Sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn 1975 1985

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985 (Trang 70)

. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh của đề tài thế sự, đời tư

2.Sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn 1975 1985

Cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động lớn đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. Cảm hứng nghệ thuật chứa tình cảm mạnh mẽ, chân thành, một tình cảm xã hội đã được nhà văn ý thức. Đó có thể là những tình cảm khẳng định như ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương hay đau đớn, xót xa, thương tiếc….Nhưng cũng có thể là những tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực, xấu xa như tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa mai… Các tình cảm đó gợi ra từ các hiện tượng xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thành nội dung cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm. Người ta thường nhắc tới cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng anh hùng… chính là nói tới những tình cảm mang lí tưởng lớn chi phối sự đánh giá của nhà văn về hiện thực. Có thể nói cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tâm lí then chốt, có ý nghĩ quyết định tới quá trình sáng tạo của nhà văn. Bởi chính trạng thái cảm xúc cao độ của người nghệ sĩ sẽ đem lại một chất lượng nghệ thuật cao cho tác phẩm của mình.

2.1. Chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 là nền văn học mang đậm khuynh hướng sử thi. Điều này đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu. Tính sử thi thể hiện trong văn học ở chỗ thiên về miêu tả và ngợi ca những sự kiện có ý nghĩa trọng đại với một cộng đồng, một dân tộc, ở một thời điểm lịch sử nhất định. Với dân tộc Việt Nam, từ mùa thu năm 1945 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 30 năm chiến đấu anh dũng, ngoan cường. Đó là khoảng thời gian có những biến cố dữ dội với toàn dân tộc. Gắn với một nền văn học mang đậm tính sử thi là những nguồn cảm hứng sử thi. Cảm hứng sử thi gắn với âm điệu ngợi ca và thấm đẫm niềm lạc quan cách mạng.

độc lập của Tổ quốc. Đó là những con người dường như kết tinh đầy đủ những phẩm chất cao quý nhất của cộng đồng.

Dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nhưng cảm hứng sử thi đã khiến cho văn học luôn mang âm điệu chính là lạc quan. Dù đi vào chốn lửa đạn, đi vào nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc nhưng tất cả đều náo nức trong niềm vui ra trận: Những buổi vui sao. Cả nước lên đường. Xao xuyến bờ tre. Từng hồi trống giục (Chính Hữu). Niềm vui, niềm lạc quan tin tưởng đã trở thành cảm xúc tiêu biểu của thời đại. Niềm vui ấy đem lại sự thanh thản trong tâm hồn con người để hoà mình vào dòng thác cách mạng. Đây cũng là thời kỳ không có chỗ đứng cho cá nhân, cho những riêng tư đời thường. Bởi thế dáng đứng anh giải phóng quân trên đường bay Tân Sơn Nhất cũng trở thành dáng đứng Việt Nam, tạc vào thế kỷ (Lê Anh Xuân).

Cảm hứng sử thi không chỉ bó hẹp trong một số tác phẩm mà gần như là hơi thở xuyên suốt hầu hết chặng đường của nền văn học trong chiến tranh. Trong đó nổi bật là cảm hứng yêu nước, cảm hứng anh hùng. Bằng nguồn cảm hứng này, văn học đã phản ánh và ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, góp phần đốt lên ngọn lửa nhiệt tình trong lòng bạn đọc. Nguồn cảm hứng này là dòng mạch chính xuyên suốt nửa thế kỷ văn học, tạo nên diện mạo của văn học ở thời điểm lịch sử đặc biệt này. Nhìn từ góc độ cảm hứng thể loại, Lã Nguyên cho rằng toàn bộ hệ thống thể loại của văn học Việt Nam 1945-1975 đều rất thống nhất với nhau trong khuynh hướng cảm hứng. Từ truyện cho tới thơ, từ kịch cho đến kí, tất cả đểu rưng rưng cảm hứng trước cái đẹp cao cả… Đó là thế giới của cái cao cả, cái đẹp vượt lên trên sự tàn phá, huỷ diệt của bom đạn chiến tranh. Cho nên, tiếp xúc với bất kỳ một thể loại nào của giai đoạn văn học này ta đều chứng kiến sự chiến thắng huy hoàng của chất thơ đối với chất văn xuôi, và ưu thế tuyệt đối của

giọng trữ tình rưng rưng, hào sảng đối với tư duy phân tích và giải thích[46/213].

Từ cuối những năm 70 đầu những năm 80, khi cả nước đã bước ra khỏi chiến tranh để trở về với cuộc sống bình thường, văn xuôi cũng đang dần dần có một sự chuyển dịch cảm hứng ngày càng rõ: cảm hứng sử thi đang chuyển dần sang cảm hứng thế sự đời tư. Từ những truyện ngắn: Hai người trở lại trung đoàn (1979), Những bông bần li (1981), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Ngày đẹp trời (1986)…thì cảm hứng thế sự, đời tư đã gây được những bất ngờ thú vị. Mặc dù nhiều truyện ngắn cũng như tập truyện ngắn chưa hoàn toàn tách rời khoảng cách sử thi nhưng có thể nhận thấy cảm hứng tự hào, ca ngợi, chiêm ngưỡng đã chuyển dần sang những cảm hứng lắng đọng suy tư. Các tác phẩm tuy bớt đi chất hào hứng, tráng lệ nhưng lại mang vẻ đẹp của sự trầm tĩnh và trải nghiệm. Cảm hứng đạo đức thế sự đã đem lại cho truyện ngắn nhiều chất tiểu thuyết hơn. Bởi yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng, ngược lại yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà[78/223].

Nếu cảm hứng sử thi, lý giải mọi vấn đề của đời sống trên hệ quy chiếu là lịch sử xã hội, là lợi ích của giai cấp, của cộng đồng thì cảm hứng thế sự lại hướng về con người cá nhân, cá thể trong tất cả những mối quan hệ phong phú, phức tạp tồn tại hàng ngày. Khi cảm hứng thế sự trở thành mạch cảm hứng chủ đạo thì đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trở thành đối tượng để nghiên cứu chính của nhà văn. Cũng từ sự chuyển đổi cảm hứng này thấy rõ hơn sự thay đổi các khu vực đề tài ở nhiều tác giả. Do yêu cầu của cách mạng, văn xuôi trước 1975 ít giành chỗ cho những đề tài mang tính thế sự đời tư. Nhưng sau 1975, văn xuôi cũng vận động để phản ánh kịp thời những vấn đề nóng bỏng của đời sống, đáp ứng tâm lý và nhu cầu của công chúng thời bình, để bổ sung cân bằng trạng thái tâm lý bất thường của văn học thời chiến

mỡ để các cây bút thả sức khai phá. ở đó, cuộc sống được cảm thụ một cách sống động trong tính phức tạp vô tận, tính mâu thuẫn nội tại và sự biến động liên tục. Con người được phát hiện ở nhiều chiều, nhiều mối quan hệ biện chứng chằng chịt giữa tính cách và hoàn cảnh mà nó tồn tại.

2.2. Cảm hứng đạo đức thế sự giữ vị trí quan trọng

Có thể nhận thấy hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Dương Thu Hương, Ma Văn Kháng đầu những năm 80 là những truyện ngắn in đậm cảm hứng thế sự đời tư. Trong đó cảm hứng đạo đức thế sự là cảm hứng chủ đạo, dù vậy ở mỗi người cảm hứng này vẫn mang những sắc thái khác nhau. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân cho rằng, với các nhà văn ngũ tuần thì đáng chú ý là bình diện triết lý đạo đức còn với các nhà văn

tứ tuần là bình diện đạo đức sinh hoạt.

Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 dễ nhận thấy hướng khai thác các hiện tượng đời sống trong chiều sâu triết học, trong nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với mình. Bến quêDâú vết nghề nghiệp là những chiêm nghiệm có tính chất tổng kết đời người. Một con người từng đi tới không sót một só xỉnh nào trên trái đất như Nhĩ cho đến tận khi sắp gần đất xa trời mới nhận ra rằng: Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình[11/326].Và nhiều khi những cái gần gũi ngay cạnh ta mà ta chưa khám phá hết mọi vẻ đẹp của nó. Còn người thủ môn nổi danh một thời phải đến tận tuổi 80 mới nhận thấy: con người ta thường xuyên không hoàn hảo, ngay ở thời kỳ tài năng nở rộ nhất vẫn có phút vụng dại, yếu ớt ngu ngốc[11/320]. Chiếc thuyền ngoài xaMột lần đối chứng lại là những suy nghĩ da diết về chân lý của đời sống cũng như nghệ thuật. Trong cuộc sống mỗi con người đều có những vẻ đẹp riêng nhưng không dễ nhận thấy nếu không đặt trong mối quan hệ nhiều chiều. Người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người chỉ ở bề ngoài mà phải thâm nhập vào những mạch

ngầm của nó để thấy hết những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong. Thông qua mối quan hệ giữa con người với con vật nhà văn lại nhận thấy, do nhu cầu tồn tại

tưởng chừng có thể quên đi những quy luật tồn tại của sinh vật hỗn mang đã sa vào cả quy luật giữa người với người[11/367].

Nguyễn Minh Châu thường triết luận thông qua những hình tượng nghệ thuật của mình, cho nên dễ nhận thấy trong truyện ngắn của ông những con người giàu suy tư, thích triết lý. Không phải chỉ những nhân vật có đời sống bên trong sâu sắc như người nghệ sỹ trong Bức tranh hay như nữ y sĩ Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành mới hay suy nghĩ khái quát. Đến ngay như bà cụ già nhà quê trong Mẹ con chị Hằng cũng cất giọng triết lý Rứa đó… đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con cái. Mặt khác với khuôn khổ của truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu phải dùng đến những biểu tượng có tính ẩn dụ, tượng trưng, có sức khái quát cao. Những hình tượng nghệ thuật vừa là hình ảnh chân thực của đời sống vừa là ẩn dụ của cuộc sống. Đó là cơn giông trong truyện ngắn cùng tên, là những bức ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa, là cơn mộng du trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành … lối viết này có độ hàm súc cao hơn tạo được dư ba trong lòng người đọc. Ý nghĩa triết lý của hình tượng có khi rộng hơn trong triết lý tự giác của tác giả.

Viết bằng mạch cảm hứng thế sự đời tư, ngòi bút của Nguyễn minh Châu đã len lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống đời thường. Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K, Đứa ăn cắp hay Chiếc thuyền ngoài xa chỉ là những hiện tượng bình thường, hàng ngày của cuộc sống. Khả năng

nhìn đâu cũng ra truyện ngắn đã giúp ông phát hiện ra những vấn đề ẩn sâu trong những cái bình thường kia. Đó là sự sống hồn nhiên, có mặt khắp nơi quanh ta, là cái hàng ngày ta vẫn nhìn, vẫn sống mà nhiều khi lại không để ý. Qua những câu chuyện đời thường ấy bộc lộ những chiêm nghiệm, trải

nghiệm về lối sống, về mối quan hệ giữa con người với con người của một người cầm bút đầy ý thức trách nhiệm với cuộc đời .

Với cây bút nữ Dương Thu Hương, cảm hứng đạo đức sinh hoạt đã đem lại cho truyện ngắn của chị những sắc diện mới. Những giá trị tinh thần, đạo đức thường được chị thể hiện thông qua tình yêu hạnh phúc gia đình. ở

Những bông bần li nhà văn dường như đã chạm đến cái miền nhạy cảm trong đời sống tâm hồn của người phụ nữ. Đó là ước ao về một tình yêu nồng nàn, một hạnh phúc đắm say trong cuộc sống gia đình. Ngân đã thật thất vọng và đau đớn biết bao khi nhận ra việc phải sống với một người chồng vị kỷ mà trái tim nhỏ bé của anh ta chỉ đủ sức đập cho riêng anh ta. Khang (chồng Ngân) quả là một mẫu người hờ hững vô tâm với cuộc sống bên ngoài, chỉ chúi đầu vào những ham thích riêng và bị nó chi phối toàn bộ tâm tư. Mọi biến cố của thời cuộc, thậm chí cả mất mát của gia đình hầu như không có tiếng vang trong Khang. Nỗi đau khổ của Ngân sẽ còn đi đến đâu nếu không có những kỷ niệm đẹp đẽ về tình yêu ban đầu của chị, về tình đồng đội, về những chiến công và những mất mát trong chiến đấu đã thức tỉnh chị. Chính tình yêu khoẻ mạnh trong sáng và cái chết anh hùng của người yêu thủa ban đầu đã dìu Ngân vượt lên phía trước, đẩy cuộc sống tầm thường lại phía sau. Và những ý tưởng phải sống tốt đẹp hơn, có ích hơn ngày càng hình thành rõ nét hơn trong tâm trí Ngân bởi sự nâng đỡ của tình yêu đã cách xa. Suy cho cùng giữa những ranh giới của cuộc đời thì hạnh phúc của con người cũng thật khôn cùng.

ở những truyện ngắn khác, nhà văn lại đề cập đến phương diện đạo đức, nhân cách của con người trong môi trường mới. Người thì dễ dàng dám đánh đổi tình yêu, lợi dụng những thời cơ may mắn để tiến bước trên con đường danh vọng như Quý (Ngôi nhà trên cát), người thì toan tính chọn cho mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất Toàn (Tháng ba chua chát), người thì ghen tỵ, nhỏ mọn (nhân vật tôi - Một bờ cây đỏ thắm)… Thực ra, họ chỉ là

những dị bản khác nhau của chủ nghĩa cá nhân thực dụng trong cuộc sống hiện đại. Đó là những mẫu người chỉ biết yêu mình, sống cho riêng mình và thản nhiên hưởng thụ những sự chăm sóc của người khác, mà chưa bao giờ dám hy sinh cho ai. Ngòi bút của Dương Thu Hương tỏ ra sắc sảo và rạch ròi khi đi vào khía cạnh đạo đức nhân sinh này. Đằng sau cái cảm giác thất vọng trước tình trạng đạo đức và nhân cách con người trong xã hội tiêu dùng thì sự phê phán của chị dường như để đưa tới những yêu cầu cao hơn về nhân cách, về phẩm giá của mỗi con người trong công việc, trong cuộc sống sinh hoạt và trong mọi quan hệ đời thường.

Cùng mạch cảm hứng với Những bông bần liSống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, Ngày đẹp trời của Ma Văn Kháng. Vũ Tú Nam từ các trang văn xuôi nông thôn mang đậm màu sắc phong tục sinh hoạt những năm 60 đã bắt vào mạch cảm hứng thế sự đời tư, mang những suy nghĩ, đánh giá lại cách ứng xử đã qua trong cuộc sống nhất là trong những mối quan hệ tình yêu gia đình. Còn Ngày đẹp trời của Ma Văn Kháng là tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay, một hiện thực đang sinh thành với bao biến đổi bất ngờ và tất cả sự phong phú, phức tạp vốn có của nó. Đó là tiếng nói khẩn thiết có tính thời đại trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân gia đình và xã hội của mỗi người đối với cuộc sống. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn đã sớm nhận thức được rằng khi hoàn cảnh thay đổi thì gia đình - đơn vị cơ bản của xã hội - cũng thay đổi theo. Viết về sự biến đổi của gia đình suy cho cùng cũng chính là viết về sự vận động của số phận riêng trong cuộc sống hôm nay. Gia đình phải được xây dựng trên nền tảng của những truyền thống tốt đẹp vừa phải đổi mới theo xu hướng tiến bộ của thời đại mà mục tiêu cuối cùng vẫn là hạnh phúc của mỗi con người. ở đó nhà văn quan tâm đến từng con người cá nhân theo tinh thần dân chủ: con người cần phải được thể tất, cần phải được đỡ nâng, dắt dìu.

Có thể nói cảm hứng đạo đức là nét chung trong nhiều truyện ngắn sau 1975. Nhưng đó không phải là phải là sự minh hoạ cho những nguyên tắc đạo đức có sẵn mà là những giá trị đạo đức gắn với thực tại mà cả nhân vật và tác giả đang kiến tạo nên. Cảm hứng đạo đức thường đi liền với cảm hứng nghiên cứu thực tại, nghiên cứu con người. ở đó có sự phơi bày những trạng thái ý

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985 (Trang 70)