Theo MM trong một thị trường vốn hoàn hảo chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Trong trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay chia cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
Chia bằng tiền mặt trên bảng cân đối kế toán thể hiện một dòng tiền chi ra. Khi đó có sự sụt giảm của nguồn vốn. Ngay tại thời điểm thực hiện phân phối theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giá trị thị trường sẽ điều chỉnh giảm đúng bằng tỷ lệ chi ra cộng trừ với biên độ tăng giảm trong ngày giao dịch.
Chia dưới dạng cổ phiếu cũng có sự điều chỉnh tương tự nhưng sẽ làm cho cổ phiếu bị pha loãng hơn, vốn chủ sở hữu không thay đổi, vốn điều lệ tăng tạo áp lực lên nhà điều hành kỳ vọng lợi nhuận của cổ đông.
Chính sách thuế hiện tại cũng ủng hộ cho lợi nhuận giữ lại khi không hạn chế lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Về phía cổ đông cũng được lợi từ chính sách thuế, với mức thế suất từ cổ tức là 5%, trong khi đó thuế suất chuyển nhượng vốn 0.1%. Rõ ràng về mặt thuế suất và thời gian ủng hộ lợi nhuận giữ lại.
Theo lý thuyết trật tự phân hạn lợi nhuận giữ lại được ưu tiên, phát hành cổ phiếu được xếp hạng sau cùng. Những ngân hàng vốn điều lệ lớn không chịu áp lực tăng vốn, đáp ứng chỉ tiêu an toàn vốn chỉ cần cấu trúc lại danh mục đầu tư, điều chỉnh chính sách phân phối có thể hạn chế phát hành thêm cổ phiếu. Rõ ràng tỷ lệ
chia cổ tức nhưng thời gian qua và kế hoạch hiện tại của các ngân hàng cần phải xem lại vì những lý do sau:
- Nền kinh tế đang lạm phát cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng, việc hạn chế phát hành thêm cổ phần mới là cần thiết.
- Hệ số an toàn vốn và vốn điều lệ sẽ được nâng lên. Theo dự kiến của Ngân hàng Nhà nước đến năm 2015 là khá cao. Chia cổ tức rồi phát hành thêm cổ phiếu bổ sung vốn điều lệ chưa phải là giải pháp.