Đường cong từ hóa

Một phần của tài liệu Bài giảng Vật liệu điện ppt (Trang 116 - 117)

- Đồng thanh (đồng đỏ):

1. Hệ số từ thẩm µ của vật liệu sắt từ rất lớn

8.1.4. Đường cong từ hóa

Tính từ dư thể hiện ở chỗ khi đã cắt bỏ từ trường ngoài (cho H = 0, khi cắt bỏ dòng điện từ hoá trong các cuộn dây) thì chất sắt từ vẫn còn giữ từ tính (duy trì một từ trường có từ cảm B).

Tính chất từ dư được khảo sát trong quá trình từ hoá vật liệu sắt từ bằng cách thay đổi chiều và cường độ từ trường H tác động lên môi trường sắt từ.

Hình 6.2 vẽ đường cong biểu diễn quan hệ B = f(H) trong vật liệu sắt từ. H B 0 Hình 6.2 Đường cong từ trễ B d A’ C C’ -HK A

(thường gọi là đường cong từ trễ).

Nói một cách khác, khi từ hoá vật liệu sắt từ với cường độ từ trường thay đổi cả trị số và chiều thì từ cảm B trong vật liệu sắt từ luôn biến thiên chậm trễ hơn.

Các kết quả của quá trình từ trễ cần chú ý:

- Từ dư Bd : Khi từ trường H = 0 thì từ cảm B trong lõi thép vẫn còn trị số Bd gọi là cảm ứng từ dư.

- Cường độ từ trường khử từ HK (còn gọi là lực khử từ): Muốn khử từ dư trong vật liệ sắt từ, B = 0 thì phải đổi chiều cường độ từ trường H và tăng đến trị số HK. Như vậy khi H = HK thì B = 0 từ dư bị khử hoàn toàn.

- Tổn hao từ trễ: Trong quá trình làm việc, khi biến thiên liên tục cường độ từ trường H và từ cảm B, vật liệu sắt từ xuất hiện tổn hao năng lượng làm chúng nóng lên. Ta gọi đó là tổn hao từ trễ. Người ta nhận thấy rằng khi vật liệu có từ cảm Bd lớn, lực khử HK lớn thì tổn hao từ trễ sẽ lớn. Như vậy tổn hao từ trễ tỷ lệ với diện tích đường cong từ trễ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Vật liệu điện ppt (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w