Biểu trƣng động vật trong tục ngữ Tày

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc tày (Trang 81)

7. Bố cục luận văn

3.3.Biểu trƣng động vật trong tục ngữ Tày

3.3.1. Biểu trƣng trong tục ngữ

Biểu trƣng (symbol: tiếng Anh) là một khái niệm quen thuộc và đƣợc sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Nó có nguồn gốc từ tiếng Latin (symbolus), có nghĩa là dấu hiệu. Ở Việt Nam, thuật ngữ này đƣợc dịch là biểu trưng hay biểu

tượng.

"Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất

tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng" (51; 378).

Biểu trƣng tồn tại rộng khắp trong các nền văn hóa và đời sống tinh thần của một cộng đồng dân tộc.

Ngôn ngữ với tƣ cách là một hệ thống tín hiệu, nên ngôn ngữ cũng là những biểu trƣng. Ngôn ngữ biểu trƣng là ngôn ngữ dùng để diễn đạt kinh nghiệm nội tại. Theo GS Đỗ Hữu Châu, nguồn gốc của ngôn ngữ chính là sự sử dụng những yếu tố, chi tiết của đời sống hiện thực vào mục đích thẩm mĩ. Khi đi vào tác phẩm, câu nói thì những yếu tố, chi tiết ấy không còn là bản thân nó nhƣ thực tại, mà trở thành một nội dung ý nghĩa mang tính khái quát, vƣợt quá ngoài phạm vi ngữ nghĩa thông thƣờng, ta gọi đó là nghĩa biểu trƣng nghệ thuật.

Có thể nói, tất cả các hình ảnh tồn tại trong hiện thực khách quan hay trong tƣởng tƣợng đều có thể đƣợc dân gian dùng làm nghĩa biểu trƣng, dù trong khách quan hay qua tƣởng tƣợng thì những hình ảnh đi vào tục ngữ để trở thành tín hiệu biểu trƣng, đó là những hình ảnh quen thuộc, phổ biến, nó đã đi sâu vào tâm thức văn hóa của cả một cộng đồng. Cùng với những đặc điểm nhƣ vần, nhịp, cấu trúc sóng đôi, những hình ảnh biểu trƣng đã góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng của tục ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 Thống kê và khảo sát qua 2089 câu tục ngữ dân tộc Tày, chúng tôi thấy hình ảnh động vật gồm 47 loài xuất hiện trong 458 câu, chiếm tỉ lệ 21.9 %. Dƣới đây là bảng thống kê những con vật có tần số xuất hiện khá cao trong tục ngữ Tày.

Stt Tên động vật Số lƣợng câu Tỉ lệ % (so với tục ngữ có hình ảnh động vật) 1 chó 67 14.62 % 2 ngựa 56 12.2 % 3 trâu 51 11.1 % 4 gà 45 9.8 % 5 cá 29 6.3 % 6 lợn 28 6.1 % 7 khỉ 25 5.4 % 8 hổ 20 4.3 % 9 ve 18 3.9 % 10 bò 15 3.2. % Tổng số 354 77.2 %

Ngoài 10 loại động vật đƣợc trình bày trong bảng thống kê, các loại hình ảnh động vật khác có tần số xuất hiện nhƣ sau: chim (12); mèo (10); rồng, vịt, ngỗng, kiến (7); quạ, chuột (5); hƣơu, ốc, (4); ếch, bọ, diều hâu, tằm, sóc, ong, cóc (3); lƣơn, ruồi, chuồn chuồn (2); ba ba, giun, phƣợng hoàng, voi, dê, cua, thiêu thân, khƣớu, nai (1). (tổng số 104 con, chiếm 22.7%)

Trong đời sống thƣờng ngày thì thế giới động vật đã có mối quan hệ rất gần gũi đối với con ngƣời, vì thế chúng đã đi vào ngôn ngữ một cách tự nhiên và phong phú về mặt nội dung biểu hiện. Điều này thể hiện rõ trong tục ngữ Tày. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số hình ảnh động vật trong tục ngữ Tày đều mang nghĩa biểu trƣng. Cơ chế để tạo nghĩa biểu trƣng này là dựa vào mối quan hệ liên tƣởng tƣơng đồng hay tƣơng cận và mang tính quy ƣớc, ƣớc lệ để biểu hiện các hiện tƣợng khái quát, trừu tƣợng. Ở đây, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 về một loài vật rất quen thuộc với đời sống của ngƣời Tày, đó là loài chó và nghĩa biểu trƣng của nó trong tục ngữ dân tộc Tày.

Nếu nhƣ ngƣời Việt dùng các danh từ nhƣ "khuyển", "cẩu", "cầy" để gọi con chó thì trong tiếng Tày chó đƣợc đọc và viết là "ma". Có thể thấy, chó là con vật quen thuộc, rất thân thiết và gần gũi với ngƣời Tày hơn bất cứ dân tộc nào, bởi ngƣời Tày xƣa và nay vẫn thƣờng lấy tên "ima" (thằng chó), hoặc "ma" (chó) để gọi tên và đặt tên khai sinh cho con trai của mình.

Ngƣời Tày còn có rất nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi chó, tục ngữ Tày có câu: - Ma bấu vằng bƣơn hả, mạ bấu bƣởc duổi slƣa

(Chó không giao cấu vào tháng năm, ngựa không hí với hổ)

Thời gian thụ thai, mang thai, đẻ con của loài vật này cũng đƣợc tục ngữ Tày đúc kết:

- Mu ngà, ma thúa

(Lợn vừng, chó lạc)

Ở đây muốn nói đến thời gian để hình thành đến khi đẻ con của lợn bằng thời gian vụ mùa trồng vừng và thời gian mang thai đến khi đẻ con của loài chó bằng thời gian của vụ mùa trồng lạc, vì thế ngoài việc biết đƣợc thời gian mang thai và đẻ con của loài chó, còn là kinh nghiệm đoán biết thời gian trong sản xuất nông nghiệp. Theo kinh nghiệm của ngƣời Tày, tuyến nƣớc dãi của chó con hoặc chó đàn rất độc, nên họ thƣờng căn dặn con cháu rằng phải cẩn thận với loại chó này:

- Ma phấu khổp độc lai, bố thai tỏ vài mầu

(Chó đàn cắn rất độc, không chết cũng trọng thương)

- Ma eng khổp vần khỉa

(Chó con cắn rất độc)

Ngƣời Tày lấy hình ảnh con chó để biểutrưng cho những sự việc thường thấy,

thường gặp trong xã hội, đó là những thói hƣ, tật xấu, những sự đời trớ trêu

đáng cƣời, đáng khinh. Tục ngữ Tày có câu: - Ma bấu quen nẳng tắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 là để ám chỉ những kẻ bất tài, hèn kém nhƣng nhờ cơ hội mà ngoi lên địa vị sang trọng, không xứng đáng với tài năng và phẩm hạnh của mình.

Tƣơng tự, để nói những ngƣời không khiêm tốn, thiếu hiểu biết nhƣng lại thƣờng tỏ ra giỏi hơn ngƣời khác có câu:

- Ma pây cón nạn

(Chó đi trước nai) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hay biểu trƣng cho những kẻ bị dồn vào thế bí, đƣờng cùng nên đành làm liều dù việc làm đó là sai trái:

- Ma chủn rị ma khổp

(Chó chạy đến chỗ cùng (sẽ) quay lại cắn

Đây cũng là kinh nghiệm đối nhân xử thế của con ngƣời trong xã hội, đừng nên dồn ép con ngƣời vào chỗ cùng, không lối thoát.

Để ám chỉ cho những ngƣời lắm lời, phát ngôn không có cơ sở xác đáng, chuyện không phải của mình cũng lớn tiếng tham gia, có câu:

- Ma rƣờn tẩu háu rƣờn nƣa

(Chó nhà dưới sủa nhà trên)

- Ma háu hai bấu lình

(Chó sủa trăng không tin)

Đặc tính của loài chó là càng già càng khôn, vì thế nó đƣợc dùng sóng đôi với thầy Tào già để chỉ chung sự từng trải, có nhiều kinh nghiệm. ("Tào" là cấp bậc thầy cúng cao nhất, chuyên chủ trì các đám ma, đồng thời cũng làm nhiệm vụ cúng bái, cầu yên cầu phúc cho nhân dân)

- Ma ké dẳng chắc ròi quang nạn, Tảo ké dẳng chắc sán tua phi

(Chó già giỏi lối hươu nai, Tào già mới giỏi sai ma mãnh)

Trong xã hội có lắm kẻ không nhận thức đƣợc nhƣợc điểm của mình lại đi chê bai, bới lông tìm vết ngƣời khác. Tục ngữ Tày có những câu để chỉ hiện tƣợng này:

- Ma diềm mu diềm mắt, nhủt nhặt pền căn

(Lợn chê chó có bọ, sồn sột như nhau)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80

(Lợn chớ chê chó bọ, dồn lại xem như nhau)

cũng không hiếm chuyện con ngƣời ta phải chịu tội một cách oan ức mà không thể kêu oan:

- Ma lắc ni ma lì thúc

(Chó ăn vụng chạy đi chó đến liếm chịu tội)

đồng thời cũng là bài học cho con ngƣời cần sống có ý thức và trách nhiệm hơn đối với bản thân và với gia đình.

Những hiện tƣợng mang tính quy luật của tự nhiên cũng đƣợc tục ngữ Tày đúc kết:

- Ma nhan đẳm, cần chạn nòn, cáy ton bẻo

(Chó lở ngứa, người lười nằm, gà thiến béo)

- Lai ma cheng đuc, lai lủc cheng nồm

(Nhiều chó tranh xương, nhiều con tranh bú)

Ngƣời Tày thƣờng mƣợn hình ảnh con chó để nói lên những bài học đạo lí ở đời. Từ đức tính thân thiết, gắn bó của loài chó với con ngƣời, ngƣời Tày khuyên bảo, dạy dỗ đạo đức làm ngƣời cho con cháu mình:

- Ma bấu tỉnh khỉ slƣa, lủc bố tỉnh vỏ tỉnh mẻ lƣa

(Chó không nghe chủ hổ ăn thịt, con không nghe bố mẹ thì ế chồng)

- Pỉ nọng cheng nà, mu ma cheng đúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Anh em ruột tranh ruộng nương, chó lợn tranh giành xương)

Do địa vực cƣ trú của ngƣời Tày thƣờng trên núi cao, nơi có nhiều thú dữ hiểm độc, các bản làng lại thƣờng xa nhau, cho nên ngƣời Tày xƣa và một số dân tộc thiểu số khác quen nếp sống đề cao tính cộng đồng, tình đoàn kết, muốn tồn tại, trong cuộc sống con ngƣời phải luôn dựa vào nhau, tục ngữ Tày có câu:

- Ma thai mắt chày thai

(Chó chết bọ cũng chết).

Chó là loài vật thông minh, và có tập tính hay đùa giỡn có khi hơi qúa trớn, ngƣời Tày đã lấy tập tính này của loài chó để dạy con cháu cần cẩn trọng và đúng mực trong các mối quan hệ bởi vì:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 - Nhởn nhà ma lì pác, dủc dảc ma lì đăng

(Đùa chó chó liếm môi, lôi thôi chó liếm mặt)

- Loỏng ma ma khổp, loỏng đếch đếch hảy

(Trêu chó chó cắn, trêu trẻ trẻ khóc)

- U nì ma lì pác

(Nhởn nhơ thì chó liếm mồm)

Nhƣng ngƣời Tày cũng rất công bằng và khách quan khi nhìn nhận và đánh giá những sự việc xảy ra trong cuộc sống, mọi kết quả đều có nguyên nhân của nó. Tục ngữ Tày có câu:

- Mu nắn goà, ma nắm khổp

(Lợn không đùa chó sao cắn)

hoặc trong trƣờng hợp những ngƣời đã có gia đình riêng nhƣng ra ngoài xã hội họ có những mối quan hệ bất chính với ngƣời khác, trong trƣờng hợp này ngƣời Tày cho rằng lỗi không phải của riêng một phía mà cả đôi bên, anh có ý thì chị có tình:

- Ma bấu eo, mèo tố vát

(Chó không đĩ, mèo sao cào)

Tục ngữ Tày cũng có nhiều câu nói về sự thông minh, trung thành và nhạy cảm của loài chó:

- Ma thai bố lùm ắng

(Chó chết cũng không quên cái chậu chăn nó)

- Nặm xủp pia, ma xủp chủa

(Nước ngửi cá, chó ngửi chủ)

từ đó ngƣời Tày rút ra bài học cần phải cẩn trọng khi ứng xử giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội bởi:

- Tủp nặm chêp hua pia, cọn ma chêp thâng chủa

(Đánh nước đau mình cá, mắng chó đau mình chủ)

Để răn dạy con ngƣời về lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng nhƣ cách cử xử sao cho khôn khéo, văn minh tục ngữ Tày có câu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 (Con gà khi gáy còn vỗ cánh ba lần, con chó lúc nằm còn quay ba vòng) và con ngƣời nên:

- Tua cần dòm sam pày chẳng phuối

(Con người cân nhắc ba lần hãy nói)

Lòng trung thành của loài chó đối với chủ nhà cũng đƣợc dùng làm vế so sánh để biểu đạt tình cảm gắn bó của ngƣời chồng, ngƣời cha trong gia đình: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ma bấu lùm lỏ, pỏ bấu lùm rƣờn

(Chó không quên đường, chồng không quên gia đình)

Mỗi ngƣời trong xã hội dù thân phận nghèo hèn khác nhau nhƣng đều có họ có tên, đó là quy luật của đời thƣờng mà không ai phủ nhận đƣợc. Tục ngữ Tày đã lấy hình ảnh chó để nói lên quy luật này:

- Ma mì ma đăm ma đeng, cầm mì ten mì họ

(Chó có con màu này con màu nọ, con người có họ có tên)

Qua sự biểu trƣng về hình ảnh con chó trong tục ngữ Tày, ta thấy tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật, sự giàu đẹp của tiếng nói dân tộc. Mƣợn loài chó để nói nói về chuyện con ngƣời mà vẫn gần gũi, dễ dàng nhận ra những ẩn ý ở trong đó. Quan trọng hơn là, chúng ta phần nào hiểu đƣợc lối nói, cách nghĩ, tâm hồn, trí tuệ, của ngƣời Tày, hiểu đƣợc bản sắc văn hoá của ngƣời dân tộc Tày.

Tiểu kết

Đặc trƣng ngữ nghĩa của hầu hết các câu tục ngữ nói chung và tục ngữ Tày nói riêng đƣợc tạo thành dựa trên cơ chế biểu trƣng. Khai thác thấu đáo những đặc trƣng về mặt ngữ nghĩa của tục ngữ Tày là chúng ta hiểu đƣợc nét văn hoá của ngƣời Tày, bởi tục ngữ là là đơn vị có tính chất đa diện, trong tục ngữ yếu tố ngôn ngữ và yếu tố văn hoá luôn đan cài vào nhau.

Ngữ nghĩa của tục ngữ Tày đề cập đến mọi mặt của đời sống của đồng bào dân tộc Tày. Những câu tục ngữ mang tính đơn nghĩa, chiếm số lƣợng ít hơn câu tục ngữ mang tính hàm nghĩa, thƣờng đúc kết những tri thức, kinh nghiệm về công việc làm ăn, lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Tày - Nùng nói chung, tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 biểu nhất là kinh nghiệm trồng lúa, kinh nghiệm dự đoán thời tiết, thời gian và một số kinh nghiệm khác có liên quan trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân. Câu tục ngữ hàm nghĩa tục ngữ Tày chiếm số lƣợng khá cao, chủ yếu dựa trên các cơ chế: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Đây là những phƣơng thức cơ bản về mặt cấu trúc để tạo nên ngữ nghĩa của tục ngữ. Sự chuyển nghĩa của câu tục ngữ Tày thể hiện ở việc một hình ảnh có thể đƣợc sử dụng trong nhiều câu tục ngữ khác nhau, mang ý nghĩa khác nhau, ngƣợc lại sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau trong một câu tục ngữ để biểu đạt một nội dung, tƣ tƣởng hay đúc rút một kinh nghiệm nào đó. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số nội dung của tục ngữ Tày nhƣ: Các mối quan hệ trong gia đình, nghĩa biểu trƣng của động vật…trong tục ngữ Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84

KẾT LUẬN

Tục ngữ Tày là một hiện tƣợng ngôn ngữ đặc biệt, là những phát ngôn đặc biệt, là một kho tàng về tài liệu ngôn ngữ của dân tộc Tày. Kho tàng ngôn ngữ đó có thể dùng để diễn đạt từ các vấn đề cụ thể đến những vẫn đề trừu tƣợng, về thế giới khách quan và đời sống con ngƣời. Ngôn ngữ trong tục ngữ Tày là thứ ngôn ngữ sinh động mà cụ thể, giàu tính hiện thực, là sản phẩm, kết quả của quá trình lao động sản xuất, và quá trình đấu tranh xã hội của tộc ngƣời Tày. Vì thế tục ngữ Tày có giá trị tiêu biểu cho lối sống, lối nghĩ và lối nói của dân tộc Tày. Tìm hiểu, khám phá các giá trị của tục ngữ Tày, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hoá và truyền thống của dân tộc Tày ở Việt Nam.

Qua quá trình khảo sát, có thể nêu lên những nhận xét có tính chất kết luận bƣớc đầu về đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày nhƣ sau:

1. Cấu trúc hình thức của tục ngữ dân tộc Tày bao gồm các yếu tố: Vần, nhịp, cấu trúc câu, các phƣơng thức xây dựng hình ảnh để biểu đạt nội dung của tục ngữ. Trong các yếu tố đó, vần và nhịp là hai yếu tố ngoại hình mang chức năng ngữ pháp nhƣ liên kết các phát ngôn, phân định cú pháp và ý nghĩa của phát ngôn. Vần và nhịp đƣợc coi là hai yếu tố về ngoại hình có tác dụng nhƣ một chất keo gắn kết các thành phần trong câu tục ngữ thành một khối vững chắc, tạo tính ổn định về mặt cấu trúc hình thức phù hợp với nội dung biểu đạt. Bên cạnh đó, vần và nhịp làm cho tục ngữ dễ dàng đi vào trí nhớ, vì thế dễ lƣu truyền từ đời này sang đời khác, nhất là trong điều kiện xã hội chƣa có chữ viết. Sự lƣu truyền bằng miệng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Hệ thống cấu trúc hình thức của câu của tục ngữ thƣờng không phức tạp, có thể chia thành hai loại câu cơ bản là câu đơn và câu ghép, tính chất tiêu biểu trong cấu trúc câu của câu tục ngữ là tính chất đối xứng. Tính chất này khá đa dạng và phong phú, có sự đối xứng về số lƣợng câu chữ, về số từ, về loại từ….vì thế câu tục ngữ trở nên chắc gọn, hàm súc hơn.

2. Trong cấu trúc hình thức của tục ngữ Tày, có thể nhận ra những phƣơng thức chủ yếu đƣợc sử dụng để xây dựng hình ảnh, thông qua hình ảnh để biểu đạt nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc tày (Trang 81)