Một vài kiến nghị đối với công tác dântộc Khmer

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

L ời mở đầu

5.6. Một vài kiến nghị đối với công tác dântộc Khmer

Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer trong huyện Tri tôn khoảng 48.088 người, thường có thói quen sống quần cư theo phum sóc trên các vùng đất cao, gần chân núi, xa đường giao thông. Hầu hết bà con có tín ngưỡng phật giáo Nam Tông, các vị sư sãi có ảnh hưởng rất quyết định đến đời sống, sinh hoạt về mọi mặt của đồng bào. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của toàn tỉnh, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer đã được quan tâm đầu tư mạnh mẽ về nhiều mặt.

Tuy đã được quan tâm đầu tư phát triển nhưng vùng đồng bào dân tộc Khmer là

nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nguồn nhân lực có trình độ hạn chế, nhiều hủ

tục còn đeo bám cuộc sống của đồng bào, suất đầu tư phát triển tuy cao nhưng mặt

bằng xuất phát đi lên thấp.

Kiến nghị giải pháp:

- Về phát triển kinh tế và cải thiện đời sống: Chính quyền địa phương vận động,

tuyên truyền phát huy tốt tinh thần tự lực, tự cường, ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc gắn liền với hỗ trợ, giúp từng hộ gia đình có phương thức sản xuất, kinh doanh hiệu

quả, tiết kiệm trong tiêu dùng để tích lũy tái sản xuất.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí, chăm lo tốt hơn đời sống

tinh thần của đồng bào Khmer: Tập trung giải quyết tình trạng bất đồng về ngôn ngữ,

bổ sung đội ngũ cán bộ biết tiếng Khmer, có năng lực để triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, tín dụng và các chính sách của Nhà nước đến tận người dân. Đầu tư xây dựng trường lớp, đặc biệt là các trường dân tộc nội trú, thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cho đồng bào dân tộc, tiến tới đưa vào bậc tiểu học chương trình dạy tiếng Khmer đối với vùng có nhiều bà con dân tộc. Thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, dân số. Thường xuyên phát động các phong trào văn

hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo

vệ, tôn tạo các công trình kiến trúc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Nêu gương

các mô hình chùa văn hóa, điểm sáng phum sóc, kết hợp với các chương trình chỉnh

trang phum sóc, tạo điều kiện cho các vị sư sãi tham gia các hoạt động xã hội từ thiện

trong cộng đồng.

Cần có các nghiên cứu thực tế nhằm đánh giá các lợi thế so sánh trong các tri

thức bản địa liên quan đến sinh kế cũng như quản lý cộng đồng của người Khmer, từ đó

tạo tiền đề cho các cấp chính quyền có kế hoạch và biện pháp thực tế để biến chúng

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)