Kiến trúc của một hệ thống ứng dụng web truyền thống được mô tả như hình sau:
Website truyền thống
Với kiến trúc này, các ứng dụng được cài đặt tại Application Server, mỗi ứng dụng là độc lập và tương tác, trao đổi dữ liệu với nhau hoặc với các hệ thống bên ngoài (external systems) thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu (RDBMS) hoặc kênh thông tin được đặc tả riêng cho từng ứng dụng. Mô hình ứng dụng web về mặt kiến trúc khá giống với mô hình client/server, ngoại trừ việc client là browser bất kỳ. Người sử dụng dùng trình duyệt (browsers) truy vấn (reqquest) thông tin thông qua mạng internet trên máy chủ web (Web Server), máy chủ web tiếp nhận và chuyển thông tin này cho máy chủ ứng dụng (Application Server), máy chủ ứng dụng thực hiện các tính toán logic và chuyển trả kết quả về cho máy chủ web để phản hồi (response) cho người truy cập.
Website đã và đang đóng góp rất lớn vào việc phổ cập thông tin, như giới thiệu tin tức, các cơ sở dữ liệu, và một số chương trình ứng dụng trên mạng. Web site đã làm thay đổi cả thế giới từ khi xuất hiện vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Ngày nay mọi giao tiếp thông qua web site đã trở thành phổ biến. Tuy nhiên, chúng ta có thể gọi một số lớn các web site là “web site truyền thống” bởi những mặt tồn tại do công nghệ cũ:
-Người dùng đã và đang phải chấp nhận với “sự quá tải thông tin” có nghĩa là người dùng thường phải duyệt qua rất nhiều các website khác nhau, phải xử lý một khối lượng khổng lồ các thông tin để tìm ra thông tin mà mình cần.
-Người dùng phải chấp nhận là các thông tin thường đứng độc lập, không thể phân loại được (taxonomy), dẫn đến rất khó chia sẻ thông tin cho nhau. Lý do của vấn đề trên là cách trình diễn thông tin (format) trên các website thường là rất khác nhau.
-Việc quản lý, bảo trì và phát triển các website thường gặp nhiều khó khăn do sự tăng trưởng đến chóng mặt của thông tin trên các website.
-Khó có thể tích hợp các thông tin, dịch vụ từ nhiều nơi như từ các trung tâm một cửa, từ các đơn vị trực thuộc,… lên một nơi để từ đó người dân có thể tìm thấy các thông tin, dịch vụ cho mình.
-Là điểm xuất phát trong lộ trình mà người dùng đi tìm thông tin (departure), và được dẫn trên mạng qua các link.
-Không tạo được quan hệ, người dùng không gắn bó với chủ nhân của Website (không có tính cá nhân hóa).
-Thích hợp cho phổ biến thông tin hơn là cung cấp môi trường cộng tác cho người dùng. -Qui mô dịch vụ nhỏ, không bảo toàn đầu tư. Khi yêu cầu thay đổi về nội dung thông tin, loại hình dịch vụ, v.v...thường phải xây dựng lại Website mới.
-Không có khả năng cung cấp một nền tảng để từ đó có thể luôn luôn phát triển và mở rộng.
Tóm lại, website đã được phát triển bằng các công nghệ cũ và mới, trong đó có nhiều công nghệ đã lỗi thời. Điều căn bản là web site KHÔNG có nền tảng công nghệ tích hợp để hỗ trợ tính chất phát triển kế thừa và khả năng ghép nối để mở rộng. Đó cũng giải thích một phần lý do tại sao người ta phát triển công nghệ Cổng thông tin điện tử thay thế cho công nghệ web.
Công nghệ portal phát triển sau thời kỳ web khoảng 7-8 năm như một tất yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế. Portal là một bước tiến hóa của website truyền thống. Nó ra đời để giải quyết những vấn đề mà website truyền thống gặp phải.
-Là "siêu web site“, gọi đầy đủ là Portal website, gọi tắt là Portal, đối với người dùng vẫn chỉ là trang web qua web browser. Thay đổi thuật ngữ và quan niệm mới.
-Là điểm đích qui tụ hầu hết các thông tin và dịch vụ cho người sử dụng cần (true destination). Thông tin và dịch vụ được phân loại nhằm thuận tiện cho tìm kiếm và hạn chế vùi lấp các thông tin.
-Bảo toàn đầu tư lâu dài. Có nền tảng công nghệ đảm bảo. -Môi trường chủ động dùng cho việc tích hợp ứng dụng.