Đường đẳng nhiệt hấp phụ vật lý N2 của mẫu SBA-15 được đo ở 77K thuộc loại IV theo phân loại của IUPAC đặc trưng cho các vật liệu mao quản trung bình. Đường cong trễ thuộc phân loại H1 (có 2 đường đẳng nhiệt hấp phụ
và giải hấp gần như song song) đặc trưng cho mao quản dạng hình trụ (hình 3.11).
Hình 3.11. Đường cong hấp phụ-giải hấp đẳng nhiệt N2 của SBA-15.
Đường cong giải hấp phụ đẳng nhiệt của SBA-15 bắt đầu ngưng tụ ở áp suất tương đối (P/Po=0.5) chứng tỏ SBA-15 có kích thước mao quản tương đối.
Sự phân bố kích thước mao quản của vật liệu SBA-15 (hình 3.12) cho thấy mao quản có kích thước rất đồng đều.
Hình 3.12. Sự phân bố kích thước lỗ theo BJH của SBA-15.
Diện tích bề mặt theo phương pháp BET được tính trong đoạn tuyến tính của sự hấp phụ. Sự phân bố kích thước lỗ được tính theo phương pháp BJH, độ
dày thành mao quản đặc trưng cho vật liệu SBA-15 thuộc nhóm không gian P6mm là WSBA-15= a-Dp.
Các thông số về đường kính mao quản, diện tích bề mặt, độ dày thành mao quản, thể tích lỗ,... của SBA-15 được đưa ra ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các thông sốđặc trưng của vật liệu SBA-15
Vật liệu SBET(m2/g) Vt(cm3/g) Dp(nm) dhkl(nm) a (nm) W (nm)
SBA-15 521 0.83 7.38 10.2 11.8 4.42
Trong đó: SBET là diện tích bề mặt theo phương pháp BET đa điểm, Vt là tổng thể tích lỗ, Dp là đường kính mao quản, dhkl là khoảng cách giữa các mặt
phản xạ, a là thông số tế bào mạng cơ sở, W là độ dày thành mao quản (mô tả
trên hình 3.13).
Hình 3.13. Mô tả các thông số cấu trúc của SBA-15.
Như vậy, có thể thấy rằng SBA-15 có diện tích bề mặt tương đối lớn, có thành mao quản khá dầy, nhờ vậy mà độ bền nhiệt và thủy nhiệt của SBA-15 cao (lớn hơn so với các vật liệu khác như MCM-41).