Tổng quan về các công nghệ Portal

Một phần của tài liệu Giáo trình chính phủ điện tử (Trang 27 - 34)

Song song với công nghệ website truyền thống (hiện đã có nhiều hạn chế), theo những thống kê chưa đầy đủ, công nghệ portal và các phát triển ứng dụng theo hướng kiến trúc portal hiện đang ngày càng phổ biến ở trên thế giới và Việt Nam, trở thành trào lưu công nghệ và kinh doanh phổ biến trên Internet. Xu hướng chung là đa số các nhà quản lý cao cấp của các tổ chức, doanh nghiệp, cũng như các công ty phát triển phần mềm sẽ cùng chia sẻ các khái niệm và lợi thế của portal để cống hiến vì lợi ích của người dân, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Đối với các sản phẩm portal trên thị trường Việt Nam hiện nay có 3 nhóm chính: -Nhóm phần mềm do các công ty trong nước tự phát triển

-Nhóm phần mềm dựa trên nền mã nguồn mở -Nhóm phần mềm do các hãng có uy tín phát triển

Phần mềm do các công ty trong nước tự phát triển

Phân tích một số phần mềm nền Portal của các công ty trong nước phát triển như WebCMS, MDS VietPortal, ISA-Web, AMIS Portal chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:

Ưu điểm -Chi phí thấp

-Kiến trúc đơn giản, có thể yêu cầu bổ sung thêm các tính năng mới. Nhược điểm

-Tính năng hạn chế. Hiện có một số phần mềm Portal thuộc loại này nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào các chức năng của một hệ quản trị nội dung trên web (Web Content Management System - CMS). Những tính năng Portal như tích hợp ứng dụng, tích hợp

CSDL, cá nhân hoá, đăng nhập một cửa, tìm kiếm và đặc biệt là khả năng bảo mật,... không có hoặc yếu.

-Chưa được kiểm chứng về hiệu năng cũng như khả năng mở rộng và tính tương thích.

Phần mềm phát triển dựa trên nền mã nguồn mở

Phân tích, đánh giá một số sản phẩm hiện nay một số công ty trong nước phát triển dựa trên nền mã nguần mở, trong đó đáng chú ý là các sản phẩm:

-VPortal của Công ty Cổ phần phần mềm Việt (VietSoftware) phát triển dựa trên hệ thống phần mềm mã nguồn mở uPortal, đặc biệt phiên bản mới VPortal 3.0 đươch phát triển trên hệ thống mã nguồn mở Liferay Portal, tương thích 100% với chuẩn JSR 168. Sản phẩm đã được triển khai tại Cổng giao tiếp Hà Nội (http://www.hanoi.gov.vn), Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn), Bộ Thương mại (www.mot.gov.vn), tỉnh Phú Thọ (www.phutho.gov.vn) và portal cho một Bộ ngành và một số tỉnh thành trong cả nước. -Công ty FPT đã triển khai Cổng thông tin điện tử cho cục Hải quan -TVIS của Công ty Công nghệ tin học Tinh Vân. Tinh Vân đã triển khai cho mạng thông tin tích hợp trên internet của TP Hồ Chí Minh (http://www.hochiminhcity.gov.vn), website của Bộ Ngoại giao (http://www.mofa.gov.vn) và nhiều đơn vị khác -iCMS, DTT Portal của Công ty Vinacom-3C_SmartPortal của Công ty 3C.

Ưu điểm -Chi phí thấp

-Tính năng khá đầy đủ do có nhiều thành phần mã nguồn mở phát triển sẵn (miễn phí). -Có các ứng dụng được phát triển phong phú, phù hợp với nhu cầu ứng dụng, tin học hóa trong các cơ quan hành chính của Việt Nam.

-Hiệu năng tương đối tốt, thích hợp với các Portal quy mô tầm trung và vừa. -Chạy được trên nhiều môi trường khác nhau (hệ điều hành, cơ sở dữ liệu). -Có sự hỗ trợ của cộng đồng mã nguồn mở.

Nhược điểm

-Khả năng tích hợp với các ứng dụng thương mại thường không mạnh. -Tính năng không phong phú bằng các sản phẩm thương mại.

-Tự do chỉnh sửa mã nguồn đôi khi làm cho sản phẩm không tương thích với các tiêu chuẩn chung của một portal.

-Công nghệ phức tạp hơn so với giải pháp tự phát triển. Vì vậy nếu lựa chọn phần mềm loại này cần xem xét kỹ khả năng làm chủ công nghệ của công ty phát triển phần mềm.

Phần mềm thương mại do các hãng có uy tín phát triển.

Hiện đã có một số sản phẩm: BEA WebLogic Portal 8.1, IBM WebSphere Portal 6.0, Microsoft SharePoint Portal 2007, OracleAS Portal 10G, Plumtree Enterprise Web Suite, Sun Java System Portal Server 6.2, Vignette Application Portal 7.0.

Những sản phẩm này thường được lựa chọn vì những lý do chính sau:

-Cơ quan hiện đang có rất nhiều hệ thống thông tin chuyên ngành đang hoạt động (rất nhiều nguồn thông tin đã sẵn sàng để công bố) và những hệ thống thông tin này đã được xây dựng trên các nền tảng công nghệ khác nhau. Khi đó việc tích hợp hệ thống là một đòi hỏi bắt buộc, và giải pháp được lựa chọn phải là giải pháp cung cấp được nhiều kiểu tích hợp hệ thống khác nhau.

-Quy trình sử lý công việc hàng ngày trên cơ sở thông tin “số” đang thành quy chế bắt buộc.

-Cơ quan phải có trình độ ứng dụng CNTT cao, đặc biệt là có bộ phận chuyên trách về CNTT có tay nghề cao, bởi vì việc quản trị hệ thống của những phần mềm này là khá phức tạp, đòi hỏi mức chuyên sâu khá cao.

-Hệ thống thông tin có kích thước lớn, phức tạp: số lượng chức năng phải phong phú để đáp ứng nhiều nhu cầu thông tin của nhiều nhóm người sử dụng khác nhau, khối lượng thông tin khổng lồ, số lượng người sử dụng mà hệ thống phải phục vụ là rất lớn.

Ưu điểm của những sản phẩn này là:

-Tính năng của những sản phẩn này là rất phong phủ chuyên nghiệp, đáp ứng hầu hết các nhu cầu và phổ biến thông tin của mọi cơ quan, tổ chức. Cho phép xây dựng hệ thông thông tin lớn.

-Hoạt động ổn định, tin cậy, tốc độ đáp ứng thông tin cao

-Đầy đủ tính năng để xây dựng Portal thông tin doanh nghiệp hoặc Portal công cộng -Có hiệu năng cao, nhất là những phần mềm Portal được tích hợp trong một nền tảng (platform) hoàn chỉnh bao gồm cả Application Server, Database Server, Authentication

-Khả năng tích hợp ứng dụng và tích hợp CSDL rất tốt. Thường không cần hoặc chỉ cần rất ít công việc lập trình do các phần mềm này đã có sẵn nhiều bộ kết nối với các Application Server và các hệ quản trị CSDL phổ biến.

Nhược điểm

-Đòi hỏi phải có đầu tư lớn ngay từ đầu. Đầu tư này không chỉ xét trên khía cạnh mua bản quyền phần mềm, mà ở các khía cạnh: Khinh phí tạo lập và duy trì nội dung, có bộ phận chuyên trách lo về kỹ thuật, bộ phận chuyện trách lo về nội dung, có quy trình, nội quy biên tập và xuất bản thông tin hoàn chỉnh và có tính pháp lý.

-Phải có kế hoạch cụ thể khai thác, sử dụng hết công suất những phần mềm này ngay từ đầu, nếu không sẽ dẫn đến lãng phí. Khó khăn thường gặp phải là tính khả thi của kế hoạch xây dựng các hệ thống thông tin nguồn trong một thời gian ngắn (thường chỉ 1-2 năm), nhất là đối với điều kiện và môi trường ứng dụng CNTT tại Việt Nam hiện nay. -Giá đắt. Ngoài giá mua phần mềm Portal, một số phần mềm loại này đòi hỏi phải có một số thành phần đi kèm khác như Database Server, Directory Server, Mail Server. Chi phí hỗ trợ kỹ thuật cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm do công ty trong nước phát triển.

Giới thiệu phần mềm Websphere Portal

Đây là phần mềm của hãng IBM (Hoa Kỳ - http://www.ibm.com), dẫn đầu về doanh số trên thị trường thế giới, WebSphere Portal cung cấp các tính năng như sau:

-Cho phép người sử dụng xây dựng các ứng dụng theo chuẩn portlet bằng phân hệ WebSphere Portlet Factory Designer. Ứng dụng được xây dựng nhanh chóng trên cơ sở hệ thống thông tin sẵn có.

-Các portlet bên trong WebSphere Portal có thể được lưu thành mẫu để sử dụng lại trong trang khác, tránh việc thiêt lập nhiều lần.

-Ứng dụng Workplace Web Content Management cung cấp khả năng soạn thảo trang web trực quan, đơn giản hóa việc cập nhật nội dung theo mẫu, tăng cường khả năng tìm kiếm nội dung thông tin.

-Ứng dụng quản lý tài liệu tích hợp chặt chẽ với các phần mềm văn phòng của Microsoft qua kênh thông tin được bảo mật, từ phiên bản Office 97 trở đi, giúp người dùng tránh được việc nâng cấp phiên bản Office nhằm tiết kiệm chi phí khi triển khai.

-Khả năng xây dựng quy trình luân chuyển văn bản, cho phép đơn vị định nghĩa quy trình phù hợp với nghiệp vụ và xây dựng các quy trình mới khi cần.

-Tích hợp tính năng xây dựng biểu mẫu và quy trình xử lý các biểu mẫu điện tử trên mạng, giúp đơn vị xác lập các quy trình dịch vụ hành chính công điện tử dễ dàng. -Hệ thống trao đổi thông tin qua nhiều kênh mạnh mẽ, giúp người sử dụng có thể tương tác với nhau đơn giản và nhanh chóng.

-Quản lý số lượng trang thông tin lớn hơn 40.000 mà không ảnh hưởng tới tốc độ đáp ứng của hệ thống.

SharePoint Portal

SharePoint Portal là phần mềm Portal được xây dựng bởi hãng phần mềm Microsoft, cung cấp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho một cổng thông tin điện tử. Ngoài ra phần mềm này còn kết hợp chặt chẽ với bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office đang được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm đơn giản hóa thao tác của người sử dụng trong việc xuất bản thông tin.

SharePoint Portal Server tích hợp sẵn sàng tính năng quản lý quy trình (workflow), ngoài ra có thể kết hợp thêm với phần mềm Microsoft Form Server để xây dựng các biểu mẫu điện tử và quy trình luân chuyển các biểu mẫu đó. Các tính năng chủ chốt của SharePoint Portal Server:

-Tùy biến giao diện, cho phép cá nhân hóa hình thức hiển thị của trang thông tin phù hợp với nhu cầu của từng người dùng, từng cộng đồng.

-RSS: tất cả thông tin cung cấp trong SharePoint Portal Server đều hỗ trợ khả năng RSS, cho phép chương trình RSS Feeds có thể truy xuất thông tin nhanh chóng.

-Tự động tạo Site Map, người quản trị hệ thống không cần phải cập nhật thông tin Site Map mỗi khi có điều chỉnh thông tin trên cổng

-Thông tin người sử dụng được lưu trữ trong User Profile Store giúp cung cấp cơ chế phân quyền và bảo mật dễ dùng, thích hợp với việc phân quyền chi tiết đến từng nội dung thông tin.

-Cung cấp khả năng quản lý trang, duyệt trang, quyền truy cập trang thông tin cùng các công cụ trực quan đơn giản hóa quá trình quản trị giao diện hiển thị trang.

-Hỗ trợ hiển thị thông tin trên thiết bị di động.

-Tích hợp chặt chẽ với bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office. -Khả năng tìm kiếm toàn văn hơn 200 loại văn bản tài liệu khác nhau.

-Cung cấp khả năng quản lý quy trình (workflow) toàn diện, cho phép tự động hóa toàn bộ các thao tác biên soạn, trình ký, phê duyệt các loại văn bản, chức năng này khi kết hợp với Microsoft Form Server có thể xây dựng lên các quy trình xử lý biểu mẫu điện tử nhanh chóng và dễ dàng.

-Soạn thảo nội dung bằng giao diện trực quan.

DotNetNuke

DotNetNuke là portal nguồn mở viết trên nền .Net, một môi trường lập trình và tổ chức các hẹ thống thông tin rất nổi tiến vả rất thông dụng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hiện tai cộng đồng người sử dụng sản phẩm này thuộc loại đông nhất trên thế giới.

Tương tự như vậy, các sản phẩm uPortal, Liferay cũng là nhưng Portal nguồn mở nhưng khác với DotNetNuke ở chỗ chúng được viết trên JAVA, một môi trường lập trình và tổ chức các hệt hống thông tin khá thông dụng trên thế giới tiếc rằng chưa phổ cập ở Việt Nam. Hiện tai cộng đồn người sử dụng dùng những sản phẩm đầu tiên là khá đông đảo, nhưng hiện nay thì cộng đồng DotNetNuke đông hơn.

Những sản phẩm này được chọn vì những lý do sau:

-Cơ quan hiện mới dùng CNTT ở mức độ khiêm tốn xét trên các khía cạnh: năng lực tổ chức nội dung “số” (quy trình, chính sách pháp lý, nguồn thông tin,…) và năng lực khai thác, sử dụng thành thạo các sản phẩm CNTT (của cán bộ quản trị hệ thống, của người khai thác hệ thống). Việc đầu tư lớn ngay từ đầu thường dẫn đến lãng phí bởi vì hệ thống sẽ thiếu nội dung khi vận hành hoặc hệ thống có ít người khai thác do chình độ CNTT hạn chế hoặc chưa hình thành thói quen.

-Quy trình xử lý công việc hàng ngày trên cơ sở thông tin “số” mới đang hình thành và mới ở mức độ khuyến khích sử dụng, chưa phải bắt buộc.

-Các hệ thống thông tin chuyên ngành để tạo nguồn cho thông tin chưa nhiều, và lộ trình xây dựng những hệ thống thông tin chuyện ngành này là chưa rõ ràng, nhất là chưa thể xây dựng trong một thời gian ngắn.

-Nhu cầu khai thác thông tin, chức năng khai thác thông tin và số lượng người khai thác thông tin chưa phải lớn ngay từ đầu, nó cần được hình thành, củng cố mở rộng dần theo thời gian.

Ưu điểm là

-Không đòi hỏi phải có đầu tư ngay từ đầu. Có thể tránh được lãng phí nếu xây dựng được kế hoạch phát triển nội dụng thích hợp

-Hệ thống có thể vừa khai thác sử dụng, vừa bổ sung thêm chức năng, mở rộng thêm nguồn thông tin phủ hợp với lộ trình đầu tư và lộ trình nâng cao trình độ sử dụng CNTT của cơ quan/tổ chức.

-Sản phầm là miến phí và có mã nguồn mở để có thể chỉnh sửa. Tuy nhiên, ưu thế về có mã nguồn cũng không thực sự là ưu thế bởi vì rất hiếm chuyên gia Việt Nam có khả năng để chỉnh sửa những mã nguồn này.

Nhược điểm của những sản phẩm này là:

-Tính năng của những sản phẩm này là hạn chế, mới chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của tổ chức và phổ biến thông tin.

-Cần phải lập trình phát triển các chức năng mà sản phẩm mã nguồn mở chưa cung cấp, nhất là các module thực hiện các chức năng tích hợp với các hệ thống thông tin đang hoạt động.

-Mức độ ổn định, tin cậy, tốc độ đáp ứng thông tin không cao bằng những sản phẩm bản quyền.

Một phần của tài liệu Giáo trình chính phủ điện tử (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)