Cao su nhân tạo (còn gọi là cao su tổng hợp)

Một phần của tài liệu Bài giảng Vật liệu điện ppt (Trang 64 - 66)

- Dầu biến thế có các tính chất sau:

2. Cao su nhân tạo (còn gọi là cao su tổng hợp)

a. Cao su butadien: là cao su nhân tạo đầu tiên do kết quả của sự trùng hợp cacbua hyđro butadien có công thức hóa học: (-CH2-CH=CH-CH2-)n

nH2C=CH-CH-CH2 xtNat,=200−3000C→(-CH2-CH=CH-CH2-)n

Cao su này dùng để thay thế cao su tự nhiên trong việc chế tạo Rêrin và êbonit. Nó có cường độ cơ giới, tính chịu nhiệt cao và chịu được tác dụng của axit và dung môi hữu cơ. Cao su butadien trong kỹ thuật còn gọi là Excapon và có các thông số như sau:

máy biến áp dầu và các thiết bị khác.

b. Cao su Polycloropen: còn có tên khác là Neopren hoặc Dupren, cũng được chế tạo từ axetylen. Cao su này ít bị oxy hoá, đàn hồi tốt, khó cháy, chịu được ẩm, chịu tác dụng cơ học nhưng sẽ mất tính đàn hồi khi ở nhiệt độ cao, ít chịu được dầu, ozon. Nó được sử dụng để bọc bảo vệ cáp điện rất tốt.

c. Cao su butadien styrol: là kết quả của sự đồng trùng hợp butadien và styrol. Về tính chất cách điện thì gần như cao su tự nhiên nhưng có tính chịu nhiệt, chịu dầu cao hơn.

6.5.6. Sơn cách điện

Sơn là dung dịch keo của nhựa bitum (bitum là nhóm vật liệu thuộc loại vô định hình gồm hỗn hợp phức tạp của cacbua hyđro và một ít oxy, lưu huỳnh), dầu khô và các chất tự tạo nên gốc sơn trong dung môi bay hơi. Khi sấy thì dung môi sẽ bay hơi còn gốc sơn sẽ chuyển sang trạng thái rắn tạo nên màng sơn.

Theo công dụng, trong kỹ thuật điện, có thể chia sơn cách điện ra thành các loại: sơn tẩm, sơn bảo vệ, sơn dán.

Sơn tẩm: Dùng để sơn, tẩm các chất cách điện rắn, xốp như giấy các tông, sơn vải, cách điện của các cuộn dây máy biến áp. Sau khi sơn tẩm thì điện áp đánh thủng Uđt tăng cao, tính hút ẩm giảm, tính chịu nhiệt cao.

Sơn bảo vệ: Dùng để tạo lên một màng sơn chắc, bóng, giảm bám bụi, chịu ẩm trên mặt được quét sơn. Sơn này hay dùng để quét lên bề mặt vật liệu cách điện rắn đã được tẩm nhằm nâng cao thêm các tính chất cách điện của vật liệu được sơn.

Sơn dán: Dùng để dán các vật liệu cách điện rắn hay để dán vật liệu kim loại rắn với kim loại.

Vật liệu cách điện gỗ, giấy là vật liệu có nguồn gốc từ xenlulo (sợi thực vật) có công thức phân tử (C6H10O5)n.

1. Gỗ

Gỗ là loại vật liệu dễ gia công và sau khi gia công xong, người ta thường tẩm bằng parafin (Hyđro cacbon no CnH2n+2 với n =10÷36), dầu gai, nhựa và dầu máy biến áp để nâng cao cường độ cách điện (tăng 1,5÷2 lần so với khi chưa tẩm).

Trong kỹ thuật điện, gỗ được dùng để làm cầu truyền động của dao cách ly và máy cắt điện, các chi tiết đỡ và gắn trong máy biến áp, làm nêm trong rãnh các máy điện, cột và xà của đường dây tải điện, đường dây thông tin.

Một phần của tài liệu Bài giảng Vật liệu điện ppt (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w