Biện pháp 4

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 97)

8. Đóng góp mới của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4

dưỡng đạt kết quả

Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng là một trong những điều kiện thiết thực để việc bồi dưỡng thực hiện được và góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng NVQL cho HT các trường MN. Do đó, những điều kiện thiết yếu phục vụ cho công tác bồi dưỡng như kinh phí, tài liệu, thiết bị dạy học... cần được đảm bảo phù hợp với nội dung bồi dưỡng.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ CBQL các cấp trong đó có đội ngũ HT trường MN, cần phải có quan điểm rõ ràng quan tâm đến điều kiện thực hiện và các chế độ chính sách đối

với người học, người dạy... Bằng việc phải phải nghiên cứu các chế độ, chính sách, những điều kiện cần thiết và trích một khoản kinh phí hợp lý cho công tác bồi dưỡng được diễn ra đạt hiệu quả

Xác định rõ những điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác tổ chức bồi dưỡng không chỉ là kinh phí mà kể các các trang thiết bị, học liệu và những chế độ chính sách cho người học, người dạy kịp thời và đúng lúc.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trước khi xác định các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN, thì phải gắn với những nội dung cần bồi dưỡng. Từ đó, xác định xem để thực hiện những nội dung đó cần phải có những điều kiện gì để có biện pháp đảm bảo những điêu kiện đó. Tuỳ từng nội dung bồi dưỡng nà chúng ta phải có những điều kiện khác nhau, nhưng về cơ bản các điều kiện tối thiểu phải đảm bảo là: Tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập và tham khảo, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, chế độ chính sách cho người dạy và người học.

* Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và tài liệu tham khảo

Hiện nay, chương trình bồi dưỡng chung cho HT trường MN đã được thống nhất, nhưng giáo trình còn thiếu, hệ thống tài liệu tham khảo không đủ và không hệ thống. Những tài liệu bồi dưỡng theo chuyên đề cũng chưa đầy đủ. Vì thế, mỗi khi tổ chức bồi dưỡng các đơn vị phải tự lo nhân bản tài liệu hoặc phải tự tìm kiếm và hoàn thiện tài liệu. Đối với giảng viên, tùy thuộc vào từng chuyên đề có nguồn tài liệu phong phú có những chuyên đề mới thì việc tìm kiếm tài liệu khó khăn hơn. Điều đó dẫn đến các nội dung bồi dưỡng khó thống nhất và khó đảm bảo tính hệ thống. Do đó, Sở GD-ĐT và trường CĐSP cần tổ chức biên soạn hệ thống tài liệu thống nhất. Muốn có bộ tài liệu thống nhất cần phải thống nhất các nội dung cần bồi dưỡng cho từng loại cán bộ và từng chuyên đề cụ thể. Thì phải thực hiện tốt biện pháp thứ hai đã nêu ở trên.

Đồng thời làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ HT trường MN để có cơ sở xác định đúng nhu cầu cần bồi dưỡng và kế hoạch bồi dưỡng cho từng loại CBQL.

Trên cơ sở xác định được nhu cầu cần bồi dưỡng mới có thể xác định hình thức bồi dưỡng và những tài liệu cần thiết phục vụ bồi dưỡng. Nếu những nội dung nào đã thống nhất hoặc do cấp trên đã quy định thì tổ chức biên soạn ngay tài liệu. Những nội dung nào chưa thống nhất nên mời các chuyên gia góp ý, thống nhất nội dung rồi xây dựng đề cương và tổ chức biên soạn tài liệu. Muốn có những tài liệu tốt cần chú ý mấy điểm sau:

- Đầu tư một khoản kinh phí thoả đáng để người viết tập trung viết, tài liệu có nghệm thu và đánh giá.

- Chủ động mời những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và am hiểu lĩnh vực chuyên môn và có tâm huyết với giáo dục mầm non viết những nội dung đã lựa chọn để bồi dưỡng.

- Nên có hai loại tài liệu khác nhau: một dành cho giảng viên, một dành cho người học.

- Chú ý đến đặc điểm HT trường MN là những người trực tiếp tác nghiệp ở nhà trường nên các tài liệu nên viết đơn giản dễ hiểu và rõ ràng. Những nội dung của NVQL có thể viết dưới dạng cầm tay chỉ việc.

Các tài liệu phải có trước khi đợt bồi dưỡng bắt đầu, hoặc có thể phát trước cho HT nghiên cứu. Nếu bồi dưỡng theo hình thức đào tạo từ xa thì tài liệu phải thật đầy đủ và phát trước nhiều ngày.

* Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng

Cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo là thành phần quan trọng không thể thiếu nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập. Đối với việc bồi dưỡng cho HT, có thể một tháng HT chỉ tập trung học một buổi, thì cần có nhà hội trường lớn đầy đủ phương tiện ánh sáng, nghe nhìn để buổi học thu được kết quả, ngoài ra rất cần có những lớp học chuyên dùng để có thể sử

dụng các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và làm cho người học phải nghiêm túc trong học tập. Hơn nữa, có các lớp học chuyên dùng, giảng viên mới thể hiện các phương phương pháp dạy học hiện đại để các HT học tập. Nói rõ hơn là chúng ta cũng phải làm cho HT các trường mầm non không chỉ tiếp thu được các nội dung cần bồi dưỡng mà chính họ cũng được bồi dưỡng cả phương pháp học.

Nếu địa điểm lớp học được đặt tai trường CĐSP Bắc Kạn thì vấn đề lớp học hiện nay và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy cũng chưa phải đã hoàn thiện vẫn còn thiếu thốn vì trường đang trong giai đoạn năng cấp và làm mới nên cần chú ý trang bị thêm.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý một điều là bậc học MN cần rất nhiều các dụng cụ, đồ dùng dạy học cho trẻ em. Do đó khi bồi dưỡng cho HT các dụng cụ và đồ dùng đó có thể phải được đưa ra làm mẫu cho HT nên các cơ sở bồi dưỡng phải được trang bị các đồ dùng phù hợp.

* Đảm bảo tốt chế độ cho người dạy và người học

Trong khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần chú ý đến chế độ cho HT trong thời gian đi học và cho giảng viên tham gia bồi dưỡng thật hợp lý.

Đây là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả bồi dưỡng. Vì nếu chúng ta không có chế độ thoả đáng, thì việc mời giảng viên giỏi sẽ khó khăn nếu không có quy định chặt chẽ các HT sẽ không tự giác tham gia bồi dưỡng. Vì thế cần thực hiện một số nội dung sau:

- Có quy định trả thù lao thoả đáng cho những giảng viên tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng. Quy định được xây dựng thành chế độ trên văn bản pháp quy của ngành được phê duyệt.

- Có quy định về chế độ cho người đi học như: Được miễn một số công tác khác hoặc cấp trên thống nhất không kiểm tra, thanh tra nhà trường trong lúc HT đi học. Có như vậy họ mới yên tâm học tập.

- Nên có những quy định cụ thể về kinh phí mua tài liệu cho người học: Cá nhân tự túc hay phòng GD, Sở GD-ĐT cho. Để HT thấy được những quyết định rõ ràng đúng lúc của cấp trên sẽ yên tâm, tích cực học tập tốt hơn

Ngoài ra, nếu mỗi ngày đi học, đi thực tế Phòng nên có chế độ công tác phí cho người học. Bởi vì lương GVMN rất thấp, sự quan tâm của cấp trên sẽ có tác dụng động viên lớn cho họ tham gia học tập.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để có những điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả tốt, cần có những khoản kinh phí đầu tư cho những mục nêu trên. Muốn có khoản kinh phí này, công tác bồi dưỡng cho HT trường MN phải được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của các cấp có thẩm quyền và trở thành một nội dung chi thường xuyên.

Có thể phối hợp với việc bồi dưỡng các loại đối tượng khác để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ chung sẽ tránh được sự lãng phí không cần thiết.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)