Dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường thpt lương thế vinh - thành phố thái nguyên) (Trang 59 - 77)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3 Dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp

Nói đến kĩ năng ngôn ngữ của học sinh phổ thông là nói đến năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ với tất cả yêu cầu về văn hoá giao tiếp ở mặt bằng dân trí phù hợp. Không thể đòi hỏi năng lực ấy ở mức văn chương nghệ thuật, nhưng phải nắm được và vận dụng những quy luật giao tiếp ngôn ngữ thông thường. Học sinh sẽ được hướng dẫn có lí luận đến mức độ nhất định ở nhà trường qua môn tiếng Việt: tính mục đích của giao tiếp, sự tôn trọng và khai thác đúng các mối quan hệ đối ngôn phù hợp với hoàn cảnh cho phép với tất cả những gì là tiền giả định chung, là “văn hoá nền” giữa người nói và người nghe. Chính vì vậy dạy tiếng Việt là dạy học sinh cách nói một ngôn bản hay cách viết một văn bản đáp ứng chiến lược giao tiếp và phù hợp với quy luật giao tiếp. Cái đích cuối cùng là qua các giờ tập nói, tập viết, học sinh sẽ có được năng lực tạo lập ngôn bản, văn bản phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống ở trường học hiện nay và trường đời sau này. Mặt khác, muốn hình thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp. Để đạt được mục đích ấy, cần thiết phải đề ra những biện pháp cụ thể:

- Tạo tình huống giao tiếp “có vấn đề”: phương hướng tốt nhất để dạy các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức là phải tìm mọi cách hướng học sinh vào hoạt động nói năng. Hoạt động giao tiếp vừa là phương tiện, vừa là mục đích của việc dạy học tiếng Việt. Học tiếng Việt, học sinh không chỉ nghiên cứu về nó mà phải biết cách sử dụng nó thành thạo vũ khí này vào tư duy và giao tiếp. Muốn đạt được điều đó, cần phải tạo ra được các hoàn cảnh

giao tiếp, tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ giao tiếp, tạo cho các em có nhu cầu giao tiếp. Các hình thức hoạt động ngoại khoá, các cuộc tranh luận, thảo luận… là các hình thức tạo tình huống giao tiếp, kích thích nhu cầu và động cơ giao tiếp cho học sinh.

Muốn thế cần phải tạo một môi trường giao tiếp thoải mái để học sinh có thể tự do nói lên ý kiến, quan điểm của mình.. Có thể nói trường học là nơi thuận tiện để can thiệp có ý thức xã hội vào hoạt động và sự phát triển ngôn ngữ của học sinh, dạy tiếng Việt ở nhà trường phổ thông chính là giúp các em biết nói, viết đúng chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt. Môi trường giao tiếp đó cần được xây dựng theo nguyên tắc “tương tác đa chiều, đa đối tượng”. Trong phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hình thức tác động từ người dạy đến người học được sử dụng phổ biến. Nhưng đấy thường lại là

tác động một chiều “thầy  trò”. Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy

học hiện nay cần phải “tương tác đa chiều, đa đối tượng” nghĩa là dạy học là

sự tác động qua lại không chỉ một chiều giữa thầy với trò ( thầy  trò) mà

còn có sự tác động trở lại của trò với thầy (trò  thầy) và giữa người học với

nhau (trò  trò).

- Thiết kế bài tập tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp

Hiện nay hầu hết hệ thống bài tập tiếng Việt ở các sách giáo khoa Ngữ văn chương trình phổ thông chủ yếu được dùng để minh hoạ lí thuyết về tiếng Việt mà học sinh vừa học. Hệ thống bài tập tiếng Việt này vưa nặng về thực hành ngôn ngữ học lại chưa thể hiện được rõ nét các nguyên tắc giáo dục học trong dạy học thực hầnh tiếng Việt. Theo quan niệm của lí thuyết hoạt động giao tiếp, hệ thống bài tập tiếng Việt được xác định là phương tiện thực hành nhằm tạo dựng và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh. Học sinh phổ thông ở các lứa tuổi khác nhau, trình độ khác nhau thì yêu cầu về năng lực sử dụng ngôn ngữ cũng khác nhau. Việc thiết kế bài tập tiếng Việt phải đảm bảo phục vụ cho việc phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh.

Thực hành với bài tập tiếng Việt là một khâu trọng yếu có ý nghĩa nhất định đối với việc hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và Ứng dụng tiếng Việt trong đời sống của học sinh. Bởi vậy bài tập tiếng Việt khi được thiết kế dưới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp sẽ thiết thực hơn, hiệu quả hơn đối với học sinh phổ thông.

- Trong hệ thống bài tập tiếng Việt, cần phải chỉ rõ cho học sinh hướng vào hoạt động giao tiếp khi tiến hành áp dụng các tri thức tiếng Việt sẽ thực hành nhằm định hình trước cho các em tác dụng của việc thực hiện các bài tập tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp của bản thân. Điều này có nghĩa là: với một bài tập tiếng Việt cụ thể sau khi thực hành, các em sẽ rút ra hoặc củng cố một tri thức tiếng Việt hoặc một lĩ năng sử dụng tiếng Việt cụ thể. Tri thức, kĩ năng ấy được các em sử dụng để nói và viết.

Mục đích của dạy học là qua các giờ tập nói, tập viết học sinh sẽ có được năng lực tạo lập ngôn bản, văn bản phù hợp đáp ứng yêu cầu của cuộc sống ở trường học hôm nay và trường đời sau này.

Tiểu kết

Trong chương ba, luận văn tìm hiểu những nguyên nhân tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết, phân tích và lí giải nguyên nhân tại sao bài văn của học sinh lại mắc những lỗi như đã thống kê ở chương hai. Qua đây, chúng tôi nhận thấy sự thiếu hiểu biết của chính bản thân học sinh về những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết là nguyên nhân cơ bản nhất. Mặt khác, môi trường giao tiếp cũng ảnh hưởng to lớn đến năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của các em. Bên cạnh đó, trong thời đại thông tin di động và truyền thông ngày nay, chúng tôi cũng nhận thấy ảnh hưởng không nhỏ của ngôn ngữ chat đến việc sử dụng ngôn ngữ trong bài văn của học sinh, đó là hiện tượng viết tắt và nhiều khi nó làm méo mó, biến dạng cả tiếng Việt. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại bởi nó gây nhiều khó khăn trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ việc chỉ ra những nguyên

nhân nêu trên, luận văn mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhằm khắc phục thực trạng này, trong đó cần thiết nhất là phải giáo dục cho học sinh nhận thức được sự khác biệt giữa văn nói và văn viết, muốn vậy, cần xem lại cách sắp xếp chương trình của sách giáo khoa và đặc biệt là vai trò quan trọng của người giáo viên.

KẾT LUẬN

Về mặt lí luận và thực tiễn, luận văn đã thu được những kết quả như sau:

1. Về việc nghiên cứu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Luận văn thừa nhận quan điểm cho rằng, dạng nói của ngôn ngữ đã tồn tại với tư cách là cái có trước so với dạng viết, mặc dù việc nghiên cứu ngôn ngữ nói đã gặp không ít khó khăn để đạt được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay. Bên cạnh đó, với tư cách là cái xuất hiện về sau, nhưng ngôn ngữ viết đã phát triển để trở thành hệ thống hoàn chỉnh và có cái riêng bản thể của nó mà ngôn ngữ nói không có được. Ngôn ngữ viết là nhân chứng của lịch sử và chuẩn mực.

Luận văn đã hệ thống hóa và giới thiệu các quan điểm của các nhà khoa học về bản chất của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cũng như mối quan hệ không thể tách rời giữa hai mặt nói và viết. Những thông tin nghiên cứu mà luận văn giới thiệu đã được sưu tầm, tìm hiểu trong phạm vi tương đối rộng, nhằm hạn chế cách nhìn chủ quan, phiến diện của chúng tôi đối với đề tài nghiên cứu.

Luận văn đã làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cũng như những khác biệt cơ bản giữa hai dạng tồn tại của hệ thống ngôn ngữ. Sự khác biệt giữ nói và viết không chỉ giới hạn ở những khác biệt có tính hình thức, mà là những khác biệt thuộc về cấu trúc, về phong cách ngôn ngữ.

2.Về năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh trung học phổ thông Từ kết quả khảo sát về tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Thành phố Thái Nguyên, luận văn đã chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ viết của học sinh, đặc biệt chú ý những lỗi

mà các em thường mắc phải khi viết văn. Từ đó thấy được ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh.

Trải qua hơn mười năm học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, về mặt lí thuyết, học sinh phải nắm được những quy tắc cơ bản nhất của tiếng Việt trong dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản… Song trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau, học sinh không đạt được yêu cầu này. Luận văn đã tiến hành khảo sát rất cụ thể và chi tiết những lỗi học sinh thường hay mắc phải trong bài viết dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ nói ở cả phương diện chữ viết, từ và câu. Đây là cơ sở để luận văn đi tới khẳng định, tình trạng “viết như nói” đang diễn ra phổ biến trong các bài viết văn của học sinh, đáng lo ngại ở chỗ là nó làm cho tiếng Việt – thứ của cải lâu đời và quý báu của dân tộc trở nên méo mó, biến dạng. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ngôn ngữ được coi là linh hồn của dân tộc. Vậy nên chăng việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ nói và viết phải được xem như một trọng trách của tất cả các thành viên trong trong cộng đồng ngôn ngữ?

3. Xem xét những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết, luận văn đã chỉ ra những nhân tố như: sự thiếu hiểu biết của học sinh về những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết; ảnh hưởng của môi trường giao tiếp và ngôn ngữ chat tới ngôn ngữ viết của các em. Trong các nhân tố này, việc không nhận biết được những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “viết như nói” đã nêu ra ở trên. Việc thiếu nhận thức về những đặc điểm khác nhau của ngôn ngữ nói và viết sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về cách viết dễ dãi, lạc phong cách, không phù hợp với yêu cầu giao tiếp của một xã hội ngày càng phát triển. Tình trạng này lại phổ biến ở chính học sinh – đối tượng giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt

4. Luận văn đã đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết của học sinh. Trong việc hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh cần quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ nói – điều mà trước đây chưa được chú trọng trong nhà trường phổ thông. Mặt khác việc dạy viết ở nhà trường cần chú ý hơn đến các yếu tố như tính truyền thống, tính chính xác và tính thẩm mĩ. Trong việc dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp cần phải nhận thức được rằng, viết cũng là một hình thức giao tiếp quan trọng do vậy cần phải chú ý đến mục đích, phương tiện, nội dung và đối tượng của hình thức giao tiếp này.

Khả năng ứng dụng và những vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu

Luận văn có những đóng góp nhất định về mặt lí luận ngôn ngữ, và có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho bộ môn phân tích lỗi.

Luận văn góp phần đưa ra những định hướng đối với việc dạy học tiếng Việt ở phổ thông, đó là khẳng định vai trò của các kĩ năng nói – viết. Đặc biệt chú trọng phát triển năng lực viết của học sinh, nâng cao nhận thức của các em trong sự phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết viết.

Luận văn góp phần thúc đẩy những thảo luận tiếp theo về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng trong giáo dục ngôn ngữ, cũng như những lo ngại về những tác đông tiêu cực của truyền thông di động đối với hệ thống chữ viết của tiếng Việt

Những vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu:

- Đặc điểm ngôn ngữ nói của học sinh phổ thông

- Ngôn ngữ nói và viết của học sinh trong thời đại thông tin di động. Tóm lại, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, chính vì vậy người sử dụng ngôn ngữ không chỉ cần rèn luyện những kĩ năng ngôn ngữ cần thiết mà phải biết vận dụng chúng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp riêng biệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban, Giao tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn, Nxb.

KHXH, 2002.

2. Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,

1998.

3. Bùi Đăng Bình, Năng lực chính tả của học sinh tiểu học và trung học cơ

sở hiện nay, TCNN số 9/2006.

4. Nguyễn Thị Thanh Bình, Một số xu hướng lí thuyết của việc dạy tiếng mẹ

đẻ trong nhà trường, TCNN số 4/2006.

5. Nguyễn Thị Thanh Bình, Tác động của hoàn cảnh giao tiếp đến ngôn ngữ

trẻ em 2 – 3 tuổi ở Hà Nội: Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình

người Việt, Nxb. Văn hóa – Thông tin, 1996.

6. Vũ Kim Bảng, Về năng lực sử dụng dấu câu tiếng Việt của học sinh trung

học cơ sở hiện nay, TCNN số 4/2006.

7. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học tập hai: Ngữ dụng học, Nxb. Giáo

dục, 2001.

8. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 198

9. Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb. KHXH, 1989.

10.Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2006.

11. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Nxb. Đại học và Trung học chuyên

nghiệp, 1998.

12. Đinh Văn Đức, Vài suy nghĩ bước đầu về ngữ pháp lí thuyết và ngữ pháp

thực hành trong dạy tiếng Việt, TCNN số 4/1991

13. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb.ĐHQGHN, 2004.

15. Đỗ Việt Hùng, Từ khái niệm năng lực ngôn ngữ đến vấn đề dạy học tiếng

Việt trong nhà trường phổ thông, Nxb. Giáo dục, 1999.

16.Vũ Thị Thanh Hương, Từ khái niệm “năng lực giao tiếp” đến vấn đề dạy

và học tiếng Việt Trong nhà trường phổ thông hiện nay, TCNN số 4/2006.

17. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb. KHXH, 1999.

18. Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2007.

19. Nguyễn Văn Khang, Tiếng lóng Việt Nam, Nxb. KHXH, 2001.

20. Đinh Trọng Lạc-Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Nxb. Giáo

dục, 1998.

21. Trần Thị Nhàn, Vấn đề dạy và học kiểu câu đặc biệt, câu rút gọn trong

trường phổ thông hiện nay, TCNN số 4/2006.

22. Nguyễn Khắc Phi, Dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông,

TCNN, số 8/2001.

23. Bùi Minh Toán- Lê A- Nguyễn Quang Ninh, Phương pháp dạy học tiếng

Việt, Nxb. Giáo dục, 2008.

24. Bùi Minh Toán- Lê A- Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo

dục, 2008.

25. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,

2002.

26. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,

2002.

27. Nguyễn Thị Thìn, Câu tiếng Việt và nội dung dạy – học câu ở trường phổ

thông, Nxb. ĐHQGHN, 2003.

28.Nguyễn Đức Tồn, Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy-học từ ngữ

tiếng Việt trong nhà trường, Nxb ĐHQGHN, 2003.

29. Ferdinand de Sausure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường thpt lương thế vinh - thành phố thái nguyên) (Trang 59 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)