Tục ngữ Tày và ngôn ngữ Tày

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc tày (Trang 26)

7. Bố cục luận văn

1.3.2 Tục ngữ Tày và ngôn ngữ Tày

1.3.2.1. Khái quát về ngôn ngữ Tày

Khoa học lịch sử ngôn ngữ cũng nhƣ các nhà ngôn ngữ học lịch sử trong nƣớc đã nhìn nhận "tiếng Tày là thứ tài sản đặc biệt của gần 90 triệu người

thuộc ngữ hệ Tày - Thái" [30; 197]. Tìm hiểu về quá trình xây dựng tiếng Tày

cho thấy, tiếng Tày đã có một lịch sử lâu đời, đồng bào đã gìn giữ và phát triển thứ tiếng đó, làm cho nó trở nên giàu đẹp có khả năng biểu đạt tinh tế và miêu tả dồi dào. Nhìn chung cách miêu tả của tiếng Tày rất phong phú, nhiều màu vẻ. Bởi thế ngƣời Tày đã dùng ngôn ngữ Tày sáng tạo nên nhiều áng thơ văn đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 truyền lại đến ngày nay. Theo nhà nghiên cứu Vƣơng Toàn, tiếng Tày có thể đƣợc chia thành bốn vùng, bao gồm: Vùng giữa (Cao Bằng, Bắc Lạng Sơn, Bắc Kạn), đây là vùng tiếng nói có mức độ phổ biến hơn cả, vùng Đông Bắc tiếng nói có mức độ phổ biến khá cao, vùng Nam mức độ phổ biến của tiếng nói cao thấp không đều còn vùng Tây Bắc có mức độ phổ biến thấp. Sức sống của tiếng Tày (và cả Nùng) là do những phẩm chất ngôn ngữ học của chúng mang lại. Sự khác biệt giữa các phƣơng ngữ là điều tất nhiên, song sự khác biệt của tiếng Tày chủ yếu là về mặt ngữ âm. Mặc dù vậy tiếng Tày ở các vùng đều có sự gần gũi là căn bản.

Về mặt ngữ âm, hệ thống nguyên âm tiếng Tày gồm 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, âm đầu chỉ do phụ âm đảm nhiệm, có tất cả 20 âm đầu. Sáu thanh điệu tiếng Tày bao trùm lên cả phần vần, đó là: thanh bằng (không có dấu); thanh sắc; thanh huyền; thanh hỏi; thanh nặng; thanh lửng. Từ thanh 1 đến thanh 5 nói chung đều có độ cao và tính chất gần nhƣ những thanh có tên gọi tƣơng ứng với tiếng Việt. Riêng có thanh lửng tƣơng đối đặc biệt (thanh này là thanh thấp hơn thanh huyền, có chiều thoai thoải đi xuống) [62; 24], thanh lửng tồn tại ở nhiều địa phƣơng tiếng Tày - Nùng, có những vùng không có thanh lửng, những âm tiết mang thanh lửng thƣờng đƣợc thay thế bằng những âm tiết mang thanh hỏi, và gây nên hiện tƣợng đồng âm (ví dụ: po (bố, đực); pỏ (một nắm lúa), ở những vùng không có thanh lửng thì đều phát âm là "pỏ".[dẫn theo 62; 25]

Xét về mặt nguồn gốc, kho từ vựng tiếng Tày gồm hai bộ phận, đó là bộ phận từ vựng có nguồn gốc từ tiếng Tày – Nùng, đây là bộ phận từ vựng chiếm vị trí chủ đạo, đƣợc dùng nhiều trong lĩnh vực đời sống hàng ngày của đông đảo nhân dân ví dụ: những từ chỉ tự nhiên nhƣ tha vằn (mặt trời), đin (đất), hin (đá),

phân (mƣa)…, hay những từ chỉ thời gian, không gian nhƣ pi (năm), khuôp nưa

(cả năm, đầy năm), bươn (tháng), vằn (ngày), nưa (trên), tển (ngắn), quây

(xa)…đến các từ chỉ động vật: (bò), vài (trâu), mu (lợn), ma (chó), nộc

(chim), lình (khỉ)…Bộ phận thứ hai là lớp từ vựng vay mƣợn. Tiếng Hán là một trong những ngôn ngữ có quan hệ lâu đời nhất với tiếng Tày – Nùng, cùng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 địa vực cƣ trú liền kề, do những nhu cầu lịch sử xã hội, do suốt mấy trăm năm nhà nƣớc phong kiến chủ trƣơng học chữ Hán để phát triển dân trí cho nên tiếng Tày đã thu hút một số lƣợng tiếng Hán, và từ Hán – Việt. Lớp từ này thƣờng để diễn đạt những khái niệm trừu tƣợng chẳng hạn nhƣ: chiềng mừa (kính thƣa),

sleng (sinh đẻ), xạ hội chủ ngịa (xã hội chủ nghĩa), hay các thuật ngữ : khoa học,

văn hóa, đất nƣớc, đảng ủy…đều vay mƣợn từ lớp từ Hán Việt của ngôn ngữ Việt. Điều đó cũng dễ hiểu bởi hai tộc ngƣời Tày và Kinh có hàng ngàn năm giao lƣu văn hóa, và sự hòa hợp nhân chủng, khiến tiếng Việt có ảnh hƣởng ngày càng sâu sắc đến tiếng Tày. Tuy nhiên sống trong môi trƣờng về điều kiện về vị trí địa lí khá đặc biệt nên ngôn ngữ tiếng Tày mang những sắc thái riêng, sự giàu có riêng không thể hòa lẫn với ngôn ngữ của các dân tộc khác.

Về chữ viết, các nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Tày – Nùng cho thấy, giai đoạn cổ đại ngƣời Tày chƣa có chữ viết. Đến giai đoạn cận đại có sự xuất hiện của chữ Nôm Tày. Chữ Nôm Tày đã góp phần bảo lƣu và gìn giữ một kho tàng tri thức rất quan trọng của ngƣời Tày. Đến thời hiện đại, khi chữ Nôm Tày vẫn còn phát triển thì có thêm sự xuất hiện kiểu chữ Tày tự dạng Latin. Đó là năm 1960, nhà nƣớc Việt Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết cho dân tộc Tày trên cơ sở của chữ Quốc ngữ bằng các con chữ của chữ cái Latin. Từ đó đến nay, kiểu chữ này đƣợc sử dụng rộng rãi trong các văn bản phát thanh, tài liệu tuyên truyền, văn học nghệ thuật….

1.3.2.2. Khái niệm về tục ngữ Tày

Ngƣời Tày gọi tục ngữ là "cằm phuối vị", tiếng Tày "cằm" đƣợc dùng với nghĩa để chỉ lời của ai đó, chẳng hạn: cằm slon (lời dạy), cằm toẹn (câu chuyện), cằm xam (câu hỏi)), "phuối" là động từ chỉ hành động nói của con ngƣời, còn "vị" để chỉ sự so sánh ví von. Nhƣ vậy, ngƣời Tày gọi tục ngữ là "lời nói ví von". Từ đó có thể thấy rằng kho tàng tục ngữ dân tộc Tày là kho ngôn ngữ Tày vô cùng quý giá do nhân dân lao động sáng tạo và tích luỹ từ hàng nghìn năm nay, trong đó mang những đặc điểm cơ bản nhất của lối nói dân gian Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Luận văn xác định tục ngữ dân tộc Tày là toàn bộ những lời nói, câu nói do ngƣời Tày sáng tạo nên và truyền lại cho đến ngày nay nhằm đúc kết những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống muôn màu vẻ của cộng đồng ngƣời Tày, trên cả hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Tục ngữ Tày "không chỉ biểu hiện trí tuệ của

người Tày mà còn thể hiện cả những khía cạnh tình cảm sâu đậm và thống thiết,

có khi chua chát trong ý tưởng răn dạy người đời, bởi những hình ảnh không lạ

mà trở nên rất lạ, đầy ấn tượng" [30; 221]

1.4. Một số quy ƣớc khi sử dụng nguồn ngữ liệu tục ngữ Tày trong luận văn

Để đảm bảo tính chính xác của văn bản, và thuận tiện cho sự theo dõi của ngƣời đọc, luận văn chủ trƣơng dẫn nguyên văn câu tục ngữ Tày có kèm theo phần dịch sát nghĩa. Phần dịch sát nghĩa này đã đƣợc đối chiếu với lời ăn tiếng nói hàng ngày của ngƣời Tày. Đây cũng là kết quả điền dã của tác giả trong quá trình nghiên cứu và triển khai luận văn. Nhìn chung các bản dịch cố gắng đảm bảo hai yêu cầu sau đây.

Thứ nhất là, các bản dịch cố gắng bám sát ý trong nguyên tác, đảm bảo

đƣợc tính chính xác và lột tả đƣợc nét đặc sắc trong trong ngôn ngữ và tƣ duy của ngƣời dân Tày.

Thứ hai là, các bản dịch tƣơng đối có vần, có nhịp nên rất dễ nhớ, dễ

thuộc, có thể sử dụng cả những điểm tƣơng đồng trong tục ngữ ngƣời Việt. Từ nét đặc sắc riêng của nguyên tác, qua giai đoạn phiên âm bằng chữ Quốc ngữ có thể chuyển sang những điểm tƣơng đồng trong ngôn ngữ và cách tƣ duy của ngôn ngữ thứ hai cho phù hợp, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.

Tiểu kết

Tục ngữ Tày là công cụ tƣ duy và diễn đạt rất sắc bén, đƣợc hình thành từ cuộc sống và lời ăn tiếng nói hàng ngày, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, lƣu giữ kho tàng tri thức và kho tàng ngôn ngữ hàm súc, tinh tuý của dân tộc Tày. Cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu tục ngữ Tày dựa trên những phƣơng diện cụ thể nhƣ sau:

Khái niệm tục ngữ đƣợc khái quát và tổng hợp có tính chọn lọc từ những kiến giải khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học dựa trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 sự phân biệt với đơn vị ngôn ngữ là thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Kết quả cho thấy, ngoài những đơn vị tục ngữ và thành ngữ, tục ngữ và ca dao đƣợc phân biệt rõ ràng thì còn một bộ phận nhỏ trung gian có thể dùng nhƣ nhau, chỉ cần chêm xen một vài yếu tố về hình thức. Nhìn chung về mặt hình thức, tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, có kết cấu hai trung tâm và có thể thêm hoặc bớt các yếu tố hƣ từ để nối kết các thành phần trong câu. Về nội dung, tục ngữ thƣờng biểu thị những phán đoán mang tính quy luật, có chức năng nhận định, kết luận hay thông báo về một phƣơng diện của hiện thực khách quan. Tục ngữ thiên về lí trí và gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Khái niệm về tục ngữ Tày đƣợc tìm hiểu trong môi trƣờng tự nhiên và lịch sử, văn hoá của ngƣời Tày. Đây chính là cơ sở để tục ngữ Tày đƣợc hình thành, phát triển và bảo lƣu. Có thể thấy, tục ngữ dân tộc Tày mang những đặc điểm cơ bản nhất của lối nói dân gian Tày, là công cụ tƣ duy, là kho ngôn ngữ vô cùng quý giá do nhân dân lao động sáng tạo và tích luỹ từ hàng nghìn năm nay, nhằm đúc kết những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống trên cả hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC HÌNH THỨC CỦA TỤC NGỮ DÂN TỘC TÀY

2.1. Vần, nhịp, của tục ngữ dân tộc Tày

2.1.1. Vần và đặc điểm của vần trong tục ngữ Tày

2.1.1.1 Khái niệm về vần

Đã có nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra khái niệm khác nhau về vần. Theo Nguyễn Nhã Bản thì nhà nghiên cứu Dƣơng Quảng Hàm có lẽ là ngƣời đầu tiên xác định vần. Ông định nghĩa: "vần (chữ Nho là vận) là những tiếng thanh âm

hoà hiệp đặt vào hai hoặc nhiều câu văn để hưởng ứng nhau" [6;118], định

nghĩa này nêu ra đƣợc đặc tính hoà âm của vần trong câu.

"Từ điển tiếng Việt", định nghĩa "vần" nhƣ sau: "Hiện tượng lặp lại vần hoặc có vần nghe giống nhau giữa những âm tiết có vị trí nhất định trong câu (thường là

những câu thơ), được tạo ra để lời nói có nhịp điệu và tăng sức gợi cảm" [48;

182]. Định nghĩa này đã chỉ ra giá trị gợi cảm của vần và quan hệ gắn bó giữa vần và nhịp trong việc tạo nên giọng điệu, sắc thái biểu cảm.

"Từ điển thuật ngữ văn học" cũng đã xác định khá đầy đủ về đặc trƣng của vần thơ: "Một phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở của sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài

hoà và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ..." [4; 292]

Các quan niệm về vần nêu trên tuy có sự khác nhau, nhƣng đều có một điểm chung thống nhất đó là: Vần là một bộ phận quan trong trong cấu tạo của âm tiết tiếng việt, có tác dụng liên kết hài hoà, tăng sức gợi cảm giữa các âm tiết trong câu và giữa câu với câu.

Trong tục ngữ, vần thực hiện chức năng giữ nhịp cho cho câu, góp phần làm nổi rõ những từ có ý nghĩa quan trọng trong câu. Bên cạnh đó, vần còn thực hiện chức năng nghệ thuật ở việc tạo âm hƣởng mƣợt mà cho câu tục ngữ, góp phần tạo nên tính chất thuận miệng, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ vận dụng một cách tự nhiên trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nhƣ nhận xét của Nguyễn Nhã Bản: "Vần có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27

có tác dụng như những nhịp cầu, chất keo gắn chặt các thành phần trong tục

ngữ thành một khối đông đặc bền chặt trong hoạt động giao tiếp, hành chức" [6;

150]

2.1.1.2. Vần trong tục ngữ Tày

Khảo sát 2.089 câu tục ngữ dùng làm tƣ liệu nghiên cứu cho luận văn, có thể khẳng định hầu hết các câu tục ngữ Tày đều có vần, chủ yếu là hai loại: vần liền vần cách.

* Vần liền

Vần liền là vần nằm trong những câu tục ngữ có các khuôn vần đƣợc láy lại vị trí giữa câu, và giữa chúng không có âm tiết nào.

Ví dụ:

- Pác pỏ chàu, làu bặng nặm

(Mồm kẻ giàu trôi như nước) - Au bố hẩƣ, xẩƣ vần quây

(Lấy không cho, gần thành xa)

- Lếch bấu dủng lẻ xo, mò bấu thủ lẻ héo

(Sắt không dùng thì rỗ, bò không cày thì gầy)

Ngoài những câu tục ngữ láy một vần, trong tục ngữ Tày còn có những câu láy vần chuỗi (vần nhiều lần), tuy nhiên loại câu tục ngữ này chiếm số lƣợng ít.

Ví dụ:

-Vạ lài mèo, Keo thai giác, Hác đảy kin

(Trời vần vũ, Keo (Kinh) chết đói, Hác (Nùng) được ăn)

- Chảng hí hí, slí pat chang, vàn thƣ hap, ngảm pền bat

(Rên "hí hí", bốn bát rưỡi , nhờ gánh gồng, vai lên nhọt)

* Vần cách

Là vần nằm trong những câu tục ngữ mà giữa hai khuôn vần có ít nhất một âm tiết ngăn cách. Tuỳ theo số lƣợng âm tiết trung gian ngăn cách giữa hai khuôn vần mà loại này đƣợc chia thành nhiều tiểu loại khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 Cách 1âm tiết

- Môc quảng chắng pền luồng , mốc luông chắng pền slấy

(Lượng cả mới nên rồng, lòng rộng mới nên thầy).

Cách 2 âm tiết

- Nhẳn tốc tua mạ, bấu nhẳn gạ gằm slƣ

(Thà mất con ngựa, không chịu bảo cái chữ)

Cách 3 âm tiết

- Mẻ nhình slam cháp slẩy ma, vỏ dài slam va slẩy bióoc

(Đàn bà ba gang ruột chó, đàn ông ba sải ruột hoa)

Cách 4 âm tiết..

- Mạy luây noòng bấu tắc cụng đoóc, cần luẩy bản bấu phoóc cụng tăn

(Gỗ trôi không gãy cũng mục, người lang thang (khắp bản) không vụng cũng tồi)

Vị trí gieo vần của các âm tiết trong một câu rất linh hoạt Ví dụ:

- Tải ết bấu lình lỷ, tải nhỉ chí puân mỉnh, tải slam lình bát quả

(Thứ nhất chưa đủ thiêng, thứ nhì vẫn còn hở, thứ ba mới thật thiêng)

Ngoài hai loại vần liền và vần cách vừa nêu trên, trong tục ngữ Tày còn có một số trƣờng hợp gieo vần khá đặc biệt, đó là cách gieo vần hỗn hợp, nghĩa là kết hợp cả vần liền và vần cách trong cùng một câu tục ngữ.

- Cần hâƣ pản rƣờn tẩƣ, pậƣ rƣờn nƣa, nhình lẻ nàn xa phua, chài xa lùa nàn đảy(Người nào ngồi bệt nhà dưới, chực nhà trên, gái khó kiếm chồng, trai khó kiếm vợ)...

Có thể thấy rằng, nếu xếp câu tục ngữ chạy dài trên trục ngang ta sẽ xác định đƣợc vần liền, vần cách, nhƣng nếu xếp các văn bản tục ngữ theo kiểu lục bát ta sẽ thấy xuất hiện cả vần lƣngvần chân.

Ví dụ:

- Vài bấu ái nộc kéo

Nộc kéo co chắp vài Vài ni khảu đông lẹo Nộc kéo tẻo mừa đai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

(Trâu không thích chim sáo Sáo cố tình đậu lưng trâu Trâu chạy vào rừng sâu Sáo đành quay về không)

Dẫn lại ví dụ trên:

- Cần hâư pản rườn tẩư Pậư rườn nưa

Nhình lẻ nàn xa phua Chài xa lùa nàn đảy

(Người nào ngồi bệt nhà dưới

Chực nhà trên Gái khó kiếm chồng Trai khó kiếm vợ)

Vần trong tục ngữ Tày xuất hiện trong các câu có từ hai vế trở lên chiếm số lƣợng lớn hơn so với câu tục ngữ một vế. Phân loại vần trong tục ngữ theo tác giả đi trƣớc, tục ngữ thƣờng gồm hai loại vần chủ yếu nhƣ đã nêu ở trên là vần liềnvần cách. Bên cạnh đó cũng thấy rằng, có một bộ phận tục ngữ Tày

không có vần, tuy nhiên số lƣợng về loại tục ngữ này chiếm số lƣợng nhỏ và chủ yếu nằm trong cấu trúc câu đơn của tục ngữ.

Ví dụ:

- Nặm sẻn áng hăn giài

(Nước nông khắc thấy cát)

- Vài ké tai lủc nòn đông

(Trâu cái già dẫn con ngủ rừng)

- Liệng lủc chắc công vỏ mẻ

(Nuôi con mới biết lòng cha mẹ)

-Bẳng nặm bá bấu đảy têm

(Ống nước đổ không lấy lại được đầy)

Tóm lại, vần là yếu tố quan trọng để liên kết các vế câu thành câu hoàn chỉnh cả về hình thức và ngữ nghĩa của câu tục ngữ. Vần là một hình thức biểu đạt, một

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc tày (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)