu ở đâu ra
Ngọn rƣợu ở đâu đến
Rƣợu ngƣời ủ gạo nếp mấy đêm Mới thành rƣợu thơm ngon đám cƣới - Thƣa cùng các bạn phù dâu
Gốc rƣợu ở gốc rềnh Slá rƣợu ở quả men Thóc tốt đem phơi sàn Thóc vàng đem phơi nắng
(...) Mới chảy thành rƣợu quý ngƣời dùng. [27]
Bài ca đám cƣới thực sự là bài ca đối - đáp. Có những bài ca đối – đáp chia tay giữa kẻ ở ngƣời về khi kết thúc đám cƣới:
- Bên nam hát:
Giờ đây chúng tôi về quê bản Bƣớc đi xa chào ngƣời ở lại Bẻ hoa còn cài lên trên cành Mong hoa mãi tƣơi xanh chớ héo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31
Mai sau còn đƣợc đón tìm hoa
- Bên nữ hát:
Từ nay khó mà gặp đƣợc nhau Mong các bạn đƣờng xa hãy nhận Gửi bạn hai chén rƣợu đi đƣờng Cùng nhau gửi lời thƣơng lời nhớ Xuân nào hoa mới nở hai lần
Ƣớc gì gặp đƣợc nhau hai bận. [27]
Cuộc hôn lễ của đôi vợ chồng trẻ đã đánh thức tình yêu đôi lứa, khơi lên khát vọng xây dựng hạnh phúc của những trai làng, gái bản đến dự cƣới, trong đó có tiếng hát yêu thƣơng của cặp phù dâu phù rể. Nhân lễ cƣới này, họ có