Kết luận chương III

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp (Trang 40)

L ời mở đầu

3.8. Kết luận chương III

Sau khi xác định được phương pháp để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, chúng

tôi cố gắng xác định những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nghèo của

hộ gia đình ở huyện Tri Tôn. Khi tiến hành cho các yếu tố nầy biến động theo chiều hướng khác nhau thì xác suất nghèo của hộ gia đình sẽ thay đổi như thế nào.

Giảm nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản được Nhà

nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù, chúng ta đã đạt được thành tựu rất to lớn trong thời

gian qua, song những thách thức sắp tới đối với công cuộc giảm nghèo sẽ luôn là vấn đề cần được các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu và phải có những giải pháp hữu

hiệu, đồng bộ để công tác xóa đói, giảm nghèo của chúng ta tiếp tục thu được những

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4 .1. Mô tả dữ liệu điều tra ở huyện Tri Tôn:

Đề tài tiến hành thu nhập thông tin từ 182 mẫu được lấy ngẫu nhiên ở huyện Tri Tôn, trong đó, thị trấn Tri Tôn 60 mẫu, xã Ô Lâm 60 mẫu và xã Tà Đảnh 62 mẫu.

Số lượng hộ nghèo trong mẫu quan sát là 54 hộ, chiếm tỷ lệ 29,67%, tỷ lệ nầy cao hơn tỷ lệ nghèo của huyện Tri Tôn công bố vào đầu năm 2008 là: 21,97%. Vì thời điểm hiện nay, huyện vẫn dùng chuẩn nghèo căn cứ theo quyết định số: 170/2005/QĐ- TTg ngày 8/7/2005: Thu nhập từ 200.000 đồng người / tháng ở khu vực nông thôn và

260.000 đồng người / tháng ở khu vực thành thị. Trong luận văn, xét tình hình thực tế

tại địa phương, chúng tôi xét hộ nghèo theo đề nghị của Bộ LĐTBXH và lấy ngưỡng

nghèo là thu nhập 300.000 đồng người / tháng ở khu vực nông thôn, do vậy, tỷ lệ nghèo trong mẫu điều tra có tăng hơn số liệu của huyện Tri Tôn công bố.

Theo PPA An Giang (2008), cho thấy chuẩn nghèo theo quyết định trên là không phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, một nông dân đã phát biểu: “Với ngưỡng 200.000 đồng / người / tháng, thì ở An Giang không có hộ nghèo. Không ai có thể sống được với mức 200.000 đồng / tháng”.

Cũng theo số liệu điều tra, tỷ lệ hộ nghèo tại xã Ô Lâm cao nhất 41,67%; kế đó

là xã Tà Đảnh 24,19% và cuối cùng là thị trấn Tri Tôn 23,33%. Với một tỷ lệ hộ nghèo trong toàn mẫu là: 29,67%, cao nhất tỉnh, dù rằng, Tri Tôn có nhiều tiềm năng về đất đai, khoáng sản, đa dạng về cảnh quan và phong phú về di tích lịch sử. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích và tìm ra giải pháp để cải thiện tình trạng trên.

4.2. Nghèo đói phân theo thành phần dân tộc:

Đồng bào dân tộc ở Tri Tôn chủ yếu là người Khmer, sống ở các xã: Châu Lăng, Lương Phi, An Tức và Ô Lâm. Như đã phân tích ở trên, do phong tục tập quán nghìn

đời nên người khmer sống quanh quẩn trong phum, sóc, gần chùa và xa đường lộ, nghề

nghiệp chủ yếu là làm nông, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ.

Thực tế điều tra cho thấy, bà con dân tộc chưa tiếp cận được với những tiện nghi

tối thiểu: còn 84,29% hộ chưa có nhà vệ sinh, 55,71% nhà vẫn còn nền đất, 31,43% hộ

dân tộc chưa có điện và 72,86% hộ dân chưa được sử dụng nước máy. Theo thống kê

năm 2007, toàn huyện đã có mạng lưới điện, thế nhưng từ đường dây hạ thế vào tới nhà dân còn lắm khó khăn, nhất là đối với người nghèo. Tiếp cận được với những tiện nghi

sẽ giúp cho chất lượng cuộc sống của bà con được nâng lên và từng bước đẩy lùi những hủ tục vẫn còn sót lại đâu đó trong cộng đồng.

Hình 4.2.1 Tỷ lệ hộ nghèo theo thành phần dân tộc

51,43% 82,14% 48,57% 17,86% Khmer Kinh Nghèo Không nghèo

Theo hình 4.2.1 cho thấy tỷ lệ nghèo của đồng bào Khmer là 48,57% và tỷ lệ hộ

nghèo của người Kinh – Hoa là 17,86%. Qua thực tế cho thấy, do bất đồng ngôn ngữ,

cách biệt về văn hóa và trình độ chuyên môn hạn chế nên người Khmer rất khó tìm việc

làm trong các nhà máy xí nghiệp để tạo thu nhập ổn định, điều nầy cũng khiến cho tỷ lệ

hộ nghèo của họ cao hơn so với người Kinh – Hoa.

Cũng theo mẫu điều tra, tỷ lệ hộ nghèo người Khmer cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của người Kinh – Hoa là 2,7 lần, thế nhưng, chi tiêu bình quân đầu người của người Khmer cho ma chay, cưới hỏi, cúng chùa bằng 75% so với người Kinh – Hoa. Các truyền thống xã hội luôn đặt người Khmer vào một tình huống “lựa chọn tự nguyện

mang tính bắt buộc” bởi lẽ đó là lề lối và tập quán của cộng đồng. Cũng theo ý kiến của

các cán bộ địa phương, việc lạm chi cho đình đám, cưới xin, cúng bái … đã phần nào

đẩy những hộ người dân tộc lâm vào hoàn cảnh mất đất, nợ nần.

Hình 4.2.2 Trình độ học vấn theo thành phần dân tộc. 24,11% 34,82% 25,00% 16,07% 67,14% 22,86% 7,14% 2,86% Không học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông K inh K hmer

Qua hình 4.2.2, có đến 67,14% đồng bào người Khmer không biết đọc biết viết

chữ Việt (nhưng có thể họ không mù chữ Khmer, trong mẫu điều tra, có những người

không biết tiếng Việt nhưng ký tên bằng chữ Khmer) số mù chữ của người Kinh – Hoa là 24,11% vẫn là khá cao trong tỉnh và khu vực. Ngoài ra, chỉ có 2,86% người Khmer

học lên đến trung học phổ thông, con số nầy ở người Kinh là 16,07 %

Ở huyện Tri Tôn, ngoài trường Dân tộc nội trú thì chỉ có các vị sư sãi dạy tiếng

dân tộc cho các tu sỹ trong chùa. Một gia đình muốn có con vào chùa tu cần phải làm

“đám phước” mà vào thời điểm hiện nay tốn kém khoảng 4 triệu đồng. Sự lựa chọn của người Khmer trong vấn đề cho con vào chùa còn phản ảnh mâu thuẩn giữa bảo tồn và phát triển: Giữ con ở nhà thì được thêm một lao động, đỡ tốn kém nhưng như vậy thì con cái lại không biết chữ nghĩa của tổ tiên. Đôi khi, sự lựa chọn mang tính truyền

Hình 4.2.3 Làm nông và thành phần dân tộc của chủ hộ 37,14% 60,71% 62,86% 39,29% K hmer K inh Làm nông Nghề khác

Tỷ lệ làm nông của đồng bào dân tộc là 62,86% và đối với người Kinh – Hoa là 39,29%. (hình 4.2.3) Theo thực tế điều tra cho thấy, do tập quán định cư nơi vùng đất

gò, đồi ven theo chân núi, đất đai ít màu mỡ, nên vào mùa hạn, bà con dân tộc gặp khó khăn trong việc tưới tiêu. Mặc khác, do thói quen canh tác theo truyền thống, nhìn

chung người Khmer ngại việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Điều nầy

cũng là một bất lợi so với những người Kinh – Hoa cùng làm nông nghiệp.

4.3 Nghèo và giới tính của chủ hộ:

Hình 4.3.1 Trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ. 35,04% 32,12% 21,17% 11,68% 57,78% 24,44% 8,89% 8,89% Không học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Nam Nữ

Hình 4.3.1 cho thấy có đến 57,78% số chủ hộ là nữ không được đi học, con số đó của chủ hộ nam là 35,04%. Trình độ học vấn thấp cũng là một rào cản đáng kể đối

với người nghèo trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong làm nông hoặc có thể tìm một việc làm trong khu vực phi nông nghiệp để có cơ may thoát nghèo.

Hình 4.3.2 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo giới tính chủ hộ

28,89% 71,11% 29,93% 70,07% Nghèo Không nghèo Nam Nữ

Tỷ lệ hộ nghèo và không nghèo giữa chủ hộ nam và nữ gần như ngang bằng

nhau trong mẫu điều tra (hình 4.3.2). Trường hợp nầy ta có thể lý giải là chính sách bình đẳng giới đã phát huy tác dụng hoặc lượng mẫu điều tra chưa đủ lớn để tránh sai

lệch.

4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra:

Hình 4.4.1. Tỷ lệ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra

40,66% 30,22% 18,13% 10,99% Không đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Số liệu thống kê của mẫu điều tra khiến chúng ta không khỏi e ngại (hình 4.4.1),

Giang đã được công nhận là chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Chương trình phân tích hiện trạng đói nghèo tại vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài

trợ thì tỷ lệ lao động không biết chữ ở An Giang là 9,98%. Qua số liệu thống kê cho thấy chương trình phổ cập giáo dục vẫn chưa hoạt động hiệu quả.

Hình 4.4.2 Số con và trình độ học vấn của chủ hộ 41,44% 30,63% 17,12% 10,81% 40,00% 28,33% 18,33% 13,33% 36,36% 36,36% 27,27% 0,00% Không đi học Tiểu học Trung học Cơ sở Trung học Phổ thông Từ 1 đến 2 con Từ 3 đến 4 con Trên 5 con

Hình 4.4.2 cho thấy, đối với chủ hộ không được đi học, số hộ có trên 5 con là 36,36%, từ 3 đến 4 con là 40%, từ 1 đến 2 con là 41,44%. Với chủ hộ có trình độ trung

học phổ thông trở lên, không có hộ sinh con thứ 5, từ 3 đến 4 con là 13,33% và từ 1 đến 2 con là 10,81%. Theo vòng lẩn quẩn của nghèo đói thì: sinh sản nhiều, đông con,

thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, thất học, nghèo đói …Mặc dù, trong nông thôn, theo cách thức canh tác cũ, đông con, có thể là một lợi thế, nhưng với đà cơ giới hóa trong nông

4.5. Số người phụ thuộc trong hộ gia đình:

Hình: 4.5.1 Số người phụ thuộc và tình trạng của hộ gia đình 74,22% 25,00% 0,78% 77,78% 20,37% 1,85% Từ 0 đến 1 Từ 1 đến 3 Lớn hơn 3 Nghèo Không nghèo

Hình (4.5.1) cho thấy, không có sự khác biệt lắm giữa tỷ lệ phụ thuộc và tình trạng nghèo của hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo có người sống phụ thuộc từ 1 đến 3 là 20,37%; lớn hơn 3 là 1,85%, con số nầy đối với hộ không nghèo là 25% và 0,78%. Với xu hướng hiện nay, khi con cái trưởng thành, lập gia đình thì “ra riêng”, hơn nữa, cũng

theo mẫu điều tra, quy mô bình quân của hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là: 4,46 người và số con trung bình của hộ là: 2,19 cũng không cao so với tỷ lệ trung bình của nước ta:

2,1 con / hộ gia đình.

Hình 4.5.2. Số người phụ thuộc và thành phần dân tộc.

81,43% 17,14% 1,43% 71,43% 27,68% 0,89% Từ 0 đến 1 Từ 1 đến 3 Lớn hơn 3 K inh K hmer

Theo mẫu điều tra (hình 4.5.2) cũng cho thấy, không có sự chênh lệch lớn giữa

số người sống phụ thuộc và thành phần dân tộc. Số người phụ thuộc lớn hơn 3 trong

các hộ người Kinh – Hoa là 0,89%, đối với hộ người Khmer con số nầy là 1,43%.

Hình 4.5.3.Số con và tình trạng của hộ gia đình

60,16% 35,94% 3,91% 62,96% 25,93% 11,11% Từ 1 đến 2 con Từ 3 đến 4 con Trên 5 con Nghèo Không nghèo

Theo hình 4.5.3, có đến 11,11% số hộ nghèo có trên 5 con, đối với hộ không

nghèo là 3,91%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra chủ hộ có trình độ trung học phổ thông đều không có con thứ năm. Vậy xu hướng là càng có trình độ học vấn cao, người ta

càng không sinh nhiều con.

Theo số liệu điều tra, có 30% số hộ làm thuê trong nông nghiệp có từ 3 con trở

lên. Hộ làm thuê trong nông nghiệp là làm cỏ, xịt thuốc, cắt lúa … các công việc nầy thường theo mùa vụ, thu nhập không thường xuyên, trong khi đó, đông con lại là gánh nặng, hộ gia đình dễ rơi vào vòng lẩn quẩn: thu nhập thấp, đông con, thất học, nghèo.

4.6. Tình trạng làm nông của hộ gia đình:

Hình: 4.6.1 Làm nông và tình trạng của hộ gia đình

78,72% 61,36% 21,28% 38,64% Nghề khác Làm nông Nghèo Không nghèo

Theo mẫu điều tra tại huyện Tri tôn (hình 4.6.1), có 38,64% hộ gia đình làm nông lâm vào cảnh nghèo, hộ nghèo sinh sống bằng những nghề phi nông nghiệp là 21,28,%. Trong thời gian qua, giá vật tư nông nghệp biến động và giá nông sản bán ra tăng giảm bất thường cộng với thiên tai, dịch bệnh cũng khiến cho nông dân lâm vào cảnh nghèo túng. Cũng qua phiếu điều tra: 43,18% số hộ làm nông không được sự hỗ

trợ từ các tổ chức khuyến nông ở địa phương. Trong thời buổi hiện nay, khi mà sản

xuất nông nghiệp không còn là của trời cho như trồng lúa mùa khi xưa, cứ chờ trời gần mưa, cày sơ rồi xạ lúa giống và chờ thu hoạch. Hộ nghèo với diện tích đất không nhiều,

nếu không biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất thì rất dễ bị thua lỗ.

Hình 4.6.2 Số con và việc làm của chủ hộ

33,33% 33,33% 33,33% 67,02% 30,85% 2,13% Từ 1 đến 2 con Từ 3 đến 4 con Trên 5 con Làm nông Nghề khác

Theo hình 4.6.2, có đến 33,33% hộ có trên năm con làm nghề nông, con số nầy đối với nghề khác là 2,13%. Từ trước đến giờ, nghề nông vốn cần nhiều nhân lực trong lao động. Trong tương lai, vấn đề sẽ khác đi do cơ giới hóa, tự động hóa trên đồng

ruộng, nhưng hiện nay, lực lượng lao động chân tay vẫn giữ vai trò quan trọng trong

4.7. Đi làm xa:

Hình 4.7.1 Đi làm xa và tình trạng của hộ gia đình

71,09% 28,91% 85,19% 14,81% Không đi làm xa Có đi làm xa Nghèo Không nghèo

Kết quả nghiên cứu cho thấy (hình 4.7.1), 28,91% hộ không nghèo có người đi làm xa và đối với hộ nghèo, con số đó là 14,81%. Khi mà dân số ngày càng tăng, sự thay đổi giá trị hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp đang dần chuyển sang công

nghệ và vốn thì lực lượng lao động ở nông thôn sẽ trở nên dư thừa. Giải pháp dịch

chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để tìm công ăn việc làm sẽ là một nhu cầu tất

yếu của sự phát triển. Đối với các hộ nghèo và cận nghèo, đi làm ăn ngoài tỉnh sẽ là một cách để thoát nghèo.

Hình 4.7.2 Số hộ đi làm xa theo địa phương

71,67% 76,67% 77,42% 28,33% 23,33% 22,58% Thị trấn Tri Tôn Xã ô lâm Xã Tà Đảnh Có đi làm xa Không đi làm xa

Theo số liệu điều tra (hình 4.7.2), tỷ lệ phần trăm của hộ có người đi làm xa ở tại

thị trấn Tri Tôn là cao nhất, chiếm 28,33%. Điều nầy cũng dễ hiểu vì Tri Tôn là nơi thị

tứ, người dân có rất nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin và các chương trình giới thiệu

Đảnh gần bằng nhau khoảng 23%. Xã Tà Đảnh là xã thuộc khu vực đã có cơ cấu ngành nghề rất đa dạng do vậy việc đi làm xa cũng dễ dàng, nhưng riêng xã Ô Lâm, hầu hết là

người Khmer với tỷ lệ hộ đi làm xa là 23,33% thì đây là một tín hiệu đáng mừng.

Hình 4.7.3 Thành phần dân tộc và vấn đề đi làm xa.

78,57% 73,21% 21,43% 26,79% Khmer Kinh Có đi làm xa Không đi làm xa

Qua mẫu điều tra (hình 4.7.3) ta nhận thấy: số hộ người Kinh – Hoa có người đi

làm xa là 26,79%, tỷ lệ nầy cũng không cao lắm nếu so với người Khmer là 21,43%.

Như vậy, cơ hội đi làm xa được chia đều cho cả hai cộng đồng dân tộc. Đi làm xa không những là giải pháp để góp phần giảm nghèo mà còn là sự đáp ứng cho vấn đề

cầu lao động đang ngày càng tăng cao tại thành thị và các khu công nghiệp.

4.8. Sở hữu đất đai và tình trạng của hộ gia đình:

Hình 4.8.1 Tình trạng hộ gia đình và sở hữu đất 72,22% 47,66% 27,78% 52,34% Nghèo Không nghèo Có đất Không có đất

Theo hình 4.8.1 hộ nghèo không có đất chiếm tỷ lệ 72,22%, con số đó của hộ

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)