Năng lực giao tiếp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường thpt lương thế vinh - thành phố thái nguyên) (Trang 28)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2 Năng lực giao tiếp

Năng lực giao tiếp của con người bao gồm năng lực nói và năng lực viết. Chomky gọi năng lực giao tiếp là “ngữ thi” và ông quan niệm rằng “ngữ thi” biểu thị cái cách dùng ngôn ngữ - hệ thống.

Dell Hymes hiểu năng lực giao tiếp là năng lực vận dụng ngôn ngữ để tiến hành giao tiếp xã hội. Nội dung của khái niệm năng lực giao tiếp là sự kết hợp linh hoạt của ba tham tố gồm cấu trúc ngôn ngữ, vận dụng ngôn ngữ và đời sống xã hội.

Con người có được năng lực giao tiếp là nhờ quá trình xã hội hoá. Có thể nói xã hội hoá xuyên suốt cuộc đời của mỗi con người. Bất cứ cá nhân nào muốn trở thành một thành viên của xã hội thì nhất thiết phải học các tri thức, kĩ năng, chuẩn mực mà xã hội có được nhờ sự tích luỹ theo thời gian. Môi trường để học và tiếp thu cho con người là rất rộng: thông qua gia đình, nhà trường, nơi làm việc cũng như trong xã hội rộng lớn.

Con ngưòi khi ở tuổi ấu thơ cùng một lúc học cả năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp. Khi trẻ bắt đầu học nói cũng là lúc bắt đầu học luôn các quy tắc giao tiếp. Chính sự tiếp thu và học hỏi trong một môi trường ngôn ngữ rộng lớn như vậy mà sẽ xảy ra tình trạng học sai cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp. Chính vì thế mà con người trong quan hệ xã hội vừa học vừa tự điều chỉnh để hoàn thiện bản lĩnh về hành vi ngôn ngữ. Và giáo dục là môi trường quan trọng sẽ giúp cho con người có được bản lĩnh cơ bản đó. Năng lực giao tiếp được thể hiện ở hai phương diện: năng lực giao tiếp bằng lời nói và năng lực giao tiếp bằng chữ viết.

Vấn đề mà luận văn quan tâm là năng lực viết tiếng Việt của học sinh THPT. Năng lực viết có thể được hiểu là năng lực vận dụng ngôn ngữ viết trong giao tiếp xã hội. Năng lực viết thể hiện trong việc dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản… của người viết.

2.2 Khảo sát thực tế về ảnh hƣởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT Lƣơng Thế Vinh

Đối tượng khảo sát: Những bài làm văn của học sinh

Phương pháp khảo sát: thống kê, phân loại theo những tiêu chí đã xác

định trước

Nội dung khảo sát:

Mục đích của đề tài là tập trung làm rõ đặc điểm ngôn ngữ viết của học sinh từ đó thấy được tác động của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của các em. Vì vậy luận văn đi vào khảo sát những nội dung cụ thể như sau:

Về mặt chữ viết: khảo sát tình hình vi phạm các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.

Về mặt từ ngữ: khảo sát những lỗi dùng từ có liên quan đến ảnh hưởng của ngôn ngữ nói qua các bài văn.

Về mặt ngữ pháp: khảo sát cấu trúc cú pháp thường dùng của học sinh, khảo sát độ dài câu, xem xét vấn đề liên kết, mạch lạc trong bài viết dưới tác động của ngôn ngữ nói.

Kết quả khảo sát:

2.2.1 Về phương diện chữ viết

Khác với phương diện ngữ âm: có nhiều biến thể ở từng địa phương, những cách thức nhấn giọng đặc trưng theo vùng, miền; chữ viết tiếng Việt có xu hướng được trình bày theo chuẩn ngôn ngữ toàn dân mà phương ngữ Bắc là cơ sở. Do đó đối với học sinh ở miền Bắc không có sự cách biệt lớn về phong cách ngôn ngữ nói và viết như ở các tỉnh miền Nam.

Có thể nói chữ viết và lời nói miệng có sự tác động qua lại với nhau. Thông thường một cá nhân ra đời và phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói miệng từ một cộng đồng ngôn ngữ nhất định. Có những thông lệ trong giao tiếp bằng lời nói đã đi vào nề nếp sinh hoạt của một vùng, tạo thành diện mạo văn hoá cộng đồng. Trong những năm đầu đời, cá nhân tiếp thu ngôn ngữ (chủ yếu là ngôn ngữ nói) từ các thành viên trong gia đình, ở một địa phương cụ thể, do vậy ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tới chữ viết là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, chữ viết vẫn phải hướng tới chuẩn mực ngôn ngữ chung của toàn xã hội.

Ngôn ngữ viết mang tính xã hội cao hơn so với lời nói miệng và đi liền với nó luôn có những chuẩn mực. Chuẩn mực này ngay từ khi mới bắt đầu đi học, học sinh đã được giáo viên hướng dẫn để có thể sử dụng tiếng Việt theo đúng chuẩn mực của nó. Song trong thực tế sử dụng tiếng Việt, học sinh vẫn mắc rất nhiều lỗi về phương diện chữ viết. Qua khảo sát tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh THPT Lương Thế Vinh, chúng tôi đã thống kê được những lỗi cơ bản về chữ viết như sau:

Vi phạm quy tắc chính tả

Có thể nói chính tả là một vấn đề có tính phổ quát đối với mọi thứ chữ viết ghi âm được dùng hiện nay trên thế giới. Ở mỗi thứ chữ viết ghi âm, bao giờ cũng có vấn đề nên viết thế nào cho đúng chính tả. Sở dĩ có tình trạng này là do trong ngôn ngữ luôn luôn có tình trạng không khớp nhau hoặc ít hoặc nhiều giữa âm và chữ. Chữ viết ghi âm được đặt ra là để ghi lại ngôn ngữ âm thanh. Nhưng ngôn ngữ âm thanh của con người luôn biến đổi theo thời gian, còn chữ viết lại có xu hướng bảo thủ. Qua thời gian, sự khác biệt giữa âm và chữ tích tụ lại ngày càng nhiều gây khó khăn cho chính tả. Bên cạnh đó, trong một đất nước thống nhất, dùng chung một ngôn ngữ thì bao giờ cũng tồn tại nhiều phương ngữ khác nhau, với những cách phát âm khác nhau dựa trên cơ sở một chính tả chung. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều

lỗi chính tả đặc trưng cho từng vùng. Chẳng hạn chính tả phân biệt tr và ch, s và x… nhưng cách phát âm của nhiều địa phương Bắc Bộ không có sự phân biệt này, vì vậy rất dễ viết lẫn lộn các chữ này với nhau. Trong bài văn của học sinh, các em thường mắc những lỗi chính tả như:

- Lẫn lộn tr-ch. Ví dụ:

+ Lúc dọn khu đất đó họ phải trặt đi cây mít mà anh tôi yêu thích. + Tôi chạy đến ôm trầm lấy bố tôi.

+ Đăm San là một người có ý trí và nghị lực + Tôi khao khát cháy bỏng một gia đình chọn vẹn

Hiện tượng lẫn lộn trch là do trong cách phát âm, hai âm này không

được phân biệt rõ ràng với nhau. Để khắc phục những lỗi như thế này, giáo

viên có thể hướng dẫn học sinh một số quy tắc nhỏ. Chẳng hạn như: tr không

kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, ue (choai choai, loắt choắt, choèn choẹt…). Về ý nghĩa, những từ chỉ quan hệ gia đình thì được viết bằng

ch (cha, chú, cháu, chị, chồng, chắt…), những từ chỉ đồ dùng trong nhà (chạn,

chum, chén, chai, chăn, chiếu…). Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết

bằng tr (trên, trong, trước…)

- Lẫn lộn s-x. Ví dụ:

+ Tình cảm của tôi đối với bà không sao kể siết

+ Đăm San như một vị thần hoà bình luôn canh giữ và bảo vệ dân làng khỏi các thế lực sấu khác.

+ Nghe tiếng trống canh dồn dập mà sót xa bẽ bàng

+Từ “dạt” cho thấy cánh bèo bị sô đẩy bị tác động gợi thân phận bơ vơ, tội nghiệp.

Hiện tượng lẫn lộn x-s cũng có nguyên nhân từ cách phát âm không

phân biệt hai âm này với nhau. Cách khắc phục có thể kể đến một số mẹo

xoay xở, xoen xoét…). Về nghĩa, tên thức ăn thường viết với x (xôi, xúc

xích,lạp xường…), những từ chỉ hơi đi ra viết với x (xì, xỉu, xọp, xẹp…),

những từ chỉ nghĩa sụp xuống viết với s (sụt, sụp, sẩy chann, kém sút…),

những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với s (sự, sẽ, sắp, sao, sẵn,

song…).

- Lỗi do không phân biệt r-gi-d. Ví dụ:

+ Anh ấy biết dất nhiều cách chơi hoa.

+ Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ và không bao giờ quên được những gì mà bố giành cho tôi

+ Khi Đăm San đánh nhau với với Mtao Mxây, chàng thể hiện sự dũng cảm của mình, tỏ thái độ bình tĩnh, không giun sợ trước kẻ thù.

+ Thơ mới xuất hiện như một giàn đồng ca đa sầu đa cảm

Đối với hiện tượng nhầm lẫn này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh

cách phân biệt như sau: rgi không kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa,

oă, uâ, oe, uê, uy. Xét về nguồn gốc, không có từ Hán Việt đi với r; trong các

từ Hán Việt: d đi với dấu ngã và nặng, gi đi với dấu hỏi và sắc.

- Lỗi do không phân biệt l-n.

Đây là lỗi phổ biến trong bài văn của học sinh. Chúng tôi nhận thấy

rằng, những học sinh không phân biệt được ln trong phát âm thì khi viết

các em cũng sẽ bị mắc những lỗi này. Ví dụ:

+ Thời thơ ấu của tôi được lớn nên trong tình yêu thương của mẹ

+ Tôi lắm lấy bàn tay mẹ.

+...đến triều Nguyễn, con đường ấy đã trở nên nỗi thời không còn đủ sức hấp dẫn nữa

+ “Tự tình” là tự bày tỏ tự dãi bày những tâm sự của nhà thơ

Hiện tượng lẫn lộn l n là do lỗi chính tả phổ biến ở các tỉnh đồng

cách phát âm mà chủ yếu là do có sự lẫn lộn về từ vựng, chữ đáng đọc là l thì lại đọc là n và ngược lại.

Tóm lại, những lỗi chính tả thông thường như trên có nguyên nhân chủ yếu là do sự không khớp nhau giữa mặt âm và mặt chữ. Rõ ràng ở đây có sự ảnh hưởng của cách phát âm đối với chữ viết. Cách phát âm không phân biệt

giữa tr-ch, s-x… là một trong những nguyên nhân khiến học sinh mắc lỗi

chính tả như đã trình bày ở trên. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, đối với học sinh tiểu học, giáo viên phải phát âm đúng chính tả, cố gắng phát âm phân

biệt tr-ch, s-x…Tuy nhiên thay đổi thói quen phát âm là một chuyện đòi hỏi

rất nhiều thời gian và phần nào viển vông bởi trong tình hình thực tế nước ta hiện nay chưa có một cách phát âm nào có thể được coi là chuẩn.

Vi phạm quy tắc viết hoa

Quy tắc viết hoa là một quy tắc cơ bản, thông thường nhất của tiếng Việt. Ngay khi bước vào học chữ, học sinh đã được làm quen với quy tắc này. Tuy nhiên trong các bài văn viết của học sinh, nhiều em viết hoa rất tuỳ tiện ( không viết hoa tên người, tên địa lý, đầu câu, đầu đoạn…)

2.2.2 Về phương diện từ vựng- ngữ nghĩa

Khi nói hay khi viết đều phải dùng từ. Từ là đơn vị ngôn ngữ đã có sẵn, thuộc kho từ vựng của ngôn ngữ và tồn tại trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người. Nó là tài sản chung của xã hội. Khi giao tiếp, mỗi người huy động vốn tài sản đó để tạo ra lời nói hoặc văn bản.

Tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của giao tiếp. Trong đó sự phong phú hay nghèo nàn về vốn từ là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của giao tiếp.

Ngôn ngữ viết do đặc thù phải hướng đến sự chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân cho nên về phương diện từ vựng, ngôn ngữ viết có những khác biệt nhất định so với ngôn ngữ nói. Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của học

sinh Trường THPT Lương Thế Vinh, chúng tôi thấy có rất nhiều hiện tượng lệch chuẩn.

2.2.2.1 Dùng từ không đúng với âm thanh và hình thức cấu tạo

Từ là đơn vị có nhiều bình diện, trong đó không thể thiếu âm thanh và hình thức cấu tạo. Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt. Trong chữ viết của ta (chữ quốc ngữ) - thứ chữ theo nguyên tắc ghi âm, âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được ghi lại bằng các chữ cái. Cho nên khi viết văn bản, cần ghi lại đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được sử dụng. Tuy nhiên trong thực tế, học sinh vẫn mắc lỗi này. Ví dụ:

+ Trên đường đi tới trường, em đã suy nghĩ không biết ngôi trường này

thế nào nhỉ, có to không, lớp học như thế nào, quanh cảnh trong trường ra sao. (quang cảnh)

+ Có một cái gì đó đã quấn hút em vào trường THPT Lương Thế Vinh.

(cuốn hút)

+ Đăm San là một người anh hùng khoẻ mạnh, là một tráng sĩ oai liệt, kiên cường. (oanh liệt)

Nhưng lỗi này có thể do ở nhiều địa phương, một số từ tiếng Việt có cách phát âm và cách viết không hoàn toàn trùng khớp.

Ví dụ:

phát âm viết

quấn hút cuốn hút quận dây cuộn dây

Sự không trùng khớp này có thể là nguyên nhân khiến học sinh nhầm lẫn như trong trường hợp nêu trên.

2.2.2.2 Dùng từ sai phong cách

Mỗi phong cách ngôn ngữ của văn bản được sử dụng trong một phạm vi nhất định của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiện một mục tiêu giao tiếp. Do đó mỗi phong cách văn bản đòi hỏi và cho phép việc dùng những lớp từ,

nhóm từ nhất định. Có những từ dùng được trong mọi phong cách văn bản, nhưng có những từ chỉ thích hợp hoặc chỉ được dùng trong một phong cách ngôn ngữ nào đó. Khi dùng từ trong văn bản, nếu không ý thức rõ về phong cách văn bản để dùng từ cho phù hợp thì sẽ mắc lỗi về phong cách. Chẳng hạn những trường hợp sau:

+ Buổi đầu tiên bước vào trường THPT đã để lại cho em quá nhiều ấn tượng.

+ Đăm San là một tù trưởng hết sức tài giỏi có thể mang no ấm cho dân làng của mình.

+ Lần này khi bước vào cánh cổng cấp III, em có ấn tượng rất là sâu sắc.

+ Không hiểu do đâu mà chúng tôi lại chơi thân với nhau, chắc tại hai thằng hợp nhau cũng nên

Những từ được gạch chân trong các trường hợp trên chỉ thích hợp dùng trong ngôn ngữ nói (ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày). Còn trong văn viết, những từ này bị coi là lỗi phong cách.

Qua khảo sát những bài văn của học sinh, chúng tôi nhận thấy phần lớn các lỗi về phong cách là do các em đưa khẩu ngữ vào trong bài viết của mình. Từ ngữ khẩu ngữ được dùng chủ yếu trong phong cách sinh hoạt hàng ngày. Với đặc điểm là giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm cao, từ khẩu ngữ đáp ứng nhu cầu nói năng thân mật hàng ngày và bày tỏ trực tiếp thái độ của người nói đối với các vấn đề của đời sống. Như vậy, khẩu ngữ là lớp từ ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ nói.

Tuy nhiên trong tiếng Việt, một ngôn ngữ mà phong cách ngôn ngữ gọt giũa hình thành muộn, thì từ khẩu ngữ trong một chừng mực nhất định được dùng trong cả ngôn ngữ viết. Đối với ngôn ngữ viết, từ khẩu ngữ chỉ xuất hiện trong một số kiểu loại văn bản nhất định. Ở đó, nó trở thành

công cụ lợi hại và đắc lực để nhà văn có thể miêu tả, tái tạo được cuộc sống thực trong tác phẩm.

Trong bài văn của học sinh, một dạng của ngôn ngữ viết điển hình thì việc đưa từ khẩu ngữ vào là không thể chấp nhận được, đó là lỗi phong cách. Có những cách diễn đạt vốn chỉ thích hợp với phong cách sinh hoạt thường ngày học sinh lại đưa vào bài viết. Cách viết này có xu hướng rời xa chuẩn mực, và có phần chịu tác động của thói quen nói năng hàng ngày. Ví dụ:

+ Tình cảm của mẹ làm cho tôi cực kì cảm động, sau này dù có đi đâu về đâu, tôi cũng nhớ đến công ơn dạy dỗ của mẹ.

+ Những lúc đó em không biết phải giải quyết như thế nào, nhiều lúc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường thpt lương thế vinh - thành phố thái nguyên) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)