Nhu cầu về quỹ nhà ở tái định cư:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội (83 trang).doc (Trang 40 - 43)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUỸ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

2. Nhu cầu về quỹ nhà ở tái định cư:

Trước năm 1994, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư bị ảnh hưởng bởi các chính sách và cơ chế quản lý cũ mang tính bao cấp và tập trung. Quá trình đổi mới bắt đầu được khởi xướng, kinh tế còn chậm phát triển, số dự án đầu tư trong nước và nước ngoài còn hạn chế về cả số lượng và quy mô. Trong suốt thời gian này, các chính sách về đất đai chưa được sửa đổi kịp với tiến trình đổi mới. Vấn đề di dân, tái định cư đã được đề cập đến trong chính sách giải phóng mặt bằng, nhưng còn chưa cụ thể, chưa được quan tâm đúng mức, vẫn đơn giản mang tính di chuyển cơ học về không gian. Người dân phải đặt lợi ích xã hội, lợi ích công cộng lên trên hết, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, nên việc đền bù là tùy thuộc vào hòan cảnh cụ thể, chưa

có tiêu chuẩn định mức rõ ràng và người bị ảnh hưởng sẵn sàng chịu đựng, còn nhà quản lý cũng xem là chuyện đương nhiên và đơn giản.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, có yêu cầu rất cụ thể về công bằng xã hội, lợi ích chính đáng của cá nhân được tôn trọng và khuyến khích phát huy đồng thời với lợi ích xã hội và lợi ích cộng đồng, con người cụ thể vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển…cho nên thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách đền bù, tái định cư quan tâm đến lợi ích của người bị thu hồi đất hơn.

Trong các phương án đền bù cho người bị thu hồi đất thì phương án đền bù bằng nhà ở được xem là phương án khả thi và hữu hiệu nhất. Đối với phương án bồi thường bằng đất là khó thực hiện, đặc biệt là trong các quận nội thành, vì quỹ đất công ích của địa phương không còn nhiều. Còn phương án bồi thường bằng tiền đối với những người bị thu hồi đất cũng phát sinh nhiều vấn đề. Mặc dù bắt đầu từ ngày 01/01/2005 UBND thành phố đã ban hành khung giá đất mới với giá trị cao hơn nhiều so với các giao dịch về đất đai trên thực tế. Vì thế, người dân rất khó có thể dùng số tiền được bồi thường đó để có thể mua được một mảnh đất hay một ngôi nhà nhằm ổn định chỗ ở cuả mình sau khi di chuyển. Cho nên phương án bồi thường bằng nhà ở tái định cư, bố trí xắp xếp tái định cư đối với các hộ gia đình bị di dời là phương án được áp dụng và mang tính khả thi. Hiện nay, phần lớn các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng bằng căn hộ chung cư cao tầng đối với các hộ trong khu vực nội thành, chỉ giao đất tái định cư theo định mức quy định các trường hợp là hộ sản xuất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành.

Trong những năm gầm đây, nhiều dự án, công trình xây dựng đã và đang được triển khai, như cầu về đất đai cho các dự án là rất lớn, điều này dẫn đến như cầu công tác giải phóng mặt bằng tăng cao làm cho di dân tái định cư, nhà ở tái định cư tăng lên. Trong khi đó giá đất và giá nhà ở tại đô thị đã được đẩy lên rất cao do quá trình đô thị hóa, do tình trạng đầu cơ đất và nhà, đã làm cho người dân với một số tiền bồi thường rất khó mua được đất, nhà.

Do vậy, người dân có xu hướng nhận nhà hoặc đất tại nơi đã quy hoạch dành cho tái định cư, dẫn đến như cầu về nhà ở tái định cư tăng lên đột biến trong thời gian qua.

Theo số liệu tổng hợp từ các dự án liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng từ năm 2000 – 2004 cụ thể như sau:

- Năm 2000 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 12.371 hộ, trong đó 11.450 hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 921 hộ (chiếm 7,44%).

- Năm 2001 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 24.264 hộ, trong đó 22.662hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 1.602 hộ (chiếm 6,6%).

- Năm 2002 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 24.423 hộ, trong đó 23.454 hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 969 hộ (chiếm 3,97%).

- Năm 2003 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 31.982 hộ, trong đó 30.037 hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 1945 hộ (chiếm 6,08%).

- Năm 2004 tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 22.101 hộ, trong đó 20.889 hộ nhận tiền bồi thường, bố trí tái định cư 1212 hộ (chiếm 5,48%).

Tổng hợp 5 năm 2000 – 2004 thì: Số hộ di dân giải phóng mặt bằng là 115.141 hộ gia đình trong đó thì chỉ có 6.649 hộ được bố trí tái định cư (chiếm khoảng 5,77%). Cho thấy tỷ lệ hộ gia đình được bố trí tái định cư trong tổng số hộ di dân giải phóng mặt bằng là rất nhỏ. Trong khi đó về di dân tái định cư ngày càng lớn.

Biểu 2: Tổng hợp như cầu và kế hoạch tái định cư đến năm 2005 trên địa bàn thành phố. Năm Chỉ tiêu Nhu cầu quỹ nhà đất tái định cư (căn hộ) Ước thực hiện theo tiến độ của các dự án đang triển khai xây dựng (căn hộ) Thiếu so với như cầu

Kế hoạch xây dựng quỹ nhà đất để đáp ứng đủ như cầu di dân tái định cư (nội thành và ngoại

thành). Số căn hộ (đối với nội thành) Số lo đất (ngoại thành) Diện tích đất xây dựng khu tái định cư (ha) Kinh phí đầu tư (tỷ đồng) 2003 8.000 4.900 3.100 9.000 2.000 80 2.340

2004 9.500 6.000 3.500 10.000 2.500 78 2.750

2005 10.000 8.000 2.000 12.000 4.500 88 3.270

Cộng 27.500 18.900 8.600 31.000 9.000 246 8.360

(Nguồn: đề án xây dựng quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ công tác giải

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội (83 trang).doc (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w