Tạo động lực hỗ trợ quảng bá thương hiệu Chocobella

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu kẹo Sô cô la chocobella của Công ty Cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica).pdf (Trang 53)

3.2.3.1 Khôi phục và làm mới thương hiệu Chocobella

Trong năm 2002 và 2003, doanh số của Chocobella có sự tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, năm 2004 doanh số của sản phẩm Chocobella có chiều hướng suy giảm (xem bảng 2.4), do đó thương hiệu Chocobella cần phải được khôi phục lại nhằm duy trì và kéo dài chu kỳ sống của một thương hiệu. Cần phải làm mới lại những nguồn giá trị của thương hiệu Chocobella và tạo ra những nhân tố mới và phát triển thương hiệu.

Cần nâng cao hơn nữa nhận thức về thương hiệu Chocobella cũng như gia tăng mức độ tiêu thụ sản phẩm bằng cách nỗ lực tiếp thị và phát triển thị trường, tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới.

Gia tăng các thuộc tính mang lại lợi ích cho khách hàng như: nâng cao độ nóng chảy, tăng độ mịn của sản phẩm, cải tiến quy cách đóng gói và bao bì sản phẩm.

3.2.3.2 Mở rộng và hợp tác quảng bá thương hiệu Chocobella

Biện pháp hỗ trợ thúc đẩy thương hiệu Chocobella sẽ giúp cho thương hiệu này ngày càng lớn mạnh. Việc phát triển thương hiệu Chocobella cũng nên kết hợp với các thương hiệu mạnh khác (không phải thương hiệu cạnh tranh) cho các hoạt động chiêu thị nhằm hỗ trợ và quảng bá lẫn nhau. Thương hiệu Chocobella có thể kết hợp với các thương hiệu khác như: Nescafe, trà Lipton, trà Dilma… Hình thức hợp tác có thể là hợp tác khuyến mãi, hợp tác quảng cáo hay tham gia đồng tài trợ cho các hoạt động quan hệ cộng đồng. Đây cũng là cách rất tốt trong việc phát triển thương hiệu Chocobella.

Công ty có thể thử nghiệm phục vụ Chocobella tại các quán karaoke nhằm tăng nhận thức nhãn hiệu Chocobella, tạo cơ hội dùng thử cho người tiêu dùng đối với sản phẩm Chocobella. Các điểm karaoke được chọn phải là các

điểm đông khách. Mỗi khách hàng đặt tiệc sinh nhật hoặc có ngày sinh nhật đúng vào ngày đến hát karaoke sẽ được tặng một món quà sinh nhật của Bibica, quà tặng là một hộp Chocobella.

3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý thương hiệu Chocobella

Để việc phát triển thương hiệu có được kết quả tốt thì cần phải hình thành bộ phận quản lý thương hiệu chuyên nghiệp. Cần phải đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo nghiệp vụ quản lý thương hiệu cho những người phụ trách tiếp thị của công ty Bibica.

Cần phải theo dõi liên tục và xác lập các tiêu chuẩn đánh giá ở mỗi giai đoạn phát triển thương hiệu. Phải xây dựng hệ thống thông tin thương hiệu, thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về thị trường. Trong quá trình phát triển thương hiệu, các công đoạn phải được chia nhỏ để dễ kiểm soát và phải được điều chỉnh liên tục theo sự biến động của thị trường.

Việc đánh giá định kỳ hiệu quả của quảng cáo và sức khỏe của thương hiệu là việc làm rất quan trọng nhằm theo dõi và khắc phục những hạn chế của thương hiệu. Các thông tin phản hồi sẽ được điều chỉnh kịp thời và tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị để duy trì và nâng cao mức độ nhận thức và sự trung thành thương hiệu của khách hàng.

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Trong phần mở đầu, luận văn đã trình bày lý do chọn đề tài, đưa ra mục tiêu của đề tài, đồng thời xác định rõ phạm vi nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xây dựng thương hiệu và phạm vi giới hạn của luận văn.

Trong chương 1, luận văn đã đưa ra các khái niệm liên quan đến thương hiệu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương hiệu, từ đó làm nền tảng cho quá trình hoàn thiện công tác phát triển thương hiệu Chocobella.

Trong chương 2, luận văn đã giới thiệu tổng quan về thị trường sôcôla tại Việt Nam, đồng thời đánh giá thực trạng của quá trình xây dựng thương hiệu Chocobella của công ty Bibica và nêu lên những mặt chưa đạt của thương hiệu Chocobella trong thời gian qua.

Từ những lý thuyết ở chương 1, thực trạng ở chương 2, chương 3 đã nêu lên quan điểm và mục tiêu phát triển cho thương hiệu Chocobella, từ đó luận văn đã đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng thương hiệu để cho thương hiệu Chocobella thực sự trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường.

Để các giải pháp được thực thi hiệu quả, theo chúng tôi trong thời gian tới công ty cần có những sự thay đổi sau:

- Công ty Bibica cần nhất trí về quá trình theo đuổi xây dựng thương hiệu trong lâu dài, thực hiện đầu tư cho thương hiệu.

- Chọn được các nhân sự chủ chốt có đủ năng lực và trách nhiệm trong công tác xây dựng thương hiệu, phải có được bộ phận riêng để đảm trách việc xây dựng thương hiệu cho công ty và các nhân viên này phải thường xuyên được đào tạo để có thể đảm đương được công việc này.

- Phải có sự tin tưởng cán bộ, công nhân viên khi giao việc, để họ chủ động trong công việc, không nên can thiệp quá sâu, làm mất tính chủ động, sáng tạo của nhân viên.

- Xây dựng các chế độ phúc lợi, lương, khen thưởng hợp lý cho những người có năng lực thật sự nhằm phát triển đội ngũ xây dựng thương hiệu.

- Chiến lược nhân sự phải mang tính phù hợp và kết hợp được các bộ phận khác để tạo thành một khối thống nhất không bị chồng chéo chức năng lẫn nhau.

Mặc khác, do “miếng bánh của thị trường” bình quân cho mỗi doanh nghiệp ngày càng bé dần, việc xây dựng thương hiệu Chocobella trở thành thương hiệu mạnh là rất quan trọng nhằm góp phần vào sự phát triển chung của công ty. Trong quá trình thực hiện, Ban Giám đốc phải thường xuyên xem xét tính phù hợp, tính thích nghi của từng giải pháp để từ đó đưa ra những chính sách tương thích với những biến động của thị trường.

TÀI LIU THAM KHO

1. Báo Sài Gịn Tiếp Thị (2003,2004).

2. Trương Đình Chiến (2002), “Quản trị Marketing” – Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Liên Diệp (1996), “Quản Trị Học” - Nhà xuất bản Thống kê.

4. Edwards Hester (2003), “Hướng dẫn nghiên cứu Marketing” – Nhà xuất bản Thống kê.

5. Thanh Hoa (2002), “Chiến lược quản lý thương hiệu” – Nhà xuất bản Thanh niên 6. Nguyễn Đức Ngọc (2005), “Nghệ thuật Marketing” – Nhà xuất bản Lao động xã hội

7. Philip Kotler (2003), “Quản trị Marketing” – Nhà xuất bản Thống kê 8. Võ Văn Quang (2003), Giáo trình đào tạo Nhà Quản trị Thương hiệu

9. Nguyễn Hồng Quân (2000), “Nghiệp vụ Quảng cáo và Tiếp thị” - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

10. Nguyễn Đình Thọ (2002), “Nguyên lý tiếp thị” - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM

11. http://www.bibica.com.vn

PHỤ LỤC 1: BẢN CÂU HỎI ĐIỀU TRA

Xin kính chào Anh/Chị. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu hành vi tiêu dùng sôcôla và nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm sôcôla Chocobella của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica). Xin Anh/Chị vui lòng dành ít thời gian trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Chúng tôi cam đoan những thông tin mà Anh/Chị cung cấp chỉ sử dụng Chocobella mục đích nghiên cứu. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị.

Họ và tên:……… Địa chỉ liên lạc:………..Điện thoại:………. Ngày phỏng vấn:………

Q1. Anh/Chị có dùng sôcôla không? Có (tiếp tục phỏng vấn) 1

Không (ngừng phỏng vấn) 2

Q2. Anh/Chị có là người trực tiếp mua sôcôla không? Có 1

Không 2

Q3. Anh/Chị có biết đến nhãn hiệu Chocobella của công ty Bibica không? Có (tiếp tục phỏng vấn) 1

Không (ngừng phỏng vấn) 2

Q4. Anh/Chị biết nhãn hiệu Chocobella qua kênh thông tin nào (nhiều lựa chọn) Quảng cáo báo 1 Qua người thân trong gia đình 6 Quảng cáo radio 2 Qua người bán 7 Quảng cáo Tivi 3 Nhìn thấy trên kệ trưng bày 8

Tờ rơi 4 Qua hội chợ 9

Bạn bè 5 Khác (xin vui lòng ghi rõ)………. 10 Q5. Anh/Chị đã từng dùng Chocobella chưa?

Đã dùng 1

Chưa dùng (Cho đáp viên dùng thử sản phẩm Chocobella rồi hỏi tiếp. 2 Q6.Nếu dùng thang điểm từ 1 đến 10, xin Anh/Chị vui lòng nhận xét chất lượng của sản phẩm Chocobella đạt………điểm.

Xin Anh/Chị vui lòng trả lời thêm các thông tin sau:

Q7. Giới tính Nam 1 Nữ 2

Q8. Tuổi của Anh/Chị là………tuổi. Q9. Tình trạng gia đình

Độc thân, chưa có người yêu 1 Độc thân, có người yêu 2 Có gia đình, chưa có con 3 Có gia đình, có con 4 Q10. Trình độ học vấn

Tiểu học 1 Cao đẳng – Đại học 4 Trung học cơ sở 2 Trên Đại học 5 Phổ thông trung học 3 Khác 6 Q11. Nghề nghiệp

Công chức, nhân viên văn phòng 1 Tiểu thương 7

Doanh nhân 2 Nội trợ 8

Công nhân 3 Nghỉ hưu 9

Lao động tự do 4 Chưa có việc làm 10 Sinh viên 5 Khác (xin vui lòng ghi rõ) 11

Học sinh 6 ……….

Q12. Anh/Chị vui lòng cho biết thu nhập hàng tháng của Anh/Chị

Dưới 500 ngàn đồng 1 4 triệu đồng – 5 triệu đồng 7 500.000 – 1 triệu đồng 2 5 triệu đồng – 6 triệu đồng 8 1 triệu đồng – 1,5 triệu đồng 3 6 triệu đồng – 7 triệu đồng 9 1,5 triệu đồng – 2 triệu đồng 4 7 triệu đồng – 8 triệu đồng 10 2 triệu đồng – 3 triệu đồng 5 8 triệu đồng – 9 triệu đồng 11

3 triệu đồng – 4 triệu đồng 6 Trên 9 triệu đồng 12 Q13. Anh/Chị là người có tính cách như thế nào

Tự tin, hoạt bát, vui vẻ (tính khí linh hoạt) 1 Khoan thai, điềm tĩnh (tính khí điền tĩnh) 2 Vội vàng, hấp tấp, dễ cáu gắt (tính khí nóng nảy) 3 Rụt rè, sống nội tâm, ngại giao tiếp (tính khí ưu tư) 4

Q14. Anh/Chị thích làm gì nhất khi rảnh rỗi……… ……….. ………..

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Anh/Chị

PHỤ LỤC 2: LOẠI SÔCÔLA LỰA CHỌN

27.3% 20.2% 30.4% 57.3% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Sữa có nhân Sữa không nhân Đắng không nhân Đắng có nhân

Loại Sôcôla lựa chọn

Nguồn: nghiên cứu nội bộ của công ty Bibica

PHỤ LỤC 3: LÝ DO DÙNG SÔCÔLA LÝ DO DÙNG SÔCÔLA 81.4% 5.1% 8.3% 6.7% 4.0% 4.3% 27.7% 2.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% Sở thích Tốt cho tim mạch Bổ sung chất DD Chống giảm stress Chống buồn ngủ SP cao cấp Được mời Khác

Nguồn: nghiên cứu nội bộ của công ty Bibica

PHỤ LỤC 4: SỐ LẦN ĂN SÔCÔLA/ THÁNG SỐ LẦN ĂN SÔCÔLA/ THÁNG 23% 35% 23% 6% 2% 11% <1 lần 1-2 lần 3-4 lần 5-6 lần 7-8 lần >8 lần

Nguồn: nghiên cứu nội bộ của công ty Bibica

PHỤ LỤC 5: LƯỢNG SÔCÔLA TRUNG BÌNH/ LẦN ĂN LƯỢNG SÔCÔLA TRUNG BÌNH/LẦN ĂN

54.20% 20.90% 16.60% 8.30% <50 g 50-85 g 86-100 g >100 g

Nguồn: nghiên cứu nội bộ của công ty Bibica

PHỤ LỤC 6: NGUỒN GỐC SÔCÔLA THƯỜNG DÙNG

NGUỒN GỐC SÔCÔLA THƯỜNG DÙNG

59.7% 18.6% 33.6% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Nhập khẩu Trong nước Không để ý

Nguồn: nghiên cứu nội bộ của công ty Bibica

PHỤ LỤC 7: MỤC ĐÍCH MUA SÔCÔLA MỤC ĐÍCH MUA SÔCÔLA 2.0% 58.5% 95.2% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Sưu tập Làm quà tặng Dùng

Nguồn: nghiên cứu nội bộ của công ty Bibica

PHỤ LỤC 8: ĐIỀU QUAN TÂM KHI MUA SÔCÔLA

ĐIỀU QUAN TÂM KHI MUA SÔCÔLA

26.5% 21.1% 36.7% 19.0% 67.3% 49.7% 32.7% 2.0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Thành phần Nhà sản xuất Hạn dùng Bao bì Chất lượng Giá cả Nhãn hiệu Khác

Nguồn: nghiên cứu nội bộ của công ty Bibica

PHỤ LỤC 9: NƠI MUA SÔCÔLA

NƠI MUA SÔCÔLA

86.4% 26.5% 23.1% 2.0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Siêu thị Cửa hàng bánh Tiệm tạp hóa Khác

Nguồn: nghiên cứu nội bộ của công ty Bibica

PHỤ LỤC 10: MỤC ĐÍCH MUA CHOCOBELLA MỤC ĐÍCH MUA CHOCOBELLA 1.8% 69.1% 76.4% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Sưu tập Làm quà tặng Dùng

Nguồn: nghiên cứu nội bộ của công ty Bibica

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu kẹo Sô cô la chocobella của Công ty Cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica).pdf (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)