Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm hay bán thành phẩm đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp thì đối tượng của kế toán tính giá thành có thể là công trình, hạng mục công trình, các đơn đặt hàng, các giai đoạn hạng mục. Do đó doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm hàng hoá,sản phẩm cũng như yêu cầu quản lí của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và kì tính giá thành thích hợp.
Do tính chất đặc thù của doanh nghiệp xây lắp đó là sản xuất mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm xây lắp đều có dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp xây lắp cũng có những đặc điểm riêng. Việc xác định đối tượng tính giá thành có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó là căn cứ phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Đồng thời việc xác định kì tính giá thành thích hợp cũng sẽ giúp cho công tác tổ chức tính giá thành một cách hợp lý, chính xác đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời.
1.3.2.2.Phương pháp kế toán giá thành sản phẩm xây lắp:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ giá thành đã được xác định.
Tuỳ theo đặc điểm của đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà kế toán lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
Các phương pháp tính giá thành hay được áp dụng đó là:
+ Phương pháp giản đơn ( Phương pháp trực tiếp):
Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp giản đơn, chu kỳ sản xuất thi công ngắn. Trong doanh nghiệp xây lắp , theo phương pháp này thì giá thành của công trình, hạng mục công trình là tập hợp các chi phí sản xuất trực tiếp cho hạng mục công trình đó.Trong trường hợp hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì công thức tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành bàn giao như sau:
=+= = + -
Đây là phương pháp tính giá thành hết sức phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp, nó có ưu điểm trong việc tính toán đơn giản , thông tin về giá thành được cung cấp kịp thời phục vụ cho kì báo cáo, đồng thời còn giúp các nhà quản lý kiểm tra, giám sát các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
+ Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này rất thích hợp áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp thi công cho các công trình lớn, phức tạp, quá trình sản xuất có thể tiến hành qua
Giá thành khối lượng công tác hoàn thành bàn giao Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
nhiều giai đoạn thi công,đồng thời công việc có thể được thực hiện bởi nhiều tổ, đội sản xuất khác nhau. Lúc này, đối tượng tính giá thành là các đội sản xuất hoặc các giai đoạn thi công còn đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Z= Dđk + C1+ C2+…..+Cn – Dck Trong đó : Z: Giá thành thực tế của toàn bộ công trình C1,C2..Cn: Chi phí xây lắp các giai đoạn
Dđk, Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
*) Sổ sách kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Các doanh nghiệp xây lắp áp dụng hệ thống chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Bên cạnh những chứng từ bắt buộc, công ty còn sử dụng nhiều chứng từ hướng dẫn nhằm phục vụ cho công tác quản trị nội bộ và nâng cao công tác hạch toán kế toán.
Ví dụ : chứng từ lao động tiền lương : Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương…chứng từ Hàng tồn kho: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho…
Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Dịch vụ Kĩ thuật Viễn Thông TST