Giúp học sinh nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường thpt lương thế vinh - thành phố thái nguyên) (Trang 57 - 59)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1Giúp học sinh nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và

và viết

Như trên đã phân tích, nguyên nhân cơ bản nhất của những lỗi mà học sinh mắc phải trong bài văn chính là do bản thân các em không phân biệt được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Bởi vậy muốn hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết của học sinh thì trước hết phải làm cho các em thấy được những điểm khác biệt này.

-Về sách giáo khoa: Sách giáo khoa hiện nay, bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” được đưa vào giảng dạy ở đầu năm lớp 10. Theo chúng tôi, việc cung cấp những kiến thức này là quá muộn. Bởi học sinh đã phải tập viết những bài văn hoàn chỉnh từ năm lớp 4, vậy mà sau 5 năm các em mới được biết thế nào là ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói. Sự không phân biệt được giữa nói và viết dẫn đến tình trạng “viết như nói” ở các lớp dưới đến khi bước vào cấp học Trung học phổ thông sẽ tạo thành thói quen rất khó sửa. Với những bất cập như vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất cần phải đưa bài học lí thuyết về ngôn ngữ nói và viết vào sách giáo khoa sớm hơn, có thể là từ lớp 6, lớp 7.

-Về phía giáo viên, nhất là đối với giáo viên trung học cơ sở khi chưa có bài học về ngôn ngữ nói và viết, thì cần chú ý giúp học sinh phân biệt hai kiểu ngôn ngữ này. Trong những tiết trả bài, giáo viên cò thế làm thống kê những lỗi về ngôn ngữ nói xuất hiện trong bài văn của học sinh để từ đó giúp các em nâng cao ý thức phân biệt nói và viết, khắc phục lỗi này ở những bài viết sau.

3.2.2. Rèn kĩ năng nói - viết cho học sinh

Với môn Ngữ văn, cái đích hướng tới là rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, viết theo chuẩn mực văn hoá trung bình từng cấp về kiểu loại văn bản. Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, có thể chỉ là tập nói đúng, viết đúng những câu,

những bài nói, bài viết ngắn gọn, phù hợp ở mức ban đầu. Ở cấp Trung học phổ thông, ngôn ngữ, vốn sống, tư duy đã phát triển, việc tập nói, tập viết đã có thể hướng tới văn bản tương đối hoàn chỉnh.

Giáo dục trong nhà trường Trung học phổ thông hiện nay đang xảy ra thực trạng: một giờ dạy học chỉ có giáo viên nói, viết lên bảng ; học sinh chỉ biết nghe và ghi chép vào vở. Giáo viên đặt ra vài câu hỏi và cho dù học sinh trả lời được hay không thì giáo viên vẫn nói lại y như bài của mình đã chuẩn bị. Vậy thì đâu là cơ hội để học sinh trình bày ý kiến của mình? Rõ ràng khả năng nói của các em bị hạn chế. Với cấp học Trung học phổ thông, kĩ năng nói không được chú ý thường xuyên trong các giờ học. Giờ học Ngữ văn thường chỉ thấy một vài học sinh khá giỏi phát biểu, số còn lại có khi cả học kì, cả năm không đưa ra được ý kiến nào trong các giờ học. Có những giáo viên chú ý đến việc phát triển kĩ năng nói cho học sinh, nhưng khi gọi học sinh lên phát biểu thì do vốn từ nghèo nàn, các em rất khó khăn trong việc diễn đạt điều mình định nói. Hơn nữa, cách thức thi cử của chúng ta vẫn chú trọng kĩ năng viết cho nên kĩ năng nói thường bị xem nhẹ và không được chú trọng ở phổ thông.

Hai kĩ năng nói và viết có ảnh hưởng qua lại với nhau. Từ thực tiễn giảng dạy ở phổ thông, người viết nhận thấy rằng những em có kĩ năng nói tốt thì khả năng viết văn cũng tốt hơn nhiều những em có kĩ năng nói kém.Chính vì thế để nâng cao năng lực viết tiếng Việt, cần thiết phải chú ý rèn luyện kĩ năng nói cho các em, cụ thể bằng những biện pháp như:

- Khuyến khích học sinh nói nhiều hơn, không chê trách phê phán khi các em phát biểu sai. Ngay trong lớp khi học sinh nhận xét lẫn nhau cũng phải hướng dẫn cách nói: không bảo “bạn sai rồi” mà nói: “nếu tôi là bạn, tôi sẽ bổ sung…”. Cứ như thế, dần dần học sinh sẽ thích nói hơn.

- Ở một số tiết học, thay vì giáo viên thuyết trình, hãy để học sinh làm việc đó. Có thể cử ra một cá nhân hoặc một nhóm đảm nhận việc thuyết trình

trước lớp. Các học sinh khác có thể đặt câu hỏi hoặc nêu nhận xét với nhóm thuyết trình. Trong các bài học tiếng Việt, giáo viên có thể giúp học sinh phát triển kĩ năng nói bằng cách đặt các đơn vị kiến thức cần tìm hiểu vào các tình huống giao tiếp cụ thể mà các em hay gặp trong cuốc sống.

- Trong các tiết học, tăng cường thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường thpt lương thế vinh - thành phố thái nguyên) (Trang 57 - 59)