Khó khăn đưa các dịch vụ công lên mạng

Một phần của tài liệu Giáo trình chính phủ điện tử (Trang 48 - 51)

Đưa các dịch vụ hành chính công lên mạng là một trong những mục tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển chính phủ điện tử nói chung. Trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, việc triển khai các dịch vụ lên mạng sẽ gặp các khó khăn sau đây:Khó khăn 1: Cơ chế xác nhận người dùng, cụ thể là hai vấn đề sau:

-Kiểm tra xem người đang sử dụng dịch vụ trực tuyến có phải là người có nhu cầu thực sự hay không? Nếu không kiểm tra được điều này có thể dấn đến lãng phí thời gian của người thụ lý hồ sơ khi phải nhận các hồ sơ không có thực.

-Với những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ, kiểm tra xem thông tin họ nhập vào hệ thống có phải thông tin thực hay không? Nếu không kiểm tra được điều này có thể dẫn đến việc cung cấp dịch vụ cho những người không đủ điều kiện để nhận dịch vụ.

Giải pháp: Ở các nước mà chính phủ điện tử đã phát triển đến một mức độ hoàn chỉnh, các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, về đất đai, về doanh nghiệp … đều sẵn sàng. Hơn nữa, hạ tầng khóa công khai và chữ ký điện tử sẵn sang. Khi đó việc kiểm tra người sử dụng và các thông tin của người sử dụng là dễ dàng. Ví dụ: Ở Singapore, ở Anh, để đăng nhập vào sử dụng hệ thống các dịch vụ hành chính công trực tuyến thì người sử dụng phải có một tài khoản từ trước đó. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì các cơ sở dữ liệu này chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh. Do đó, trong giai đoạn trước mắt, để kiểm tra tính trung thực của dữ liệu thì người sử dụng phải gửi bản sao (scan hoặc photo) của các giấy tờ như Chứng minh nhân dân, hoặc Hộ khẩu để người thụ lý hồ sơ kiểm tra như khi giải quyết các thủ tục bằng giấy tờ.

Khó khăn 2:Thói quen và nhận thức của các cán bộ trong cơ quan cung cấp dịch vụ. Giải pháp: Để thay đổi thói quen và nhận thức của cán bộ, cần thời gian và những cơ chế chính sách về thưởng/phạt hợp lý.

Khó khăn 3:Thói quen và nhận thức của người sử dụng dịch vụ.

Giải pháp: Cần có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền, quảng cáo cho các dịch vụ trực tuyến.

Khó khăn 4:Internet chưa sẵn sàng ở mọi nơi, mọi lúc ở Việt Nam.

Giải pháp 4: Triển khai các dịch vụ trực tuyến trước hết ở các thành phố lớn, ở những nơi có trình độ dân trí tương đối phát triển, mật độ người sử dụng Internet cao. Sau khi triển khai thành công ở những nơi này sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm để nhân rộng ở những nơi khác.

Kết luận

Trong chuyên đề này, đã giới thiệu khái niệm về chính phủ điện tử và một số nội dung xây dựng CPĐT ở Việt Nam. Chuyên đề được soạn cho sinh viên khoa CNTT nên cách tiếp cận theo cách tìm hiểu quy trình nghiệp vụ, từ đó xấc định các chức năng của hệ thống. CPĐT và sản phẩm công nghệ thông tin trực tiếp là cổng điện tử đã được trình bày để sinh viên có thể lựa chọn đề tài, định hướng nghề nghiệp. Hệ thống portal là một

chuyên đề TMĐT. Tuy nhiên nó là những định hướng giúp sinh viên có thể lựa chọn đề tài thực hiện một vài chức năng trong CPĐT.

Một phần của tài liệu Giáo trình chính phủ điện tử (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)