Tình hình phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh bắc kạn (Trang 44)

8. Đóng góp mới của luận văn

2.1.2.Tình hình phát triển giáo dục

2.1.2.1. Tình hình phát triển ngành giáo dục

Sau 10 năm thực hiện nghị quyết TW2 khóa VIII. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo tỉnh Bắc Kạn không ngừng phát triển và thu được những kết quả đáng khích lệ. Bằng những chính sách cụ thể động viên đội ngũ cán bộ quản lý,

giáo viên vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh; bằng việc tăng ngân sách cho đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên; ngành Giáo dục-Đào tạo Bắc Kạn đã liên tục đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt-Học tốt”, quy mô giáo dục không ngừng phát triển đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên rõ rệt. Là một tỉnh miền núi, vùng cao trong 122 dơn vị xã, phường, thị trấn trong đó còn 71 xã đặc biệt khó khăn, nhưng với ý chí và nghị lực của ngành GDĐT Bắc Kạn đã đề ra mục tiêu và hoàn thành PCGDTH vào năm 1998 và PCGDTHCS vào năm 2008. Hiện nay ngành đang triển khai điều tra, xây dựng kế hoạch và đề án phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông. Những kết quả đó góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. Hiện nay toàn ngành có 63.401 học sinh và hơn 6317 là công chức, viên chức cùng với 223 cơ sở trường học. Chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo ở các ngành học, bậc học có nhiều tiến bộ.

Theo báo cáo tổng kết tình hình giáo dục Bắc Kạn sau 10 năm Thực hiện nghị quyết TW 2 khóa VIII cho biết.

Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm và nâng lên rõ rệt qua số lượng học sinh giỏi các kỳ thi ở các cấp ngày càng tăng cao năm 1997 không có học sinh nào đạt giải cấp quốc gia sau hơn 10 năm đã có 82 em đạt giải. Trong các kỳ thi quốc gia: Văn nghệ, thể thao, hội khỏe phù đổng toàn quốc đoàn học sinh phổ thông Bắc Kạn đều đạt huy chương các hạng.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng đội ngũ là mối quan tâm thường xuyên của ngành, song chất lượng đội ngũ giáo viên cũng còn nhiều hạn chế, trình độ không đồng đều, đời sống giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn (về phương tiện giao thông, nghe,nhìn, nhà ở và nước sạch).

Ngành đã xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giai đoạn (2007-210) nhằm đảm bảo phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ về số lượng và nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo theo chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư trung ương Đảng.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý nhà nước, quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu trong trong tình hình mới. Cho đến nay toàn ngành giáo viên đã đạt chuẩn trở lên ở tất cả các cấp học là 97, 57%. Đồng thời với việc nâng chuẩn về chuyên môn thì ngành đã tiến hành quy hoạch và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL.

Ngành Giáo dục đào tạo Bắc Kạn đã góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo, bồi dưỡng được nguồn nhân lực của toàn tỉnh, đưa chỉ số phát triển giáo dục của Bắc Kạn lên thứ hạng khá, so với nhiều tỉnh tuy có thu nhập bình quân đầu người (GDP) cao hơn nhưng chí số phát triển lại ở mức thấp. Như vậy chỉ số phát triển giáo dục của ngành đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chỉ số phát triển con người.

2.1.2.2. Tình hình phát triển của bậc học mầm non

Trong hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quyết định 161/2002/QĐ- TTG ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ và đề án “Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2003- 210” đã nêu rõ:

Quy mô phát triển trường lớp của GDMN tỉnh Bắc Kạn đã tăng lên

nhanh chóng. Số trường mầm non công lập từ 18 trường năm 2003 đã tăng lên 114 trường năm 2008; số xã, phường, thị trấn thành lập được trường mầm non tăng 54 đơn vị, đặc biệt là loại hình nhóm trẻ tăng; chất lượng

chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn”. Có thể nói giáo dục mầm non từng bước nâng

cao chất lượng giáo dục giáo dục toàn diện, phấn đấu đạt mục tiêu đào tạo của bậc học nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Tuy nhiên GDMN của tỉnh Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

- Đội ngũ GVMN hiện nay vừa thừa vừa thiếu nguyên nhân là do có sự bất cập về tỉ lệ số lượng sinh viên, học sinh ngành tiểu học so với sinh viên học ngành mầm non chênh lệch quá lớn, để giải quyết tình trạng việc làm cho giáo viên một số phòng giáo dục trong tỉnh đã xây dựng cơ chế tuyển một số lượng giáo viên tiểu học sang dạy mầm non và làm công tác quản lý. Bên cạnh đó còn một số giáo viên do lịch sử để lại không được đào tạo cơ bản, không có năng khiếu nghề nghiệp, đặc biệt có một số giáo viên lớn tuổi ngại thay đổi không theo kịp với yêu cầu giảng dạy của bậc học MN hiện nay.

- Do địa bàn miền núi phức tạp dân cư sống rải rác nên hầu hết các trường mầm non đều có từ 3 đến 11 điểm trường lẻ, khoảng cách trẻ đi học từ nhà đến trường quá xa, các nhóm lớp phải ghép nhiều độ tuổi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho ngành học so với yêu cầu còn thiếu chưa đảm bảo số phòng học, nhờ nhà họp thôn, nhà dân còn nhiều, nhất là những điểm trường lẻ thì hầu như không có công trình vệ sinh, nước sạch để trẻ sử dụng thì chưa thể nói gì đến chất lượng quy cách phòng học, đồ dùng, đồ chơi và thiết bị giảng dạy cho giáo viên.

- Chưa quan tâm đúng mức bố trí kinh phí chưa hợp lý trong phạm vi ngân sách địa phương về đầu tư cho GDMN, đặc biệt là ưu tiên vốn xây dựng trường, lớp mầm non công lập ở các xã thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn. Việc giải quyết các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non chưa tương xứng với trình độ, thời gian cống hiến và khu vực công tác. Hiện nay GDMN tỉnh Bắc Kạn có 114 trường mầm non chủ yếu là trường công lập; có 261 nhóm trẻ với tổng số trẻ là 2698 đạt 27,19%; có 684 lớp mầm non số trẻ là 11417 đạt 91,16%; có 4 nhóm trẻ gia đình gồm 24 cháu đạt 0,88% trẻ em trong độ tuổi đến trường.

- Toàn tỉnh hiện có 1416 cán bộ, giáo viên nhân viên mầm non, trong đó Số giáo viên các trường mầm non là 1191(Số liệu lấy từ nguồn sở GDDT tỉnh Bắc Kạn).

Đánh giá về quá trình phát triển và những thành tích đã đạt được của GDMN Sở GDĐT và UBND tỉnh Bắc Kạn đã nêu rõ:

Công tác phát triển mạng lưới trường, lớp về số lượng tăng nhanh từ 59 xã, phường, thị trấn có trường mầm non sau 10 năm tái thành lập tỉnh đã có thêm 54 xã vùng đặc biệt khó khăn thành lập được trường mầm non tương đối đáp ứng được yêu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh (đến năm 2008 đã xây dựng được 06 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia).

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được chú trọng nâng cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 11,31%.

Đội ngũ giáo viên có nhiều chuyển biến cả về chất lượng và số lượng số giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn là 96,29%, số chưa đạt chuẩn đã giảm xuống còn 3,7%. Phần lớn cán bộ quản lý trường mầm non được bồi dưỡng về NVQL.

Công tác xã hội hóa GDMN ở địa phương ngày càng phát triển đã phát huy được sức mạnh của hội đồng giáo dục, hội khuyến học các cấp, hội cha mẹ học sinh, tăng cường sự đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn quan tâm giúp đỡ cho GDMN phát triển.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì GDMN tỉnh Bắc Kạn còn không ít những yếu kém được bộc lộ như:

Chưa đa dạng hóa được các loại hình trường chủ yếu vẫn là trường công lập, quy mô trường, lớp chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục vẫn còn hạn chế so với yêu cầu, trong đó tỷ lệ về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng chưa đồng đều giữa các vùng miền còn chênh lệch quá cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh.

Đội ngũ CBQL đủ về số lượng song chưa đồng bộ, một số CBQL còn lúng túng trong công tác chỉ đạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung cũng như phương pháp giáo dục.

Để khắc phục được những khó khăn và hạn chế, từ những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế GDMN tỉnh Bắc Kạn đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ như sau:

Huy động trẻ em ra lớp với các hình thức chủ yếu là công lập, dân lập và nhóm trẻ gia đình cụ thể:

Nhà trẻ tăng từ 27,15% năm 2008 lên 30% năm 2 010 và 42% năm 2015 trẻ em trong độ tuổi.

Mẫu giáo tăng từ 90% năm 2008 lên 92% năm 2010 và 95% năm 2015 trẻ em trong độ tuổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi duy trì đạt tỷ lệ 100% từ nay cho đến 2015. Trong đó ngoài việc phát triển thêm số trường công lập (tăng lên 118 trường) thì tập trung mở rộng loai hình trường dân lập (tăng 5 trường), nhóm trẻ tăng lên 311. Nâng tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia từ 5,26% năm 2008 lên 11,76% vào năm 2010 và 26,01% vào năm 2015.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non từ 11,54% xuống dưới 10% vào năm 2010 và dưới 8% vào năm 2015. Nâng chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục từ 85% năm 2008 lên 90% năm 2010 và 98% vào năm 2015.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN theo từng giai đoạn ở mỗi địa phương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

(Kế hoạch phát triển phát triển GDMN tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2015)

2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG MẦM NON TỈNH BẮC KẠN

2.2.1. Một số đặc điểm về số lƣợng và chất lƣợng

Tỉnh Bắc Kạn có 114 cơ sở giáo dục là các trường mầm non, mỗi trường có một hiệu trưởng toàn tỉnh có 114 hiệu trưởng. Cơ cấu đội ngũ CBQL được bố trí đầy đủ về số lượng, đảm bảo đúng theo quy định điều lệ trường MN đã được ban hành, song do điều kiện địa bàn miền núi phức tạp có nhiều khu vực xa khu trung tâm, đặc biệt là các điểm trường lẻ đã tác động đến công việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể (xem bảng 1).

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng, trình độ CBQL các trƣờng MN TT Đơn vị công tác (Phòng giáo dục) SL Trình độ CM Tuổi đời Đ viên Đã qua BDQL Ghi chú Trƣờng CBQL TH ĐH 30-39 40-49 ≥ 50 1 PGD thị xã Bắc Kạn 8 17 2 6 9 2 10 5 17 12 2 PGD huyện Ba Bể 14 28 22 1 5 7 15 5 9 19 3 PGD huyện Bạch thông 15 25 19 0 6 5 14 7 22 18 4 PGD huyện Chợ Đồn 20 23 15 3 5 4 13 6 18 17 5 PGD huyện Chợ Mới 16 20 14 0 6 5 10 5 13 14 6 PGD huyện Na Rì 22 39 33 4 2 8 21 8 27 27

7 PGD huyện Ngân Sơn 9 15 9 4 2 3 9 4 11 10

8 PGD huyện Pác Nặm 10 15 11 1 3 4 10 2 12 10

Tổng số 114 182 125 19 38 38 102 42 129 127

4

Nhìn vào bảng thống kê về CBQL ở trên, ta thấy số lượng CBQL tương đối đảm bảo theo đúng Điều lệ trường MN (mỗi trường đều có một hiệu trưởng và một phó hiệu trưởng, đặc biệt có một số trường có đến 2 phó hiệu trưởng, tất cả đều tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên, 100% là nữ.

* Về tuổi đời, tuổi nghề

- Phần lớn CBQL trường MN tỉnh Bắc Kạn tuổi từ 40 trở lên, chiếm 79% tuổi bình quân là 42, nhìn vào đội ngũ CBQL ta thấy phần đông là đã già cần được bồi dưỡng NVQL, tuy nhiên tỷ lệ số người dưới 40 và trên 50 không chênh lệch nhiều điều đó cho thấy đã có sự trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo, cả hai lớp người này cần phải được bồi dưỡng để có những người kế cận, nhanh chóng cập nhật, đáp ứng được với yêu cầu cụ thể và thực tế của ngành.

- Tuổi nghề của CBQL trường MN rất cao. Người có số năm công tác nhiều nhất là 35 năm, thấp nhất là 10 năm. Tuổi nghề bình quân là 22,5 năm, điều đó cho thấy đội ngũ CBQL về trình độ chuyên môn tương đối vững vàng Đây là một thuận lợi giúp cho CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ.

* Về trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ quản lý của đội ngũ

- Trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ CBQL trường MN chưa cao được biểu hiện qua điều tra cho thấy: Trình độ trung học sư phạm còn nhiều chiếm đến 69,2%; trình độ cao đẳng và đại học sư phạm chiếm 30,8% và chưa có cán bộ nào theo học các lớp bồi dưỡng sau đại học.

- Trình độ hiểu biết lý luận và nghiệp vụ quản lý

Hầu hết CBQL đã qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc bồi dưỡng theo chuyên đề dành cho hiệu trưởng MN do Sở GD-ĐT kết hợp với trường Cao đẳng Sư phạm tổ chức. Tỷ lệ CBQL trường MN bồi dưỡng NVQL đạt trên 70%, còn khoảng gần 30% chưa được bồi dưỡng cơ bản hệ thống là do có nhiều nguyên nhân: một số do chuyển từ bậc tiểu học xuống mầm non làm quản lý nên cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; một số do mới bổ

nhiệm nên cũng chưa qua bồi dưỡng hoặc lí do tuổi cao và những lý do khác mà chưa bồi dưỡng NVQL. Điều này nói lên rằng đội ngũ CBQL mầm non chủ yếu làm QL bằng kinh nghiệm tích lũy của bản thân, làm bằng sự cố gắng vì tổ chức phân công.

* Trình độ chính trị

Hầu hết CBQL trường MN tỉnh Bắc Kạn là Đảng viên cộng sản. Trong số 182 HT, Phó HT có 129 người là Đảng viên, mặc dù số lượng đông nhưng số cán bộ được đi bồi dưỡng về lý luận chính trị chưa nhiều, tuy nhiên họ đã cố gắng lãnh đạo tập thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, đúng đường lối mục tiêu của Đảng, Nhà nước và của ngành học, bậc học.

2.2.2. Kết quả khảo sát về nghiệp vụ quản lý của hiệu trƣởng các trƣờng mầm non tỉnh Bắc Kạn

2.2.2.1 Thực trạng năng lực quản lý của hiệu trưởng trường mầm non tỉnh Bắc Kạn

Để nắm được thực trạng chất lượng công tác quản lý của hiệu trưởng các trường MN tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 129 CBQL trường mầm non thuộc 8 Phòng giáo dục và 14 CBQL bậc học mầm non của Sở Giáo dục-Đào tạo và 8 phòng giáo dục quản lý các trường MN trên địa bàn tỉnh bằng phiếu hỏi (Phụ lục). Cách tính điểm như sau: Chúng tôi sử dụng thang Likirt 3 bậc, bậc cao nhất cho 3 điểm, bậc thứ hai cho 2 điểm, bậc thứ 3 cho 1 điểm. Sau đó tính điểm trung bình chung của 3 bậc để lập bảng thống kê (Thí dụ: Tốt: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, yếu: 1 điểm. Sau đó tính trung bình cộng của tất cả các ý kiến).

Bằng cách trưng cầu ý kiến và tính điểm như trên, chúng tôi trưng cầu ý kiến của 14 CBQL ngành MN của tỉnh đánh giá về những mặt mạnh, mặt yếu của HT các trường MN, kết quả thu được trình bày ở bảng 2:

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh bắc kạn (Trang 44)