Sự đa dạng về điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985 (Trang 111 - 125)

. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh của đề tài thế sự, đời tư

1. 5 Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật xây dựng nhân

3.1. Sự đa dạng về điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp trong cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của các tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý văn hoá[78].

Khảo sát truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 cho thấy, điểm nhìn trần thuật được tổ chức chủ yếu từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Trần thuật ở ngôi thứ nhất, là hình thức mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Đây cũng là hình thức nghệ thuật được truyện ngắn nói riêng và văn xuôi nói chung sử dụng chủ yếu ở hai dạng cụ thể: Trần thuật từ ngôi thứ nhất với vai trò người dẫn truyện hoặc trao cho nhân vật chức năng trần thuật từ ngôi thứ nhất (về hình thức nhân vật có thể xưng tôi nhưng không phải là tác giả).

Trần thuật ở ngôi thứ nhất trong vai trò người dẫn truyện thực chất chủ thể trần thuật được nhân vật hoá để thực hiện vai trò dẫn truyện. Trước năm 1975, tuy chủ thể trần thuật cũng được nhân vật hoá nhưng thực chất vẫn là cái tôi hướng ngoại đại diện cho cộng đồng. Còn sau 1975, đó là cái tôi hướng nội, là sự trần thuật theo quan điểm cá nhân. Đó là nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật tôi (Mặt trời bé con của tôi- Thùy Linh), nhân vật tôi (Hạnh Nhơn - Nguyễn Thành Long)...Với kiểu trần thuật này, người kể truyện thường xưng tôi đóng vai trò trung tâm, giữ quyền kể truyện từ đầu đến cuối chuyện. ở một số truyện hầu như tôi là nhân vật duy nhất, còn những nhân vật khác chỉ được miêu tả từ điểm nhìn của người kể truyện (Hạnh Nhơn). Qua hình thức kể truyện này, người kể truyện - tác giả - đã thể hiện tư tưởng tình cảm của mình một cách tự nhiên. ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa trong khi kể lại cảnh người chồng đánh vợ một cách tàn bạo, người kể truyện đã bộc lộ ngay thái độ của mình: Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút

đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi, chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới[11/336]. Còn ở truyện Hạnh Nhơn, trong tình huống nhận lầm cha của cô bé Hạnh Nhơn người kể chuỵện đã rất dễ dàng bộc lộ những băn khoăn suy nghĩ của mình: Cuộc đời của em như thế nào mà em phó thác giọt máu đó của em cho anh? Tôi rất bối rối trong tình huống khó xử đó…Vậy thì tôi giải quyết như thế nào ý muốn của người đã khuất[8/309]. Như vậy, qua hình thức trần thuật này, thường là những nhân vật hướng nội, có đời sống nội tâm phong phú, có quá trình diễn biến tâm lí phức tạp. Người trần thuật cũng là người tham gia vào câu chuyện và nhiều khi in đậm dấu ấn của chính tác giả với những trạng thái tâm hồn, cảm xúc hoặc cuộc đời, số phận riêng không phẳng lặng.

ở dạng thứ hai trong cách trần thuật từ ngôi thứ nhất thường là các nhân vật được tác giả trao cho chức năng trần thuật. Đó là Quỳ (Người đà bà trên chuyến tàu tốc hành), là Miên (Có một đêm như thế) là Ngân (Những bông bần li)…Trao cho nhân vật nhiệm vụ trần thuật hoặc người kể truyện đứng đằng sau nhân vật, nhà văn không tham gia vào quá trình diễn biến câu chuyện mà để cho các nhân vật tự kể lại cuộc đời, số phận của mình. Cách trần thuật này giúp cho nhà văn có thể soi vào phần khuất lấp trong ý nghĩ của nhân vật vì người trần thuật vừa là nhân chứng vừa là nhân vật chính của câu chuyện.

Với cách trần thuật từ ngôi thứ ba, chủ thể trần thuật là người biết hết mọi người, mọi việc và giữ vai trò duy nhất trong miêu tả, kể chuyện, dẫn chuyện. Trong truyện ngắn giai đoạn trước 1975, điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba thường tạo ra khoảng cách giữa người kể chuyện và đối tượng kể. Thời kỳ sau 1975, các nhà văn thường trần thuật từ ngôi thứ ba nhưng có sự hoà nhập song trùng chủ thể khiến cho khoảng cách giữa nhà văn và nhân vật được thu hẹp dần. Từ điểm nhìn bên ngoài để khẳng định cho một tư tưởng có sẵn, điểm nhìn trần thuật dịch chuyển vào bên trong ở lối trần thuật này, tác

những lời độc thoại, những hồi tưởng, nhận thức, suy tư, chiêm nghiệm. Những truyện ngắn về đề tài thế sự của Nguyễn Minh Châu thường được trần thuật từ điểm nhìn này (Đứa ăn cắp, Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K…) Trần thuật theo cách này, lúc đầu nhà văn trọn một điểm nhìn tương đối khách quan bên ngoài sau đó di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật. ở đó cái nhìn như xuyên qua nội tâm nhân vật trong một tính chất hoà nhập đậm nét đến mức tạo cho người đọc có cảm giác tác giả đã hoá thân vào nhân vật của mình, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật thâm nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của nhân vật. Truyện Sống mãi trong cây xanh của ông tiêu biểu cho cách trần thuật này. Lúc đầu, khi miêu tả công việc của bác Thông tác giả tỏ ra khách quan như người đứng ngoài chứng kiến vừa miêu tả, vừa kể lại. Nhưng khi kể đến việc chặt cây sấu, người kể chuyện như nhập hẳn vào nội tâm nhân vật, sống trong những tâm trạng đau đớn xót xa như sắp phải đứng để cho người ta cưa tay cưa chân mình. Sự hoà nhập, thậm chí hoá thân đó đã giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, những diễn biến tâm lí tinh vi của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới đa dạng, đa chiều .

Truyện ngắn giai đoạn chiến tranh thường có một giọng, một điểm nhìn trần thuật. Nhưng trong các truyện ngắn sau 1975, xu hướng chung là có sự phối hợp các điểm nhìn trần thuật. Có điểm nhìn người dẫn truyện, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn bên trong, bên ngoài, điểm nhìn không gian thời gian, điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảm xúc ...Tác giả để cho các điểm nhìn này đan cài vào nhau vì thế nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ, được khắc hoạ toàn vẹn hơn về chân dung, tính cách, số phận để từ đó khái quát lên những vấn đề có tính triết lí. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho việc phối hợp các điểm nhìn. Số phận đầy bi kịch của người đàn bà làng chài được Nguyễn Minh Châu soi chiếu từ nhiều điểm nhìn khác nhau của các nhân vật. Mỗi nhân vật một cách nhìn. Với cái nhìn của trẻ con vô tư, yêu ghét rạch ròi thì thái độ của thằng Phác là

giận giữ nhảy xổ vào người bố để chống trả lại những trận đòn bảo vệ mẹ nó. Còn chị nó đã đủ lớn khôn hơn để ngăn giữ nó lại. Vị chánh án thì một mực đưa ra giải pháp li hôn và cho đó là cách giải quyết duy nhất để giải thoát cho người đàn bà kia khỏi sự vũ phu của người chồng. Nhà nhiếp ảnh thì vô cùng phẫn nộ trước cảnh tượng hết sức vô lí. Nhưng người đàn bà, nạn nhân của tấn bi kịch, lại khiến người khác giật mình: lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải người là làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc[11/343]. Một người đàn bà với lũ trẻ đâu có sống dễ dàng gì giữa mênh mông sông nước nếu thiếu đi bàn tay chèo chống của người đàn ông. Người đàn bà ấy không sống cho mình mà sống vì những đứa con kia. Với sự đa dạng về điểm nhìn như thế, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là sự phát hiện ra những vấn đề nhức nhối của đời sống con người, buộc người đọc phải trăn trở trong những câu hỏi không dễ tìm lời giải đáp .

Như vậy sự đa dạng và sự chuyển dịch liên tục các điểm nhìn trần thuật đã tạo ra cho các tác giả nhiều cách thức khác nhau khi tiếp cận hiện thực và thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình. Đồng thời sự phong phú về điểm nhìn cũng là điều kiện quan trọng để hình thành giọng điệu .

3.2. Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật

Từ giọng điệu chủ âm là ngợi ca trong văn xuôi giai đoạn chiến tranh, văn xuôi sau năm 1975 có sự đa dạng, phong phú hơn trong giọng điệu trần thuật. Mỗi nhà văn bộc lộ cá tính sáng tạo của mình ở một giọng điệu riêng khó trộn lẫn. Họ đã chú ý hơn trong việc miêu tả tâm lí con người, vì thế nhân vật thường bộc lộ những nét tính cách, phẩm chất qua sự chiêm ngưỡng, suy nghĩ đấu tranh trong chính bản thân mình. Điều này được thể hiện qua nhiều truỵên ngắn của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Vũ Tú Nam, Xuân Thiều, Dương Thu Hương…

tác phẩm tính chất đa dạng cũng ngày càng bộc lộ rõ. Nguyễn Minh Châu là trường hợp tiêu biểu về sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật. Có thể coi

Bức tranh là truyện ngắn thể hiện những thay đổi sớm nhất và rõ nhất về giọng điệu trong các sáng tác sau chiến tranh của ông. ở truyện ngắn này, giọng điệu tác giả và giọng điệu của nhân vật nhiều lúc khó mà phân biệt. Sự hoà quyện giọng điệu ấy vang lên trong cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật qua đó ghi lại những diễn biến tâm trạng một cách chân thực. Cuộc đối thoại khi thì mang giọng điệu mỉa mai giễu cợt thói đạo đức giả của chính nhân vật:

A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả…Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi[11/127]; khi thì mang giọng tư biện: Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần…Anh chỉ là một cá nhân, với cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu khó để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn[11/127]; khi lại đanh thép kết tội mình là đồ dối trá. Những giọng này vừa đan xen, vừa luân chuyển theo những biến đổi tâm trạng của nhân vật. Nhưng nổi bật và xuyên suốt trong tác phẩm vẫn là một giọng điệu thâm trầm của một tâm hồn đang diễn ra những biến cố dữ dội.

Tính chất đa giọng điệu ấy tiếp tục được sử dụng triệt để hơn trong

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. ở thiên truyện này luôn vang lên nhiều tiếng nói khác nhau, nhiều cuộc đối thoại đan cài, xen kẽ vào nhau. Tiêu biểu là những đối thoại nội tâm của Quỳ trong những giằng xé trăn trở trong cơn mộng du để tìm đến trong chân lí của cuộc sống. Đó còn là cuộc đối thoại giữa nhân vật người dẫn chuyện với Quỳ, giữa Quỳ và anh ấy, rồi giữa Quỳ với vong linh những người lính đã từng yêu thương cô. Chính tính chất đa giọng điệu đã tạo ra sức gợi mở và tính tranh luận để kiếm tìm chân lí. Đó cũng chính là một trong những biểu hiện của xu hướng dân chủ hoá trong văn xuôi của Nguyễn Minh Châu đầu những năm 80.

Khi đi vào cuộc sống của những con người đời thường, tuỳ theo từng kiểu người mà giọng điệu của nhà văn biến đổi linh hoạt cho phù hợp. ở Sắm

vai, miêu tả sự lố bịch kệch cỡm trong hành động của nhà văn T, Nguyễn Minh Châu chủ yếu sử dụng giọng điệu hài hước. ở Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp là giọng nghiêm nghị, xót xa khi nói đến những sự vô tâm của con người trong cuộc sống. Còn ở Bức tranhDấu vết nghề nghiệp lại là giọng điệu trầm tĩnh, day dứt đầy triết lí. Với nhân vật Khúng trong Khách ở quê ra, nhà văn sử dụng giọng điệu suồng sã, đời thường .

Sự thay đổi từ một giọng sang đa giọng trong truyện ngắn sau 75 có căn nguyên từ những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Cuộc sống trong chiến tranh ồn ào náo động nhưng có cái đơn giản của nó còn cuộc sống trong hoà bình lại chất chứa nhiều sóng ngầm gió xoáy (Nguyễn Khải) bên trong. Đứng trước những vấn đề xã hội nhân sinh mới mẻ đòi hỏi nhà văn phải có những cách tiếp cận mới, những cách giải quyết mới khác với thời chiến. Trở về với đời thường để dẫn người đọc thâm nhập vào cái bên trong đầy bí ẩn, chứa đựng cái bản ngã của mỗi người trong những mặt đối lập, phức hợp trong tính cách của nó, các tác giả hầu hết đã thay đổi giọng điệu trần thuật và có bước tiến mới trong tổ chức giọng điệu trần thuật.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Nằm trong sự chuyển đổi nhiều mặt của xã hội sau khi chiến tranh kết thúc, nền văn học Việt Nam cũng có sự vận động, biến đổi để đáp ứng nhu cầu chung của con người thời đại. Truyện ngắn là thể loại đáp ứng nhanh và linh hoạt hơn các thể loại khác trong giai đoạn chuyển tiếp của nền văn học từ thời chiến sang thời bình. Sự vận động và phát triển của truyện ngắn Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 là một hiện tượng mang tính tất yếu. Một mặt, do những thay đổi trong đời sống xã hội với phức tạp trong cuộc sống đời thường và sự đa dạng trong tính cách con người là những nguyên nhân trực tiếp thôi thúc quá trình đổi mới của thể loại. Truyện ngắn đã bứt phá những quy phạm thể loại, những hạn hẹp trong phạm vi phản ánh hiện thực để đáp ứng kịp thời và toàn vẹn những vấn đề của thực tại sau chiến tranh. Mặt khác, từ sau năm 1975 (nhất là từ giữa những năm 80 trở đi) với chủ trương dân chủ hóa văn học và sự mở rộng giao lưu với văn học các nước trong khu vực và trên thế giới đã dẫn đến những biến đổi quan trọng, sâu sắc nền văn học Việt Nam, trong đó có truyện ngắn.

Sự cách tân thể loại này bắt đầu từ quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người đến phương thức thể hiện, từ chức năng của văn học đến tư cách người nghệ sĩ, từ phương diện tư tưởng đến phương diện thi pháp. Tuy nhiên, những sự thay đổi đó mới chỉ là những dấu hiệu tiềm ẩn, chưa định hình rõ ràng, với những thể nghiệm, những bước dò tìm để chuẩn bị cho quá trình đổi mới sẽ diễn ra mạnh mẽ ở giai đoạn sau.

Trong hướng đi mới này, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn… như là khúc dạo đầu cho truyện ngắn nói riêng và cũng là cho cả một giai đoạn văn học mới. Tiếp sau họ xuất hiện một lớp nhà văn trẻ như Lê Minh Khuê, Phạm Thị Minh Thư, Hồ Anh Thái… Họ sẽ là lực lượng chính đưa văn xuôi Việt Nam đổi mới sau 1986 chính thức lên đường.

Tất cả những dấu hiệu đổi mới trong các truyện ngắn mà luận văn khảo sát có thể xem như là những mũi khoan thử nghiệm của một hướng tìm tòi, đổi mới ban đầu của thể loại nằm trong quy luật vận động, phát triển không ngừng của nền văn học Việt Nam hiện đại trong sự giao lưu và tiếp xúc với văn học thế giới. Các sáng tác ấy chưa hẳn đã đạt đến chiều sâu của nhận thức cũng như sự kết tinh về nghệ thuật nhưng bước đầu có tác động khá mạnh mẽ đến tư duy sáng tạo của các nhà văn cũng như tâm lí tiếp nhận của bạn đọc.

2. Một trong những phương diện có nhiều dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng ở giai đoạn sau chiến tranh là phương diện đề tài. Đề tài chiến tranh tiếp tục là mảnh đất giàu tiềm năng cho các cây bút khai vỡ. Tuy nhiên khi đi vào đề tài này thấy sự trăn trở, tìm tòi những cách tiếp cận mới. Phần lớn các sáng tác về đề tài này chỉ lấy bối cảnh chiến

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985 (Trang 111 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)