Kết luận chương II :

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

L ời mở đầu

2.9. Kết luận chương II :

Qua kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, chúng ta đã xác định được

một số nguyên nhân chủ yếu có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở

tác giảm nghèo của các cấp Chính quyền đạt được kết quả tốt thì việc xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình là vô cùng quan trọng.

Chống đói nghèo là một cuộc chiến đấu lâu dài và quyết liệt. Mặc dù trong điều

kiện còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước vẫn ưu tiên giành những nguồn lực để phục

vụ cho công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở những vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc như huyện Tri Tôn.

Phát triển kinh tế phải đi đôi với mục tiêu giảm nghèo và nâng cao mức hưởng

thụ của người dân, nhất là nông dân, những người chịu nhiều tác động tiêu cực nhất nhưng lại hưởng lợi ít nhất từ quá trình tích lũy cho công nghiệp hóa của đất nước

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

Bản đồ hành chánh và vị trí địa lý của tỉnh An Giang:

Bản đồ hành chính

An Giang nằm ở biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 3.424 km2, phía Bắc - Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang , phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp. An Giang có 17 xã biên giới

giáp với Vương quốc Campuchia.

An Giang có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, cây ăn trái, nuôi thả thủy sản nước

ngọt, du lịch và ngoại thương. Trong suốt chiều dài lịch sử, An Giang luôn là một vựa

lúa lớn của vùng ĐBSCL; hiện nay, sản lượng lúa hàng năm của tỉnh vẫn lớn nhất toàn vùng với hơn 3,1 triệu tấn năm 2005 và gần 3,5 triệu tấn năm 2007. An Giang cũng là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao, hơn 12% năm 2007, và có nhiều

nỗ lực trong giảm nghèo. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 8,93%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước.

Tuy nhiên, đánh giá của Sở LĐTBXH cho biết, càng ngày việc thúc đẩy giảm

nghèo của An Giang càng gặp nhiều khó khăn. Một mặt, các đối tượng nghèo hiện nay

khó can thiệp hơn; mặt khác, các diễn biến liên quan đến dân tộc thiểu số, dân trí, thị trường, thiên tai, quá trình tăng cường cơ giới hoá và sự dịch chuyển đất đai cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới nỗ lực giảm nghèo của các bên liên quan, bao gồm cả người dân và các cơ quan quản lý nghèo đói.

Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số tỉnh An Giang khoảng 2,2 triệu người; trong đó, người Kinh đông nhất chiếm khoảng 95%, người Khmer chiếm 3,9%, người

Hoa chiếm 0,64% và người Chăm 0,62%; khoảng 72% dân số An Giang sống ở khu

vực nông thôn. Mặc dù ngay từ tháng 12/1998 nhà nước đã công nhận tỉnh An Giang đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, nhưng theo đánh giá chung

trình độ chuyên môn và học vấn của lao động trong tỉnh hiện vẫn rất thấp: Chỉ có

12,51% số lao động là công nhân kỹ thuật có bằng cấp và 9,31% số lao động đã tốt

nghiệp hết phổ thông trung học, trong khi con số này của toàn vùng ĐBSCL là 16,46%

vào ngành nông, lâm, thủy sản với khoảng 69,8%, còn lại ở ngành công nghiệp-xây dựng hơn 8,1% và ngành dịch vụ khoảng 22,1%.

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)